2. Nh ng gi i pháp ch yu nh mt ng ằă ường q un lý thu thu xu tả ấ
2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng cường quản lý thu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu tại Chi Cục Hải quan Tân Thanh:
2.2.1. Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại:
Buôn lậu, gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính lịch sử, xuất hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá, thương mại cùng với sự ra đời của hàng rào Hải quan. Trên thực tế, hành vi buôn lậu và gian lận thương mại rất đa dạng, phức tạp. Sự hoạt động của những "người buôn lậu" cũng rất tinh vi, khôn khéo.
Chống buôn lậu và gian lận thương mại là trách nhiệm chung của Hải quan và các ngành chức năng liên quan ở mọi quốc gia. Ngày nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại không chỉ giới hạn riêng ở mỗi quốc gia mà
mang tính quốc tế, do đó để chống buôn lậu có hiệu quả cần có sự phối hợp, sự hợp tác chặt chẽ giữa nhiều quốc gia, nhiều tổ chức và cần có những mô hình tổ chức chống buôn lậu đa dạng và hiệu quả cao.
Đồng thời để chống buôn lậu có hiệu quả cần áp dụng một hệ thống các biện pháp bao gồm: Giáo dục chính trị - tư tưởng, vận động quần chúng, đề cao vai trò trách nhiệm của các tổ chức Đảng các cấp. Trong đó, nhấn mạnh giải pháp phát triển kinh tế vẫn là cơ bản, lâu dài và triệt để nhất.
2.2.2. Nâng cao trình độ nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong từng giai đoạn, từng thời kỳ mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều là sản phẩm, trí tuệ của toàn Đảng, là ý nguyện của nhân dân và đều nhằm mục tiêu: Chấn hưng đất nước, làm cho: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Do đó một yêu cầu nhiệm vụ quan trọng đối với mọi cấp, mọi ngành là quán triệt nghiêm túc mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đối với Chi cục Hải quan Tân Thanh nói riêng và toàn ngành Hải quan nói chung thì việc quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, nhanh chóng, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước giữ vị trí rất quan trọng đơn vị nào mà sao nhãng, coi nhẹ công tác này thì thường dẫn đến những khuyết điểm, thiếu sót như dẫn đến thất thu thuế, thậm chí nảy sinh những sai phạm lớn, nghiêm trọng.
Quán triệt nghiêm túc mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là để tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn ngành, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về nội dung và thời gian của các văn bản pháp luật Nhà nước. Bên cạnh đó các cấp lãnh đạo còn phải thường xuyên theo dõi, giám sát và chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là ở cấp cơ sở nhằm đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan. Để từ đó kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quá trính thực thi nhiệm vụ để sửa đổi, đồng thời báo cáo đề xuất với cấp trên, với
các Bộ, Ngành. Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách và chỉ đạo giải quyết.
Tóm lại, nâng cao nhận thức và quán triệt nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là giải pháp đầu tiên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của toàn ngành Hải quan nói chung của Chi cục Hải quan Tân Thanh nói riêng.
2.2.3. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy của Chi Cục Hải quan Tân Thanh
Củng cố kiện toàn bộ máy tổ chức gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm ở các cấp. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đôn đốc thực hiện, cấp cửa khẩu và đội kiểm soát làm nhiệm vụ tác nghiệp cụ thể nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ thông suốt, nhanh đúng pháp luật, hạn chế sơ hở.
Qua rà soát cho thấy tại Chi cục Hải quan Tân Thanh hiện nay tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, Đội Kiểm soát và các Đội, Tổ thuộc Chi cục đang rất trầm trọng. Chính vì thế trong thời gian tới:
+ Cần sớm triển khai thực hiện những quy định, nội dung về xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, thực hiện đào tạo, bố trí sắp xếp cán bộ theo quy hoạch, kế hoạch ngành nghề được đào tạo, thực hiện quản lý hàng ngày đối với cán bộ.
+ Cần có biện pháp luân chuyển cán bộ, lãnh đạo cho phù hợp và nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.
+ Kiên quyết chống tiêu cực từ nội bộ công tác quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, xuất nhập cảnh chống sách nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo môi trường lành mạnh thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, tăng nguồn thu cho NSNN.
+ Cần cải cách quy chế thi tuyển và tuyển dụng đảm bảo thực sự lựa chọn được người tài, có trình độ và năng lực thật phù hợp để đề xuất bổ sung cho biên chế của Chi cục Hải quan Tân Thanh.
+ Chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, cơ cấu lại lực lượng làm việc giữa các cấp, giữa các khâu, giữa các địa bàn, đẩy nhanh tiến độ tự động hoá, hiện đại hoá quản lý Hải quan. Kiến nghị cơ cấu lại các ngạch bậc công chức để giảm bớt các bất hợp lý về ngạch, bậc lương hiện nay, xây dựng tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn cán bộ quản lý các cấp cho phù hợp với công việc đảm nhiệm.
