3. Nội dung thẩmđịnh dự án tại chi nhánh
3.3.1. Thẩmđịnh phương diện thị trường của dự án
Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một dự án, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội dung không thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Tuỳ thuộc vào lượng thông tin và mức độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá về thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:
* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dự án cung cấp- Thị trường trong nước: Cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin
sau
+Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình phát triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùng tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm
+Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa, quy mô là lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ có thể được.
+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào? ai là người đáp ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờ sản xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.
+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm
+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những năm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?
+ Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hình sản xuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu?
+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/quý) ngân hàng thường sử dụng công thức sau:
Tổng mức = tổng lượng + tổng sản phẩm + tổng lượng - tổng lượng - tổng lượng tiêu thụ tồn kho sản xuất nhập khẩu xuất khẩu tồn kho đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin về tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo công suất thực ế các nhà máy hiện đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất
khẩu, lượng tồn kho từng kỳ hoặc hàng năm. Các thông tin này có thể được cung cấp từ Bộ thương mại, tổng cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên ngành của địa phương hay các đầu mối kinh
doanh lớn…
- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng mua bán hàng hoá…
* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai - Nguồn cung cấp trong nước :
+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự án với công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?
+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác có thể có trong tương lai
+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới
+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và sẽ được triển khai
- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm)
* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
để chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Cụ thể cán bộ thẩm định cần xem xét các vấn đề sau:
- Đối với thị trường trong nước (nếu mục tiêu của dự án là nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa hay thay thế hàng nhập khẩu):
+Sản phẩm của dự án có đặc điểm gì về uy tín, mẫu mã, chất lượng, hình thức trình bày so với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu? Giá cả và chất lượng có giúp cho sản phẩm cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự trước mắt và lâu dài không?
+Chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm như thế nào? chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo là bao nhiêu? Dự
án có những biện pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái? +Phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án là phương thức nào? Mạng
lưới phân phối đã được xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểm của thị trường không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sản phẩm của dự án là hàng tiêu dùng )
- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dự án sản xuất để xuất khẩu)
+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dự kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có những ưu thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượng phẩm chất, mẫu mã hay không?
+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, mẫu mã, bao bì, vệ sinh môi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dự
án có khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay không?
+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thì thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?
+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chú ý tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo môi trường thuận lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (như lộ trình cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định
thương mại Việt Mỹ, những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tế khác, những quy định của Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…)
+Sản phẩm có được nhà nước trợ cấp xuất khẩu không? mức trợ cấp là bao nhiêu?
Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính hiệu quả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác