Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam và mối quan hệ khu vực (Trang 29)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam

Phù Nam là một quốc gia có một phạm vi lãnh thổ khá rộng lớn. Theo văn bia thì tấm bia Phù Nam xa nhất về phía Đông - Bắc là bia Võ Cạnh, gần Nha Trang ngày nay, về phía Tây - Bắc là bia được tìm thấy trên bờ sông Mê Kông phía nam Viêng Chăn và về phía Nam là bia tìm thấy ở eo đất trên bán đảo Mã Lai. Từ đó, một số nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng, vào thời cực thịnh lãnh thổ Phù Nam có thể bao gồm toàn bộ Nam Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam, Nam Lào, Nam Thái Lan và Bắc bán đảo Mã Lai. Tuy nhiên, lãnh thổ Phù Nam cũng như lịch sử của chính nó cũng có những biến động, thay đổi mà hiện nay ta chưa biết được đầy đủ. Rõ ràng, không có một nước Phù Nam với tính chất và phạm vi lãnh thổ không thay đổi trong quá trình tồn tại và phát triển kéo dài khoảng bảy thế kỷ. Khi mới hình thành nhà nước sơ khai với truyền thuyết về cuộc hôn nhân giữa Liễu Diệp - Hỗn Điền thì Phù Nam là một cộng đồng gồm cư dân ven biển và nhóm cư dân miền núi. Trong thời kỳ hưng thịnh, phạm vi lãnh thổ của Phù Nam đã được mở rộng ở vùng Đông Nan Á lục địa và bán đảo mà theo thư tịch cổ Trung Quốc là 5 - 6 nghìn lí. Đến nay, các nhà nghiên cứu chưa thống nhất được phạm vi lãnh thổ của Phù Nam một cách chính xác nhưng đều cho rằng vương quốc Phù Nam đã từng có một lãnh thổ rộng lớn và vị thế của một đế quốc trong lịch sử Đông Nam Á thời cổ - trung đại.

Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận của lịch sử - văn hoá Phù Nam. Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật của văn hoá Óc Eo trên vùng đất này. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng Nam Bộ Việt Nam là

không gian tồn tại chủ yếu của văn hoá Óc Eo. Trên cơ sở nguồn tài liệu khảo cổ học khi xem xét mối quan hệ giữa văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam, đa số các nhà nghiên cứu khẳng định văn hóa Óc Eo chính là cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của vương quốc Phù Nam. L. Malleret sau khi khai quật Óc Eo, trong công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định văn minh Óc Eo là văn hóa miền duyên hải của quốc gia cổ Ấn Độ hóa - Phù Nam. Như vậy, có thể ngay từ buổi đầu của lịch sử Phù Nam, Nam Bộ Việt Nam đã trở thành một bộ phận của lịch sử văn hoá Phù Nam. Một số nhà nghiên cứu còn cho rằng vùng đất Nam Bộ Việt Nam còn là bộ phận sớm nhất của Phù Nam.

Ăngkor Borei và Nam Bộ Việt Nam là những trung tâm quan trọng của đế quốc Phù Nam. Khảo cổ học đã phát hiện được nhiều hiện vật của văn hoá Phù Nam tại hai khu vực này. Ở Ăngkor Borei cũng đã phát hiện được một hệ thống giao thông gồm 5 con kênh dài hàng trăm km nối nơi đây với Châu Đốc (An Giang). Chắc chắn rằng giữa hai trung tâm này của Phù Nam đã có những mối liên hệ mật thiết. Mối liên hệ đó có thể bao gồm cả về kinh tế - chính trị - văn hoá.

Nam Bộ Việt Nam cũng đã có quan hệ kinh tế với các khu vực khác ở Đông Nam Á vốn là đất phụ thuộc của Phù Nam, trong đó Óc Eo đã trở thành đầu mối quan trọng nhất trong hệ thống buôn bán liên vùng. Những hiện vật mà khảo cổ học tìm được đã chứng minh rằng Óc Eo đã sớm có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa với các đô thị cổ như U Thong, Chansen, hay Pong Tuyk... Trong sự so sánh với các đô thị khác ở Đông Nam Á có mối liên hệ với Phù Nam thì tầm vóc và vị thế của Óc Eo lớn hơn nhiều. Có thể coi Óc Eo là đô thị có quy mô và tầm vóc lớn nhất thời bấy giờ ở Đông Nam Á. Kinh tế thủ công nghiệp cùng sự lớn mạnh của

trung tâm kinh tế trọng yếu của Phù Nam. Là một cảng thị lớn nhất Đông Nam Á đồng thời là thương cảng quốc tế, Óc Eo có đủ điều kiện để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa lớn với cả một hệ thống bao gồm những điểm quần cư và đô thị, những trung tâm chính trị - tôn giáo và văn hóa, hải cảng cùng với những điểm sản xuất thủ công - buôn bán. Óc Eo được biết đến nay là một trung tâm quan trọng nhất của hệ thống miền Tây sông Hậu và cũng có thể nói là lớn nhất khu vực Đông Nam Á [38, tr. 24]. Ngoài Óc Eo, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nền Chùa và Nền Vua cũng là những đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vương quốc Phù Nam.

