6. Cấu trúc của đề tài
2.3. Văn hóa vật chất của Phù Na mở Nam Bộ Việt Nam trong mối quan hệ khu vực.
mối quan hệ khu vực.
2.3.1. Mối quan hệ giữa văn hoá vật chất của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam với văn hóa Ấn Độ.
Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh sớm và lớn nhất của loài người. Với tầm vóc và sự sáng tạo, văn hóa Ấn Độ đã lan tỏa ra các khu vực xung quanh bằng nhiều phương thức khác nhau. Đông Nam Á
trong đó có vương quốc Phù Nam là một trong những nơi chịu ảnh hưởng sâu đậm nhất của văn hóa Ấn Độ ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên.
Về nguyên nhân dẫn tới sự truyền bá mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á đã có nhiều kiến giải được nêu ra. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: có một làn sóng di cư ồ ạt từ Ấn Độ sang Đông Nam Á do những biến động trong lịch sử Ấn Độ. Họ nêu cơ sở: Vào khoảng đầu Công nguyên, cuộc chinh phục của Asoka ở vùng Kalinga đã làm cho một bộ phận người Ấn Độ ở miền Đông và Nam Ấn Độ không chịu thần phục và để tránh chiến tranh nên họ đã rời bỏ Ấn Độ, đi tới vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa tìm được bằng chứng thuyết phục. Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng việc di cư từ Ấn Độ sang Đông Nam Á do những cuộc chiến tranh trên bán đảo Ấn Độ dưới thời Sumadra Gúpta (giữa thế kỷ IV), nhưng đến lúc này văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa Đông Nam Á.
Trong tác phẩm “Lịch sử cổ đại các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn
Đông” tác giả G. Coedes đã nêu lên quan điểm: Sự truyền bá văn hóa Ấn
Độ sang Đông Nam Á là hệ quả của việc Ấn Độ tăng cường buôn bán với Đông Nam Á vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Quan điểm này được đông đảo giới nghiên cứu thừa nhận, ủng hộ và cho đây là nguyên nhân quan trọng nhất đưa tới sự truyền bá văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á. Ấn Độ là quốc gia đã sớm tham gia vào nền mậu dịch hàng hải thế giới, là cầu nối vô cùng quan trọng trên con đường tơ lụa, nối Trung Quốc với thế giới Địa Trung Hải. Vào đầu Công nguyên, việc buôn bán của Ấn Độ với thế giới bên ngoài ngày càng được tăng cường. Yêu cầu về hàng hóa của khu vực Địa Trung Hải đã thúc đẩy các thương nhân Ấn Độ phải đi tìm những nguồn hàng mới như hương liệu, gia vị... Đông Nam Á là địa chỉ hấp dẫn
kiến... dồi dào với giá rẻ. Các thương nhân Ấn Độ đã tìm đến vùng Đông Nam Á để lấy những mặt hàng xa xỉ mà thế giới Địa Trung Hải đang khao khát. Sẵn có nguồn hàng mà các thương nhân Ấn Độ cần, cư dân ở Đông Nam Á lại có nhu cầu buôn bán với bên ngoài, dùng những sản phẩm thủ công nghiệp của mình để đổi lấy các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các thương nhân Ấn Độ. Và do đó con đường buôn bán trên biển nối liền Ấn Độ với Đông Nam Á đã hình thành.
Chắc chắn rằng từ nguồn lợi kinh tế, một làn sóng di cư từ Ấn Độ gồm thương nhân, thợ thủ công... sang Đông Nam Á đã xuất hiện. Sau các thương nhân, thợ thủ công là những tăng lữ và trí thức Ấn Độ cũng đã đến Đông Nam Á. Cuộc sống làm ăn ở Đông Nam Á thuận lợi, cuối cùng họ đã đến đây định cư. Cùng với quá trình cộng cư giữa người Ấn Độ và người Đông Nam Á là quá trình truyền bá, giao lưu văn hóa.
Sự phát triển của thương mại giữa Ấn Độ và Đông Nam Á không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới sự di cư của người Ấn Độ sang Đông Nam Á mà hệ quả là văn hóa Ấn Độ đã được truyền bá vào khu vực này. Chắc rằng tình trạng tản quyền và cùng với đó là những cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa các tiểu quốc trên bán đảo Ấn Độ cũng có tác động tới sự di cư này.
