ĐOÀN PHÚ THÁI ĐẾN NĂM
2.4.1 xuất giải pháp cho công ty
Hoạt động này là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động cũng như năng suất lao động. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ luôn là mục tiêu lâu dài của Công ty.
Thứ nhất là Công ty nên có kế hoạch tuyển chọn nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, phù hợp với vị trí mà họ được làm. Có như vậy, Công ty mới đạt được hiệu quả sử dụng lao động cao.
Thứ hai là tiến hành bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ đã được tuyển chọn. Cần phát hiện những người có năng lực bố trí họ vào những công việc phù hợp với khả năng trình độ của họ. Bổ sung những cán bộ nhân viên đạt tiêu chuẩn có triển vọng đồng thời thay đổi hoặc thuyên chuyển những cán bộ nhân viên không đủ năng lực. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao năng xuất chất lượng hiệu quả công việc mà chưa cần đến đào tạo bồi dưỡng.
Thứ ba là công ty cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên.
Thứ tư là tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với Công ty nhằm giữ chân người tài, những người có năng lực. Công ty có thể thực hiện các đãi ngộ về vật chất, phi vật chất.
2.4.1.2 Nhóm giải pháp tăng doanh thu
Thứ nhất, để thực hiện tốt các chỉ tiêu về doanh thu trong giai đoạn sắp tới Công ty có thể đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và công tác marketing
- Với thị trường nhập khẩu: trong kinh doanh phải nắm vững được thị trường, hiểu biết được các quy luật vận động của chúng để có các phản ứng kịp thời. Nhất thiết phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường vì nó rất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, nhất là trong công tác kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Trong quá trình nghiên cứu hoạt động của Công ty thì việc nghiên cứu
thị trường chưa thực sự tích cực, công ty nên chủ động tìm nguồn hàng, nhu cầu hàng hóa và giao dịch liên lạc với đối tác trước, sau đó tìm hiểu về văn hóa, pháp luật kinh tế , tập quán buôn bán của nhà nước đó…
- Với thị trường trong nước: để có khả năng nghiên cứu thâm nhập và mở rộng thị trường kinh doanh, bộ phận nghiên cứu thị trường cần hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Việc thu thập thông tin chính xác, kịp thời là vô cùng quan trọng trong việc kinh doanh hàng hoá nói chung và hàng nhập khẩu nói riêng.
Trên cơ sở thu thập xử lý những thông tin thị trường, Công ty sẽ xác định được chính xác thị trường mục tiêu, đưa ra các kế hoạch sản phẩm, kế hoạch marketing,.... Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thị trường tiến hành xem xét điều chỉnh giá bán cho phù hợp hoặc có những biện pháp cụ thể tăng giảm giá bán, trả lời được những câu hỏi như:
+ Khi nào khách hàng mua hàng của Công ty, khối lượng là bao nhiêu, quy cách chất lượng mẫu mã như thế nào?
+ Mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được?
+ Địa điểm, thời gian mà hàng hoá của Công ty được tiêu thụ mạnh?
Để hoàn thành được nhiệm vụ trên bộ phận nghiên cứu thị trường phải có những thông tin cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời và phản ánh chính xác tình hình thực tế. Để đạt được điều này Công ty cần dự báo được tình hình thị trường dựa vào các dự báo kinh tế, thông qua dự báo xu hướng, nhu cầu tiêu dùng... Đồng thời Công ty cũng cần tiếp cận đi sâu, đi sát vào thị trường, luôn coi trọng thị trường và vũ đài cạnh tranh đối với các đối thủ.
Thứ hai, Công ty cần lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp. Hoạt động trong cơ chế thị trường với mức độ ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp, kết hợp
chặt chẽ các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, giảm sự phụ thuộc vào biến động thị trường đồng thời thích ứng nhanh với sự biến động của môi trường kinh doanh. Tất cả các hoạt động kinh doanh trên thương trường đều phải được tính toán trên nhiều phương diện để đạt được doanh thu và hiệu quả cao nhất. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tận dụng hết cơ hội mà thị trường tạo ra trong khả năng của mình. Do vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương án kinh doanh sao cho phù hợp, đạt doanh số cũng như doanh thu bán hàng cao nhất.
2.4.1.3 Nhóm giải pháp giảm chi phí
- Giảm chi phí lãi vay, đây là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Muốn giảm được chi phí này doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tính toán lượng hàng nhập khẩu một cách hợp lý tránh tình trạng ứ đọng. Đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ từ phía khách hàng, tránh tình trạng nợ lâu, nợ xấu.
- Giảm chi phí nhập khẩu: bằng cách thực hiện tốt các khâu trong quá trình nhập khẩu, kiểm tra hàng hóa, vận chuyển, bảo quản hàng hóa, tránh thất thoát chi phí.
- Giảm chi phí vận chuyển, bốc xếp, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa cũng là khâu để giảm chi phí lưu giữ bảo quản hàng hóa.
- Tìm kiếm nguồn hàng mới với giá cả thấp hơn. Với các đối tác nước ngoài quen thuộc, Công ty cũng nên chú ý vào nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh sao cho đàm phán cho lợi nhất.
- Công ty cũng nên có các biện pháp phòng ngừa thay đổi về tỷ giá hối đoái, vì khi tỷ giá thay đổi theo hướng tăng thì sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu tính theo nội tệ của Công ty. Các biện pháp này thường hướng đến 3 mục tiêu sau: giảm sự biến động của dòng lưu chuyển tiền tệ, giảm rủi ro từ hoạt động giao dịch ngoại tệ và
giảm sự biến động trong lợi nhuận kế toán. Tùy theo giá trị hợp đồng và thị trường mà có những biện pháp thích hợp để giảm thiểu rủi ro do thay đổi tỷ giá hối đoái.
2.4.1.4 Nhóm giải pháp tăng vòng quay vốn lưu động nhập khẩu
Thứ nhất, Công ty nên chủ động lập kế hoạch huy động vốn trong các giai đoạn cụ thể, đảm bảo nguồn vốn kinh doanh: khai thác nguồn vốn sẵn có trong Công ty, huy động vốn thông qua người lao động, vay ngắn hạn hoặc dài hạn…
Thứ hai, Công ty cũng cần thực hiện tốt công tác quản lý nguồn vốn. Có thể tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa để tăng số vòng quay vốn kinh doanh, gia tăng lợi nhuận cho Công ty. Công ty nên chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp, an toàn để tránh được tình trạng ứ đọng vốn hay tận dụng các khoảng vốn của các nhà cung cấp bằng hình thức thanh toán chậm. Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để tính toán chính xác dố lượng, chủng loại hàng hóa, tránh hàng tồn kho lâu và nhiều, ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động.