ĐOÀN PHÚ THÁI ĐẾN NĂM
2.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THỰC PHẨM TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
NHẬP KHẨU THỰC PHẨM TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI
Năm 2005, Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Đây là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam nói riêng và Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái nói riêng. Theo đúng cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo đúng lộ trình đã quy định. Thuế nhập khẩu giảm sẽ trực tiếp làm giảm chi phí nhập khẩu. Chi phí giảm, giá thành sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn trong thị trường trong nước, thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Gia nhập WTO, Công ty sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ với các nhà cung ứng khác trên thế giới. Số lượng nhà cung ứng tăng, Công ty sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn sản phẩm với mẫu mã đa dạng, chất lượng cao và giá thành hạ hơn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2.2.2 Khó khăn
Tỷ giá USD/VNĐ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu luôn là một nhân tố được quan tâm đầu tiên, tác động trực tiếp đến giá hàng hóa nhập khẩu. Tình hình tỷ giá hiện tại có xu hướng tăng, gây ảnh hưởng đến hci phí nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhà nước đang có chính sách thắt chặt việc mua ngoại tệ của các doanh nghiệp.Do vậy việc tiếp cận với các nguồn ngoại tệ từ Ngân hàng của Công ty là rất khó khăn. Nếu Công ty không mua được USD kịp thời, Công ty có thể sẽ không nhập khẩu kịp hàng hóa phân phối trong nước theo đúng kế hoạch đã đề ra, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Việc thanh toán chậm cho đối tác làm mất uy tín cỉa Công ty trên thị trường quốc tế, gây khó khăn trong việc tạo dựng những mối quan hệ hợp tác lâu dài, mở rộng mối quan hệ với các nhà cung ứng mới.
Các đối thủ cạnh tranh, cả trong nước và quốc tế tăng trong giai đoạn qua. Thực phẩm là loại mặt hàng không có sự khác biệt lớn, do vậy khi các đối thủ mới
xuất hiện, Công ty phải chịu một áp lực cạnh tranh lớn, đòi hỏi phải có những biện pháp giảm chi phí, tăng chất lượng phục vụ nhằm tăng tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Lạm phát trong nước sau khủng hoảng ở mức cao làm một bộ phận người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán ra của sản phẩm. Công ty cần có các biện pháp kích cầu phù hợp với tình hình thị trường. 2.3 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU THỰC PHẨM TỪ THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PHÚ THÁI