Một trong những nội dung quan trọng của lịch sử Ấn Độ cổ, trung đại đó là chế độ đẳng cấp cũng đã có tác động tới việc cư dân Ấn Độ tìm đến Đông Nam Á. Chế độ đẳng cấp Vácna với những quy định hết sức ngặt nghèo đã tạo nên tâm lý bất mãn đối với đại bộ phận cư dân - những người lao động, đặc biệt là đẳng cấp Sudra. Trên cơ sở sự phát triển của lực lượng sản xuất, xã hội Ấn Độ đã có những thay đổi, chế độ đẳng cấp Vácna dần được thay thế bằng chế độ đẳng cấp Kasta. Nếu như chế độ đẳng cấp Vácna chỉ tạo ra số ít những vết nứt xã hội khổng lồ thì chế độ đẳng cấp Kasta lại
tạo ra vô số những khoảng cách nhỏ hơn giữa các bộ phận cư dân Ấn Độ. Cuộc sống của những đẳng cấp thấp vẫn vô cùng khốn khổ. Những ai muốn vượt qua giới hạn đẳng cấp nghề nghiệp của mình thì họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, thậm chí hậu quả mà họ phải chịu còn đáng sợ hơn cả cái chết. Lối thoát duy nhất cho cuộc sống của họ là rời khỏi mảnh đất Ấn Độ. Và tất cả những nhân tố đó đã thúc đẩy những thân phận cực khổ, những người ưa tự do, thích khám phá đi theo bước chân của các thương nhân, thợ thủ công đi trước, họ đã tìm tới Đông Nam Á.
Tuy nhiên, để đến được vùng Đông Nam Á, người Ấn Độ cần có những điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc hành trình này. Ấn Độ là quốc gia mà một phần lớn lãnh thổ được bao bọc bởi biển, trong đất liền lại có những con sông lớn vì thế cuộc sống sông nước hoàn toàn không xa lạ với họ. Sau một thời gian dài sống trong vùng nước lớn, cư dân Ấn Độ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm đi biển. Họ có lòng tự tin bởi đã quen nghề, có kiến thức về biển, hiểu biết về thời tiết... Nhưng quan trọng hơn cả là họ đã có thể làm được những con thuyền lớn hơn cho phép họ có thể đi biển dài ngày, chở được nhiều người và hàng hóa.
Về mặt tâm lý, với sự phát triển mạnh mẽ của đạo Phật những ràng buộc tâm lý trước kia đã được gỡ bỏ. Có thể nói, sự ra đời của đạo Phật đã tạo ra lối thoát đầu tiên cho những người ở đẳng cấp thấp, đồng thời nó tạo nên nguồn động lực ban đầu cho cuộc viễn du xa xôi. Vượt qua được rào cản tâm lý, họ đã vượt qua được thử thách đầu tiên trên hành trình gian khổ đến Đông Nam Á.
Đông Nam Á qua lời kể của những người tới đây từ trước là một xứ sở tự do và giàu có nên có sức hút lớn đối với những người muốn dời bỏ Ấn Độ. Những người Ấn Độ gồm thợ thủ công, thương nhân, dân nghèo... đã
hơn so với sự phân biệt hà khắc và thân phận thấp kém ở quê hương mình. Tất nhiên, những cư dân Ấn Độ không phải đi đến một nơi hoang vu mà họ đến một vùng phát triển đã đứng trước ngưỡng cửa của văn minh, nơi đây cũng đã có những điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc sống của họ. Nơi đây không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giàu có về các mặt hàng xa xỉ mà cư dân ở đây cũng là những người rất dễ gần. Họ cũng đã có những hiểu biết về biển, chế tạo được những con thuyền đủ sức vượt nước lớn, chở được một khối lượng hàng hóa nhất định để có thể đem đến tập kết ở những nơi thuận lợi để trao đổi, buôn bán với người Ấn Độ.
Ban đầu, do ảnh hưởng của gió mùa và nhiều nhân tố khác, sau khi đến Đông Nam Á bán hàng và lấy hàng, họ chưa thể về Ấn Độ ngay vì nguồn hàng cung cấp cho khu vực Địa Trung Hải là rất lớn không thể lấy đủ hàng ngay được, số hàng họ mang đi cũng chưa bán hết ngay. Mặt khác họ cần có thời gian để nghỉ ngơi, sửa chữa lại tàu bè... Họ cũng phải chờ gió mùa đến để việc họ ra khơi dễ dàng, thuận lợi hơn. Tất cả những điều đó đã buộc thương nhân, thủy thủ người Ấn Độ phải ở lại Đông Nam Á một thời gian. Do đó họ cần làm những ngôi nhà để ở, làm kho chứa hàng. Công việc buôn bán ở Đông Nam Á ngày càng phát đạt, họ định cư ở đây và dần hình thành lên những khu định cư của người Ấn Độ, cạnh nơi sống của cư dân bản địa. Sau thương nhân, thuỷ thủ, thợ thủ công…là những trí thức Ấn Độ sang Đông Nam Á để dạy chữ, truyền giáo và làm các nghi lễ tôn giáo. Trải qua một quá trình cộng cư lâu dài, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống của cư dân Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực.
Phù Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ, chắc cũng đã trải qua quá trình Ấn Độ hóa như thế. Trên phương diện văn hóa vật chất chúng ta có thể thấy rõ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa Phù Nam.
Về chữ viết: Đối với Phù Nam thì chữ viết là yếu tố có vai trò quan trọng bởi Phù Nam cần có chữ viết để chép kinh, ghi lại các hoạt động của nhà nước và các công việc giao dịch giữa các thương nhân Phù Nam với các thương nhân Ấn Độ. Lương thư có ghi lại vua Phù Nam cũng biết viết sách bằng chữ Phạn, sách dài khoảng 3000 chữ [60, tr. 274]. Như vậy, người Phù Nam đã học lấy chữ viết từ người Ấn Độ. Người Phù Nam đã dùng chữ mà mình học được từ người Ấn Độ để khắc lên đồ trang sức như nhẫn, mặt dây truyền, con dấu, ghi kinh Phật và để viết bia. Mẫu tự được sử dụng ở đây đó chính là chữ Sanskrit và chữ Brahmi.
Ngay từ cuộc khai quật của L.Malleret (1944), 36 chữ Brahmi/Sanskrit khắc trên nhẫn, mặt ngọc, đồng, thiếc có khắc lời chúc, cầu, niệm cho thân chủ đã được phát hiện [41, tr. 141]. Dấu vết vật chất của văn hóa Phù Nam để lại còn có 4 văn bia viết bằng chữ sanskrit, dạng cổ tự có niên đại thế kỉ thứ V, trong đó có hai văn bia được tìm thấy ở bên đất Campuchia và 2 văn bia tìm được ở Nam Bộ Việt Nam. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chữ sanskrit là loại chữ cao quý, bác học và mang “ý niệm” thần thánh nên việc ghi bia phải dùng chữ sanskrit.
Không phải nhanh chóng mà phải trải qua một thời gian khá dài thì chữ sanskrit mới được cư dân Phù Nam biết, hiểu và sử dụng phổ biến. Ban đầu chắc chỉ có những người có địa vị cao trong xã hội hay các thương nhân Phù Nam có quan hệ thường xuyên với người Ấn Độ mới có thể tiếp cận, biết và sau nữa là hiểu loại chữ này. Đây là những người có điều kiện trực tiếp giao thiệp với các trí thức và thương nhân Ấn Độ. Như thế, chữ viết là nhân tố có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao lưu buôn bán, giao lưu văn hóa giữa người Ấn Độ với cư dân bản địa. Chữ viết là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt bởi nó là chiếc chìa khóa duy nhất thích hợp cho việc quen
hóa. Về sau chữ viết Ấn Độ đã trở thành quốc tự của Phù Nam. Ta có thể hiểu rằng chỉ khi chữ viết Ấn Độ được đông đảo cư dân Phù Nam biết và hiểu thì lúc đó văn hóa Ấn Độ mới được truyền bá sâu rộng vào cư dân Phù Nam. Và để làm được việc này không phải chỉ có các nhà truyền giáo, những trí thức Ấn Độ thực thụ mà mỗi cư dân Ấn Độ đến Phù Nam làm ăn, định cư đều là người làm nhiệm vụ truyền bá văn hóa của mình cho cư dân bản địa theo một cách rất tự nhiên.
Việc truyền bá chữ viết vào xã hội Phù Nam là yêu cầu cần thiết cho việc giao thương, truyền giáo và nhiều vấn đề khác. Chữ viết đã giúp những người Ấn Độ và những người Phù Nam không chỉ hiểu nhau mà còn làm cho họ có thể hòa hợp với nhau, sống, làm việc cùng nhau, từ những người xa lạ, không quen biết trở thành những thành viên của một quốc gia, có chung những niềm tin tôn giáo. Chính chữ viết đã trở thành chiếc chìa khóa, một nhân tố vô cùng quan trọng, đi tiên phong và cùng đồng hành với các yếu tố khác của văn hóa Ấn Độ đi vào đời sống của cộng đồng cư dân Phù Nam bản địa, biến những cộng đồng ban đầu còn khá xa lạ thành chủ thể của một quốc gia văn minh - vương quốc Phù Nam.
Văn bia của Phù Nam nói chung, văn bia của Phù Nam ở Nam Bộ Việt Nam nói riêng đềuđược viết bằng chữ sanskrit. Văn bia có lẽ được đặt ở những nơi thờ tự như đền, tháp. Đây là những nơi linh thiêng, chỗ trú ngụ của thần linh, là nơi để thực hiện các nghi lễ tôn giáo. Văn bia cũng có thể được đặt ở những nơi trang trọng, nơi sinh hoạt của cộng đồng, dùng để kể công tích của những nhân vật đã có công với cộng đồng hay để tỏ lòng sùng kính đối với các thần linh. Những văn khắc tìm thấy được của Phù Nam ở Nam Bộ đã cho thấy sự tiếp nhận của cộng đồng cư dân Phù Nam đối với văn hoá Ấn Độ ở lĩnh vực tôn giáo, ngôn ngữ và có lẽ là cả một lối văn hoá ứng xử khi lập bia.
Tôn giáo là thành tố văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng sâu đậm nhất ở Đông Nam Á nói chung và Phù Nam nói riêng. Người Ấn Độ khi sang Đông Nam Á làm ăn, định cư, đã mang theo tôn giáo của mình: Phật giáo và Hinđu giáo. Hai tôn giáo này đã từng bước lan tỏa và đi vào đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam. Trên cơ sở niềm tin, tôn giáo đã trở thành đề tài, chủ đề cho những sáng tác nghệ thuật của những nghệ nhân Phù Nam. Học hỏi những hình tượng nguyên mẫu của điêu khắc Ấn Độ, các nghệ nhân Phù Nam đã sáng tạo nên các tác phẩm điêu khắc đạt tới trình độ cao của nghệ thuật tiếu tượng.
Ở Nam Bộ Việt Nam đã tìm thấy một số lượng lớn tượng Phật tiêu biểu trong số đó là pho tượng Nền Chùa - đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Phù Nam. Những pho tượng Phật đã được sáng tạo trên cả chất liệu gỗ, đá và kim loại. Qua những pho tượng Phật giáo tìm thấy ở Nam Bộ Việt Nam ta không chỉ thấy rõ dấu ấn của tôn giáo Ấn Độ mà còn thấy được cả ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật điêu khắc Phật giáo ở Ấn Độ. Đó là phong cách Amaravati, Gúpta và Hậu Gúpta. Như thế, Phật giáo có nguồn gốc Ấn Độ không chỉ đi sâu vào đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam, mà nó còn trở thành đề tài cho các nghệ nhân Phù Nam thể hiện ra bằng các hình tượng hiện thực với những nguyên liệu vật chất bản địa, mang dáng dấp những nguyên mẫu của tượng Phật ở Ấn Độ. Các nghệ nhân Phù Nam đã không sao chép toàn bộ mà chỉ tuân thủ những nguyên tắc tiếu tượng học của điêu khắc Phật giáo Ấn Độ, đồng thời đã thể hiện yếu tố bản địa rất sáng tạo, thích hợp. Sự sáng tạo đó làm cho hình tượng Phật trở nên gần gũi với cư dân Phù Nam. Về cơ bản những nguyên tắc tiếu tượng học của nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ được tuân thủ nghiêm ngặt nhưng lại có những cải biên, sáng tạo ở một số chi tiết. Điều này được thể hiện rõ nhất
tôn dáng, thể hiện rõ các đường nét cơ thể, hay để tạo thế đứng vững chắc cho tượng các nghệ nhân đã tạo cho vạt áo sau của tượng dài xuống bệ, hai bàn chân liền nhau và gắn liền với bệ.
Qua việc tìm hiểu diễn biến của tượng Phật ở Nam Bộ Việt Nam nói