2.2.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục Hải quan:
Thủ tục hải quan cải tiến theo hướng đảm bảo 04 nhiệm vụ cơ bản nhằm thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, bảo đảm chặt chẽ đối với hàng hoá xuất nhập khẩu; bảo đảm thực hiện quy định Nhà nước và thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước; tiến hành biện pháp điều tra, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn những vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng cấm qua biên giới; thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan. Qua đó, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các loại hình sản xuất, kinh doanh.
+ Đề cao tính chủ động, khẳng định tính tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp.
+ Thực hiện và nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan. + Quy trình thủ tục hải quan thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ở tại các nơi làm thủ tục hải quan phải niêm yết và công khai hoá các văn bản quy phạm pháp luật về xuất nhập khẩu hải quan để mọi người biết mà thực hiện tốt hơn.
Theo kiến nghị của nhiều đơn vị hải quan cửa khẩu, thời gian tới cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đặc biệt là ban hành các quy trình
nghiệp vụ còn thiếu để đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Còn theo Báo Hải quan số 37 ngày 28 tháng 3 năm 2008 có bài viết nhan đề: "Áp đụng điều kiện để được hưởng ân hạn thuế: Để hạn chế tình
trạng chây ỳ, trốn thuế".
Theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu trước đây mọi doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đều được hưởng thời gian ân hạn thuế nhất định, tuỳ theo loại hình kinh doanh, chỉ riêng đối với hàng tiêu dùng thì phải nộp thuế ngay trước khi nhận hàng. Quy định này có tác dụng tích cực là giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn, nhưng lại phát sinh điểm bất cập là tạo điều kiện cho một số đối tượng lợi dụng thời gian ân hạn thuế để chây ỳ hoặc trốn thuế. Chính vì vậy, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn đó bổ sung thêm các điều kiện ràng buộc nhằm nâng cao trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp và hạn chế cơ sở dẫn đến thất thu do số thuế nợ đọng không đòi được.
Tuy nhiên, có một số ý kiến phản ứng, đối với những doanh nghiệp thường xuyên làm thủ tục tạm nhập - tái xuất sản xuất hàng xuất khẩu nếu như không đáp ứng điều kiện để được ân hạn thuế thì thủ tục sẽ rất phiền hà. Bởi nhiều trường hợp hàng hoá đó thực xuất nhưng chưa làm xong thủ tục quyết toán không thu thuế, vì vậy doanh nghiệp buộc phải nộp luôn số thuế của lô hàng đó với số tiền lớn trong khi trên thực tế doanh nghiệp chỉ làm gia công hoặc dịch vụ. Mặt khác cũng gây khó khăn cho cả cơ quan hải quan vì thu thuế xong lại phải hoàn lại khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục ".
Ông Đỗ Đình Thực, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM thì lại nêu, muốn phát triển hàng hoá luồng xanh đúng nghĩa, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc, chấp hành tốt pháp luật thì xem lại việc cấp thẻ ưu tiên cho doanh nghiệp. Theo ông Thực, không nên cấp đại trà như hiện nay mà chỉ nên cấp có chọn lọc. Chẳng hạn, ở TP.HCM chỉ chọn khoảng 400 - 500 doanh nghiệp được cấp thẻ. Nên chọn những doanh nghiệp có kim ngạch
xuất khẩu, nhập khẩu lớn, có quy trình chấp hành tốt kỷ cương pháp luật. Khi đó có thẻ ưu tiên, doanh nghiệp sẽ được miễn kiểm tra toàn bộ hồ sơ, hàng hoá, chỉ cần đăng ký là thông quan ngay. Nhưng sau đó, toàn bộ hồ sơ của hàng hoá luồng xanh này sẽ chuyển ngay cho lực lượng kiểm tra sau thông quan. Song song đó là đẩy mạnh hoạt động thông quan điện tử. Làm được như thế sẽ kích thích rất lớn hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến trái ngược là đối với những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu nhỏ nhưng là doanh nghiệp “Sao vàng đất Việt” hay “Sao đỏ” thì sao?...
Từ thực tế trên cho thấy giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện, tình hình hiện nay là một yêu cầu bức thiết, là một công việc thường xuyên không chỉ riêng cho Chi cục Hải quan Tân Thanh mà cho cả toàn ngành hải quan nói chung. Làm tốt công tác này tức là quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và nâng cao được việc thu thuế vừa chặt chẽ, vừa hiệu quả.
