Những giải pháp chung của ngành Hải quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh - Cục Hải quan Lạng Sơn (Trang 61)

2. Nh ng gi i pháp ch yu nh mt ng ằă ường q un lý thu thu xu tả ấ

2.1 Những giải pháp chung của ngành Hải quan

Với nỗ lực vượt khó, phấn đấu hoàn thành dự toán thu, các đơn vị trong toàn ngành Hải quan đã chủ động giao chỉ tiêu dự toán và chỉ tiêu phấn đấu thu NSNN năm 2011 cho từng Chi cục, từng địa bàn quản lý; coi nhiệm vụ thu NSNN năm 2011được đặt lên vị trí hàng đầu, gắn thu thuế và thu hồi nợ đọng vào chỉ tiêu thi đua khen thưởng. Ngành Hải quan đã chủ động dự kiến thành lập nhóm công tác rà soát biểu thuế đối với những mặt hàng nhạy cảm, có thuế suất chênh lệch, có kim ngạch lớn… để kiến nghị sửa đổi thuế suất cho phù hợp. Đặc biệt, trong công tác điều hành, Ngành Hải quan đang tập trung đẩy mạnh công tác hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin trong các khâu nghiệp vụ hải quan, như: thủ tục hải quan, quản lý rủi ro, quản lý thuế…; tăng cường công tác áp mã, áp giá, phân tích phân loại, chống gian lận thương mại, kiểm tra sau thông quan; tăng cường công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật tới cộng đồng doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ các nguồn thu đảm bảo thu đủ, thu đúng và kịp thời cho NSNN.

Song song với nỗ lực của bản thân ngành Hải quan, các chuyên gia cho rằng, giải pháp quan trọng nhất để đảm bảo nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, đó là Nhà nước cần nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu và tranh thủ nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh về lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương là tạo nguồn thu cơ bản nhất cho thu từ hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh tế thế giới đang suy thoái nghiêm trọng là một khó khăn thách thức lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các giải pháp xuất khẩu mang tầm quốc gia nhằm mở rộng và chuyển hướng thị trường xuất khẩu, thực hiện chính sách thuế ưu đãi, khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, áp dụng tỷ

giá hối đoái linh hoạt theo tín hiệu thị trường... trong khi các doanh nghiệp cần tích cực, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, kể cả những hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước để có thể tồn tại và phát triển trong những thử thách khắc nghiệt của điều kiện thị trường khủng hoảng.

Tóm lại, trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái , kinh tế Việt Nam vốn dễ bị thương tổn bởi các cú sốc bên ngoài sẽ càng gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nguồn thu của NSNN, nhất là nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ việc giảm tăng trưởng khối lượng trao đổi thương mại quốc tế của Việt Nam. Từ việc phân tích các yếu tố tác động ảnh hưởng tới nguồn thu NSNN từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011, các chuyên gia cho rằng giải pháp căn bản và lâu dài để tăng nguồn thu này là nỗ lực phát triển hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Đồng thời một số giải pháp chính sách vĩ mô quan trọng như kích cầu đầu tư và tiêu dùng, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt và hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính thuế và tăng cường hoạt động thông tin và truyền thông cũng được khuyến nghị thực hiện nhằm tăng nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2011.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan Tân Thanh - Cục Hải quan Lạng Sơn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w