0
Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Khảo sát hiện trạng và đặc tả yêu cầu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH THỊNH HƯNG YÊN (Trang 37 -37 )

Đây là giai đoạn quan trọng để xác định được toàn bộ những yêu cầu, là giai đoạn nền tảng để thiết kế một phần mềm nói chung và phần mềm quản lý vật tư nói riêng. Trong giai đoạn này kỹ thuật viên sẽ ghi lại toàn bộ những yêu cầu mà khách hàng mong muốn trong tương lai. Tuy nhiên trong giai đoạn này khách hàng cũng chưa thực sự hiểu hết những tính năng của phần mềm mà mình muốn có vì vậy kỹ thuật viên có thể gợi ý cho khách hàng. Có 4 bước cơ bản trong quá trình thu thập yêu cầu, bao gồm:

 Nghiên cứu tính khả thi: Nhằm đi đến kết luận “Có nên phát triển hệ thống hay không?”, đánh giá xem yêu cầu của người dùng có được thỏa mãn bởi công nghệ về phần cứng cũng như phần mềm không. Nghiên cứu cũng sẽ xác định liệu hệ thống tương lai có đem lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị cũng như nằm trong ngân sách có thể chi không

 Phân tích yêu cầu: Mục tiêu cuối cùng của bước này là cán bộ phân tích phải xác định đúng, đầy đủ và chính xác tất cả các yêu cầu của hệ thống làm căn cứ cho các bước sau

 Xác định yêu cầu: Hoạt động chuyển các thông tin được thu thập trong hoạt động phân tích thành những tài liệu phản ánh chính xác các yêu cầu người dùng

Lập

trình Kiểm thử Triển khai

Khảo sát thực tế và xác định yêu cầu Thiết kế kỹ thuật, kiến trúc phần mềm Bảo trì hệ thống

 Đặc tả yêu cầu: Mô tả chi tiết và chính xác các yêu cầu hệ thống, cụ thể hóa các yêu cầu đó. Đây cũng là căn cứ để nghiệm thu phần mềm sau này.

Với phần mềm quản lý vật tư em xác định được yêu cầu của bài toán:

- Quản lý số lượng vật tư nhập - xuất - tồn trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Quản lý các mã vật tư, nhà cung cấp, đơn vị sản xuất,…

- Đưa ra các báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết số liệu từng loại vật tư của từng kho nhanh chóng, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu của các nhà lãnh đạo công ty.

Từ yêu cầu của bài toán ta xác định được đầu vào và đầu ra của phần mềm quản lý vật tư:

•Đầu vào: + Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho •Đầu ra:

+ In các chứng từ như: Phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho… + Xuất các báo cáo vật tư theo tháng.

+ Xuất các báo cáo tổng hợp (báo cáo tổng hợp nhập –xuất –tồn), báo cáo chi tiết từng loại vật tư, số liệu chi tiết cho từng đơn vị sản xuất.

2.4.2 Thiết kế

2.4.2.1 Các phương pháp thiết kế

Phương pháp 1 – Top down Design

Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hóa. Nội dung của phương pháp thiết kế này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới, do vậy

phương pháp có tên gọi là thiết kế “từ đỉnh xuống”.

VD: Trong việc xây dựng phần mềm quản lý vật tư ta có •Các phép toán xử lý:

- Nạp số liệu cho tệp phiếu nhập - Nạp số liệu cho tệp phiếu xuất - Đối chiếu, tổng hợp

•Như vậy ta có phác thảo thứ nhất về bài toán đặt ra: Module chính được chia thành 3 module nhỏ

• Trên cơ sở phác thảo thứ nhất ta có các phác thảo chi tiết hơn Phác thảo thứ 2

Quản lý vật tư

Nhập hàng Xuất hàng Kiểm tra, đối chiếu nhập – xuất Nhập hàng Lập đơn mua hàng Viết phiếu nhập kho Lập danh sách NCC

Phác thảo thứ 3

Phương pháp 2 – Bottom Up Design

Tư tưởng của phương pháp thiết kế này ngược lại với phương pháp Top down Design và bao gồm các ý chính sau đây.

Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho tới module chính. Sau đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MINH THỊNH HƯNG YÊN (Trang 37 -37 )

×