Kết luận chung

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Hua Păng - Huyện Mộc Châu (Trang 26)

Trên đây là toàn bộ những cơ sở lý luận khoa học, cơ sở pháp lý của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS mà bản thân tôi đã nhận thức được. Đồng thời qua một số năm công tác bản thân tôi được tham gia trực tiếp cũng như chỉ đạo tổ chức hoạt động này. Đến nay bằng vốn lý luận của bản thân tiếp thu và với những hoạt động đã làm, bản thân tôi rút ra được những điều tâm đắc qua quá trình nghiên cứu hoạt động giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS là:

1. Trước hết phải giúp cho các lực lượng xã hội, mọi thành viên trong hội đồng sư phạm, đặc biệt là tổ chủ nhiệm hiểu rõ, hiểu đúng vị trí, ý nghĩa vai trò, tác dụng và cơ sở pháp lý của hoạt động giáo dục đạo đức học sinh.

2. Kiện toàn các tổ chức trong nhà trường: Tổ chủ nhiệm, đoàn thanh niên, đội thiếu niên, ban lao động hướng nghiệp, ban hoạt động giáo dục ngoài giờ, hội cha mẹ học sinh... phân công trách nhiệm cho từng tổ chức và bàn biện pháp phối hợp để giáo dục học sinh phù hợp.

3. Phải tiến hành điều tra cơ bản tình hình học sinh và điều kiện giáo dục: Tình hình tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh, hoàn cảnh sống, môi trường giáo dục... với các hình thức đã điều tra như: cho học sinh viết bản kê khai, gặp riêng học sinh cá biệt, trao đổi với cha mẹ học sinh, xem lại học bạ... phải kịp thời sử lý kết quả điều tra, ghi bổ xung những nhận xét mới, so sánh, phân tích, tổng hợp các kết quả nhận xét để rút ra kết luận sư phạm phù hợp với việc giáo dục đạo đức học sinh.

4. Cần phát huy tốt hiệu quả việc giáo dục đạo đức qua giảng dạy các bộ môn văn hoá và qua các hoạt động giáo dục khác. Đặt yêu cầu giáo dục tư tưởng, chính trị qua môn học thành một tiêu chuẩn công tác của mỗi giáo viên.

5. Muốn công tác giáo dục đạo đức học sinh có hiệu quả đòi hỏi người thầy giáo phải có uy tín với học sinh: phải thương yêu học sinh, tận tuỵ với nghề. Công bằng trong đối xử (không thiên vị, không thành kiến, không cảm tính) phải có trí

tiến thủ, có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lý, hiệu quả và sáng tạo, gương mẫu về mọi mặt...

6. Thường xuyên phối kết hợp ba môi trường giáo dục, đặc biệt phải có thông tin kịp thời bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp với phụ huynh học sinh để giáo dục các em thực sự là con ngoan, trò giỏi của nhà trường, gia đình và xã hội.

7. Phải xây dựng được môi trường sư phạm vì khung cảnh nhà trường nề nếp công tác, sinh hoạt, phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người với công việc, những mối quan hệ đó càng mẫu mực thì nề nếp ở nhà trường càng tốt. Môi trường sư phạm tốt có tác động tới việc giáo dục đạo đức học sinh. Trong tình hình xã hội có nhiều biến động hiện nay có nhiều vấn đề tiêu cực tác động đến việc giáo dục đạo đức học sinh. Mặt khác điều kiện kinh tế xã hội cũng có nhiều khó khăn, quan niệm của xã hội về giáo dục còn nhiều điểm chưa thoả đáng, chưa đúng mức nên việc đầu tư kinh tế, tài chính, thiết bị cho giáo dục còn ít ỏi, đời sống giáo viên còn khó khăn... dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Trong tình hình đó hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động giáo dục đạo đức học sinh nói riêng lại càng khó khăn phức tạp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Hua Păng - Huyện Mộc Châu (Trang 26)