2.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục văn hoá, chính trị, tư tưởng và quản lý cán bộ:
Tăng cường công tác đào tạo, giáo dục văn hóa, chính trị, tư tưởng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, danh dự và trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ công chức hải quan, đảm bảo cho lực lượng hải quan nói chung và Hải quan Tân Thanh nói riêng là lực lượng gác cửa kinh tế của đất nước thực sự trung thành, tận tụy, cần kiệm liêm chính, vì lợi ích kinh tế, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Tiếp tục xây dựng chương trình đề xuất các kế hoạch thực hiện các văn bản hướng dẫn của các ngành các cấp, của Bộ Tài Chính và của Tổng cục Hải quan tham gia tập huấn những chuyên đề nghiệp vụ có liên quan đang đảm nhiệm, tránh tụt hậu về kiến thức về trình độ. Tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức thừa hành theo từng loại công việc. Xác định vị trí và nhu cầu công tác cần tuyển dụng và sử dụng cán bộ đạt hiệu quả lâu dài.
Rà soát lại đội ngũ cán bộ công chức trong toàn Chi cục để bố trí sắp xếp công việc theo ngành nghề chuyên môn được đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên đề công chức đang đảm nhiệm. Xây dựng quy định bắt buộc học tập ngoại ngữ, tin học đối với cán bộ công chức theo từng vị trí công tác đảm nhiệm, đặc biệt là công chức được bố trí trực tiếp trong quy trình nghiệp vụ đối với công tác xuất nhập cảnh với con người, phương tiện vận tải và xuất, nhập khẩu hàng hoá.
Tổ chức lại cho cán bộ công chức đã học nghiệp vụ hải quan, từ năm 1990 trở về trước để trang bị kiến thức mới theo chương trình đào tạo của Tổng Cục. Thực hiện việc quy hoạch và đào tạo theo quy hoạch nhằm tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo từng cấp lãnh đạo, từng ngạch, khắc phục sự hụt hẫng về trình độ và năng lực của cán bộ công chức, đảm bảo tạo nguồn nhân lực thường xuyên cho Chi cục Hải quan Tân Thanh và cho toàn ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn.
2.2.6. Tăng cường phối hợp với các lực lượng hữu quan trong quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu :
Quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một lĩnh vực phức tạp, liên quan đến nhiều Ngành, trong những năm đầu mở cửa trên biên giới Lạng Sơn xảy ra tình trạng khá lộn xộn, vì lợi ích cục bộ nên nhiều ngành đều muốn quản lý và thu thuế hàng hoá xuất, nhập khẩu, hàng trao đổi của cư dân biên giới.
Mỗi một lực lượng đều có thế mạnh riêng của mình vì thế nếu phối hợp tốt, thống nhất sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Ngược lại nếu chồng chéo, khúc mắc nhau sẽ làm suy yếu tất cả dẫn đến những tiêu cực, mất đoàn kết, gian lận thương mại lợi dụng. Vì thế lực lượng hải quan cần phải phối hợp chặt chẽ với các Ngành, các cấp nhất là với lực lượng Biên phòng, UBND huyện, xã nơi có cửa khẩu hoạt động, với Công an, Viện kiểm sát, Quản lý thị trường… có như vậy mới thúc đẩy và tạo điều
kiện thông thoáng cho phát triển thương mại biên giới từ đó tăng nguồn thu cho NSNN.
2.2.7. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra nghiệp vụ :
Nhằm phát hiện những sai sót trong thực hiện nhiệm vụ thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu để uốn nắn giáo dục và xử lý kịp thời những sai phạm, qua đó rút ra kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tích cực phòng ngừa tiêu cực trong nội bộ cán bộ công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý và thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đồng thời cũng biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ công chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế và có nhiều thành tích trong chống buôn lậu thương mại, chống thất thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.3. Một số kiến nghị
Trong những năm qua, Chi cục Hải quan Tân Thanh luôn nhận được sự quan tâm hướng dẫn, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và cấp ủy chính quyền địa phương. Để thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao năm 2011, Chi cục Hải quan Tân Thanh có một số đề xuất, kiến nghị như sau:
2.3.1 Kiến nghị đối với Lãnh đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan:
+ Đề nghị chính phủ nâng cấp cửa khẩu hiện tại thành cửa khẩu chính để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại thu hút đầu tư qua cửa khẩu.
+ Quyết định số 254/2006/QĐ-TT ngày 07/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mai biên giới với các nước có chung biên giới hiện nay cần được sớm nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường hiện nay, để tránh bị lợi dụng thu gom hàng lậu vận chuyển vào tiêu thụ trong nội địa.
+ Đề nghị lãnh đạo Tổng cục quan tâm giúp đỡ nguồn tài chính, trang thiết bị hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin trong công tác triển khai hải quan điện tử.
+ Đề nghị tăng cường đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Kiến nghị xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung một số quy trình quản lý thu thuế, thời gian ân hạn thuế, quy trình kiểm tra, thanh tra thuế, quy trình nợ thuế, hoàn thiện các chương trình ứng dụng