Thẩmđịnh các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 41)

3. Nội dung thẩmđịnh dự án tại chi nhánh

9.2.Thẩmđịnh các biện pháp bảo đảm tiền vay

Để tránh những tổn thất xảy ra do khách hàng không trả được nợ như đã cam kết, một trong những quy định mà ngân hàng đưa ra đối với khách hàng muốn vay vốn là phải có tài sản đảm bảo. Tài sản dùng để đảm bảo cho khoản vay có thể là tài sản thuộc sở hữu của người vay, của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc là tài sản hình thành từ chính nguồn vốn vay của ngân hàng. Tài sản đảm bảo chính là nguồn trả nợ thứ 2 khi thu nhập từ hoạt động của dự án không đảm bảo để trả nợ. Tài sản đảm bảo cần được đánh giá 1 cách chính xác làm cơ sở xác định hạn mức tín dụng và đảm bảo khả năng phát mại tài sản khi cần thiết. Nội dung thẩm định tài sản đảm bảo bao gồm

* Thẩm định về tính pháp lý của tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo tín dụng trước hết phải có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định, nghĩa là tài sản đó phải:

+ Không có tranh chấp tại thời điểm ký hợp đồng + Được phép giao dịch theo quy định của pháp luật

Nếu tài sản đảm bảo là các chứng từ có giá cần phải có xác nhận của cơ quan phát hành về nguồn gốc và giá trị của chứng từ

Cụ thể trong phần này cán bộ thẩm định cần

- Kiểm tra tính đầy đủ về mặt số lượng các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản của người đem cầm cố, thế chấp (như: sổ đỏ chứng minh quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, giấy đăng ký xe ô tô…), ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần thêm khảo thêm những thông tin khác nhằm xác định rõ ràng vấn đề quyền sở hữu của người vay

- Tìm hiểu các nguồn thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền như phòng tài nguyên môi trường, sở địa chính, uỷ ban nhân dân địa phương, toà án, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo hay từ các phương tiện thông tin đại chúng khác… nhằm xác định tài sản hiện không có tranh chấp

- Kiểm tra, đối chiếu xem tài sản đảm bảo có thuộc danh mục những

tài sản đảm bảo bị ngân hàng hạn chế hay cấm cho phép giao dịch không * Thẩm định tính dễ chuyển nhượng của tài sản

Tài sản đảm bảo phải là các tài sản có thể chuyển nhượng được trên thị trường. Những tài sản không được chấp nhận làm tài sản đảm bảo tín dụng là các loại tài sản ứ đọng, kém phẩm chất, các loại hàng hoá đặc chủng dễ bị phá huỷ do tác động của môi trường, thời gian… Cán bộ tín dụng cần có trách nhiệm khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng trên thị trường về các loại hàng hoá mà doanh nghiệp dùng làm tài sản đảm bảo để kết luận về tính dễ tiêu thụ của hàng hóa

Trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng đánh giá về các vấn đề trên thì phải báo cáo lại cho trưởng phòng xem xét báo cáo tổng giám đốc có hướng xử lý tuyệt đối cho vay trong khi chưa có khả năng đánh giá về tính năng tác dụng và tính dễ tiêu thụ của hàng hoá

* Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo: công việc này do các nhân viên phòng thẩm định tài sản đảm bảo trực tiếp đảm nhiệm

Hạn mức cho vay là 1 tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên giá trị tài sản đảm bảo, được ngân hàng quy định tuỳ theo tính chất rủi ro của dự án nhằm đảm bảo nguyên tắc giá trị tài sản thế chấp phải lớn hơn số tiền xin vay Lưu ý: đối với tài sản hình thành từ vốn vay, người vay phải cam kết dùng toàn bộ giá trị công trình đầu tư mới bao gồm toàn bộ nhà xưởng, văn phòng, kho tàng, thiết bị máy móc…để thế chấp cho ngân hàng. Trong trường hợp các công trình đầu tư xây dựng mới, các nhà xưởng, kho tàng, vật kiến trúc khác… chưa hình thành trên thực tế hoặc đang xây dựng dở dang thì việc xác định giá trị tài sản này phải dựa vào luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật và tổng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

10.Phương pháp thẩm định

Cán bộ thẩm định đã luôn sử dụng phối hợp phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ với nhau trong quá trình phân tích để phân tích bảng cân đối kế toán,bảng kết quả kinh doanh,bảng các chỉ số tài chính và bảng diễn biến sử dụng nguồn vốn.

- Phương pháp so sánh là phương pháp thường được thực hiện ở bước khởi đầu của việc phân tích. Để có thể so sánh được với nhau, các chỉ tiêu tài chính phải đảm bảo thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán... và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kì phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, giá trị so sánh được lựa chọn có thể bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Việc sử dụng phương pháp so sánh là nhằm các mục đích:

+ Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch mà doanh nghiệp đã đặt ra bằng cách so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ thực tế với trị số của chỉ tiêu kỳ kế hoạch.

+ Đánh giá tốc độ, xu hướng phát triển của hiện tượng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả kỳ này với kết quả kỳ trước.

+ Đánh giá mức độ tiên tiến hay lạc hậu của đơn vị bằng cách so sánh giữa kết quả của bộ phận hay của đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể

hoặc so sánh giữa kết quả của đơn vị này với kết quả của đơn vị khác có cùng qui mô hoạt động trong cùng một lĩnh vực hoạt động.

Việc thực hiện so sánh bao gồm: so sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kì để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.

- Phương pháp phân tích tỷ lệ là phương pháp dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ phải xác định được các ngưỡng, các định mức nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với các giá trị của các tỷ lệ tham chiếu.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân (Trang 41)