Xây dựng văn hóa 5S trong công ty nhằm gia tăng tính tự giác của mọi người.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Trang 29)

 Do đó, Mục tiêu giai đoạn 1 là triển khai cải tiến 5s tại CT nhằm giúp các ban đạt được trên 85% điểm 5S.

Từ tình hình thực tế thực hiện 5S tại Công ty, được sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, Công ty đã lập ra một kế hoạch triển khai gồm các bước như sau, dự kiến triển khai Giai Đoạn 1 vào tháng 9/2013 đến tháng 9/2014:

• Đánh giá thực trạng thực hiện 5S  Thực hiện: Phòng ISO kết hợp với Văn thể mỹ - Ban NLCĐ.

• Đào tạo lại Ban chỉ đạo 5S với chức năng hỗ trợ, khuyến khích, giám sát, nhắc nhở, đánh giá và cải tiến việc triển khai 5S, chỉ định cán bộ điều phối dự án 5S

 Thực hiện: Công ty tư vấn.

• Thiết kế các bảng tin, tranh cổ động, khẩu hiệu về 5S treo, để tại các vị trí để tuyên truyền nhận thức 5S cho cán bộ công nhân viên; đồng thời tiếp tục hướng dẫn áp dụng tài liệu cho những hoạt động sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ với sự hưởng ứng tham gia của mọi người. Các văn bản, chính sách hỗ trợ, quy định việc triển khai và duy trì 5S  Thực hiện: phòng CNTT.

• Triển khai khắc phục, cải tiến và kiểm tra các điểm chưa phù hợp sau mỗi lần đánh giá  Thực hiện: Ban ISO chủ trì cùng các phòng ban, cá nhận thực hiện. • Ghi nhận, khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích duy trì và cải tiến 5S

tốt nhằm đẩy mạnh phong trào 5S/Kaizen trong công ty  Thực hiện: Ban NLCĐ chủ trì.

• Đối tượng: Khu vực làm việc và tác phong Nhân viên • Phạm vi: Hệ thống tập đoàn C.T Group tại Việt Nam • Đầu mối: Phòng quản lý chất lượng trụ sở chính

Nội dung Thời gian

Xây dựng chuẩn cải tiến 5S 1 tháng

Đào tạo 1 tháng

Thí điểm 2 tháng

Áp dụng Thường xuyên

Chu trình PDCA:

Để đảm bảo tính khả thi việc cải tiến 5S, lãnh đạo Công ty và Ban điều hành phải áp dụng chu trình quản lý chất lượng PDCA: Plan (Lập kế hoạch) - Do (Triển khai thực hiện) - Check (Kiểm tra kết quả) - Act (Hành động cải tiến) để kiểm soát tiến độ. Theo đó, mọi hoạt động đều được lập thành kế hoạch chi tiết với từng nội dung công việc, người phụ trách, người phối hợp, nguồn lực, thời điểm bắt đầu, kết thúc với từng thanh ngang tiến độ cụ thể. Bản kế hoạch này được công bố đến các khu vực và đặt ở một vị trí thích hợp để những người có trách nhiệm luôn kiểm soát và đánh giá từng nội dung công việc. Nhờ vậy, mọi trục trặc gặp phải đều được xử lý, những chậm trễ hay tắc trách đều nhanh chóng được khơi thông.

Chu trình SDCA

Khi áp dụng chu trình PDCA vào một quá trình thì đòi hỏi quá trình đó đã nằm trong trạng thái hoạt động ổn định. Vì nếu quá trình đó chưa ổn định thì mọi hoạt động cải tiến chỉ mang tính chất “chữa cháy”.

Để tạo sự ổn định cho một quá trình nào đó thì công cụ chính là chu trình SDCA. Thông thường trước khi thực hiện chu trình PDCA, tất cả các thủ tục cần được xây dựng và chuẩn hóa được gọi là chu trình SDCA. Khi nào các thủ tục được xây dựng, tuân thủ vả ổn định thì doanh nghiệp sẽ chuyển sang chu trình tiếo theo PDCA.

Vì vậy, chỉ sau khi SDCA đã được thực hiện và quá trình đã đi vào hoạt động ổn định thì chu trình PDCA mới được áp dụng để cải tiến quá trình hiện tại. Như vậy hai chu trình SDCA và PDCA là hai quá trình nối tiếp nhau không ngừng nghỉ.

APCD CD AS CD AP CD

Cải tiến 1 Duy trì Cải tiến 2

Các bước thực hiện tuân thủ theo vòng PDCA. Từ bước 1 đến bước 4 là P (kế hoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7, 8 là A (hành động khắc phục hoặc cải tiến). Các bước thực hiện Kaizen giúp chúng ta giải quyết vấn đề dựa trên việc phân tích dữ liệu, được tiêu chuẩn hoá như sau:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG VÀ LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w