Sự xuất hiện của các loại nguyên liệu thô trong các di chỉ khảo cổ học là những bằng chứng tin cậy về sự phát triển của thủ công nghiệp bản địa. Nhiều hiện vật phát hiện ở Óc Eo được chế tác với kỹ thuật tinh xảo, kết hợp nhiều thao tác kỹ thuật, nhiều hình trang trí, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, thiếc, thạch anh…Trong số các nghề thủ công thì nghề làm đồ trang sức Óc Eo đã đạt tới trình độ điêu luyện, giàu giá trị nghệ thuật, tính sáng tạo; nghề làm đồ gốm với kỹ thuật bằng bàn xoay, hoa văn tinh tế giàu tính thẩm mỹ nhưng cũng rất hữu dụng trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân. Chắc rằng để phát triển các nghề thủ công nghiệp, Óc Eo đã nhập nhiều loại hàng hóa của thương nhân Đông Nam Á như vàng, đồng, thiếc... từ bán đảo Mã Lai. Nguyên liệu mà Óc Eo nhập là từ các vùng có quan hệ kinh tế với nó và các vùng này nằm trong tầm ảnh hưởng của Phù Nam. Tại Óc Eo người ta cũng đã tìm thấy một kho hạt thủy tinh nhiều màu sắc và cả loại thủy tinh trong suốt hết sức quý giá. Chắc thời bấy giờ, người Óc Eo còn nhập đá quý từ Ấn Độ, Thái Lan và nguyên liệu thủy tinh thì nhập từ Ấn Độ hoặc khu vực Trung Cận Đông. Trong các mối quan hệ kinh tế, Ấn Độ chính là đối tác kinh tế lớn nhất của Phù Nam cũng như của Óc Eo.

Sau mấy thế kỷ hưng thịnh, do nhiều nguyên nhân khác nhau, Phù Nam dần suy yếu. Lợi dụng tình trạng khủng hoảng của Phù Nam, một nước chư hầu trước kia của Phù Nam là Chân Lạp đã đem quân chinh phục lại tôn chủ cũ. Sau khi bị đánh bại ở kinh đô Đặc Mục vua Phù Nam đã phải chạy về phía nam tới thành Na Phất Na. Địa điểm này được nhiều nhà nghiên cứu cho là cảng thị Óc Eo (?). Địa điểm mà vua Phù Nam chạy tới chắc chắn phải có được những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của vương triều mình. Hơn nữa nó phải có một thực lực nhất định để không chỉ giúp vương triều này tồn tại mà còn có thể cung cấp cho vương triều Phù Nam những điều kiện vật chất cần thiết để có thể giành lại vị thế cũ của mình. Na Phất Na (Óc Eo ?) chắc phải có một cơ sở kinh tế khá tốt mới có thể giúp những vương triều cuối cùng của Phù Nam trụ lại được hơn 30 năm trước sự tấn công của nước Chân Lạp. Như vậy, Na Phất Na (Óc Eo ?) là phần lãnh thổ cuối cùng của Phù Nam trước khi bị Chân Lạp đánh bại hoàn toàn.

Việc mở rộng và phát triển thế lực chính trị của Phù Nam đưa tới một hệ quả tất yếu đó là không gian văn hóa Phù Nam cũng được mở rộng. Sức mạnh kinh tế và địa vị chính trị của Phù Nam đã tạo ra môi trường thuận lợi nhất định cho việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Óc Eo - Phù Nam. Với vị thế của một trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Á, văn hóa Óc Eo đã lan tỏa sức sáng tạo của nó ra các vùng xung quanh. Từ miền Tây sông Hậu, văn hóa Óc Eo đã từng bước hội nhập với các nền văn hóa khác trong khu vực ở Đông Nam Á. Trải qua bảy thế kỷ phát triển, thật khó có thể tìm thấy một thời đại văn hóa Óc Eo có sự đồng nhất cao về niên đại và đặc tính văn hóa trên bình diện khu vực. Nhưng chỉ với những sản phẩm vật chất còn lại sau mười lăm thế kỷ cũng đủ làm cho chúng ta hiểu được phần nào về sự hưng thịnh của văn hóa Óc Eo. Trong số các sản phẩm văn hóa của Phù Nam tìm được ở Nam Bộ Việt Nam thì hệ thống tượng Phật giáo,

sức đại diện cho thấy rõ vị thế trung tâm văn hóa của Nam Bộ Việt Nam trong vương quốc Phù Nam.

Có một số nhà nghiên cứu đã đồng nhất văn hoá Óc Eo với văn hoá Phù Nam, không dựa vào lịch sử của Phù Nam nên cho rằng văn hoá Óc Eo là văn hoá của Phù Nam nói chung. Theo kết quả giám định bằng C14 thì những di tích văn hoá Óc Eo có niên đại từ thế kỷ I đến thế kỷ IX mà Phù Nam lại tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Vậy nên khái niệm văn hoá Óc Eo cần được hiểu đó là văn hóa của vương quốc hay quốc gia Phù Nam, không phải là văn hoá của Phù Nam khi Phù Nam đã trở thành đế quốc. Do tổ chức quyền lực, các thuộc quốc của Phù Nam cũng tiếp nhận ảnh hưởng và du nhập một số thành tố của văn hoá Óc Eo. Nhiều hiện vật của văn hoá Óc Eo hay chịu ảnh hưởng của Óc Eo tìm được ở Pong Tuk, U Thong... là những minh chứng cụ thể.

Tóm lại, trong suốt chiều dài lịch sử Phù Nam, Nam Bộ Việt Nam luôn là một bộ phận của lịch sử - văn hóa Phù Nam. Xét trên mọi phương diện, Nam Bộ Việt Nam - không gian tồn tại chủ yếu của văn hóa Óc Eo đã luôn đứng trong vị thế trung tâm và có thể coi nó là bộ phận tiên tiến, phát triển nhất của văn hóa và vương quốc Phù Nam.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Văn hóa vật chất của phù nam ở nam bộ việt nam và mối quan hệ khu vực (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w