c- Tâm lý sợ mất tiền, sợ tiền mất giá do lạm phát cao
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan chức năng
Nhà nước với các cơ quan chức năng của mình đảm bảo điều tiết một nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, tránh các đột biến làm giảm bất thường giá trị của các khoản tiền gửi tại ngân hàng, tạo nên sự mất ổn định về tâm lý, mục đích gửi tiền, khiến cho người dân hướng tới những giao dịch tiền tệ ngoài ngân hàng.
- Từng bước củng cố môi trường pháp lý ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Xây dựng một nền kinh tế lành mạnh, cạnh tranh công bằng. Xây dựng các bộ luật nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
- Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong và ngoài nước.
- Nhà nước cần phải tiến hành phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường chứng khoán vì đây là kênh huy động đem lại khối lượng vốn khá lớn cho các NHTM. Chính phủ cần bổ sung các văn bản pháp luật, liên tục kiểm tra giám sát các hoạt động trên thị tường chứng khoán để thị trường này phát triển một cách bền vững.
3.3.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước với chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm soát, điều tiết việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Muốn thế, ngân hàng nhà nước phải thực hiện các biện pháp sau:
- Tiếp tục có biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn đinh giá trị của đồng nội tệ vì ổn định giá trị là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, bởi nếu lạm phát cao đồng tiền bị mất giá sẽ khiến người dân chuyển qua giữ tài sản dưới dạng tích lũy vàng, ngoại tệ…vì thế ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước, hoàn thiện các quy định quản lý, đặc biệt là việc nâng cao năng lực giám
sát và quản lý rủi ro đối với các hoạt động của các tổ chức tín dụng.
- Xây dựng và phát triển thị trường tiền tệ : bao gồm hoàn thiện những điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phù hợp với chuẩn mực của Việt Nam. Nâng cao năng lực xây dựng và điều hành chính sach tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển toàn diện các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng,đa dạng về sở hữu và về loại hình, đủ điều kiện hoạt động lành mạnh, ổn định và nâng cao năn lực cạnh tranh; đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các TCTD theo nguyên tắc thị trường.
3.3.3.Kiến nghị với Agribank Việt Nam
Agribank là cơ quan quản lý, điều hành toàn bộ hệ hống hoạt động của các ngân hàng thành viên. Vì vậy Agribank có trách nhiệm trong phát triển toàn bộ hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển vốn của chi nhánh. Để có thể nâng caohiệu quả huy động vốn của mình, chi nhánh rất cần có sự hỗ trợ tác động, giúp đỡ của Agribank
- Các sản phẩm huy động vốn của các NHTM rất đa dạng và tiện ích, tuy nhên, Agribank quy định các hình thức huy động vón chưa đa dạng, một số hình thức không còn phù hợp. Vì thế, Agribank cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức huy động vốn đồng thời mở và tạo chủ động cho các chi nhánh có thể áp dụng các hình thức huy động vốn mới chưa có trong quy định phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Agribank cần phải tiến hành đầu tư vào trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, hoạt động ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Về công tác cán bộ, Agribank ban hành quy chế luân chuyển cán bộ và thực hiện nghiêm túc vì chỉ có luân chuyển cán bộ mới có thể tạo ra luồng sinh khí kinh doanh mới, tăng cường chất lượng công tác, tự kiểm tra chéo có hiệu quả, tạo tâm lý quen thuộc với sự thay đổi, đổi mới.
- Thường xuyên tổ chức hội thảo giữa các chi nhánh để tiến hành trao đổi kinh nghiệm, và để từ đó đưa ra hướng phát triển cho toàn bộ hệ thống.
KẾT LUẬN
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với ngành Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng. Một trong những cơ hội mở ra đó là tăng cường mở rộng các hoạt động của ngân hàng, trong đó có hoạt động huy động vốn. Nhưng đồng thời, nó cũng đưa đến những thách thức do sự cạnh tranh gay gắt đến từ các ngân hàng TMCP trong và ngoài nước. Trong bối cảnh đó, hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Phú Thọ đã đạt được những thành công tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với khả năng của một trong những ngân hàng lớn nhất của Việt Nam, từ đó đặt ra yêu cầu phải tăng cường, mở rộng mạnh mẽ hoạt động huy động vốn hơn nữa để Chi nhánh tiếp tục giữ vững vị thế hàng đầu của mình trên địa bàn.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề đã phân tích tình hình hoạt động huy động vốn tại chi nhánh, đưa ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng, xem xét nguyên nhân và qua đó đánh giá được những kết quả cũng như hạn chế trong công tác huy động của chi nhánh. Trên cơ sở lý thuyết và thực tế đó mà đưa ra các giải pháp căn bản giúp chi nhánh khắc phục những điều còn hạn chế cũng như phát huy thế mạnh của mình. Từ những phân tích về môi trường kinh doanh, lợi thế về uy tín, năng lực, cơ sở vật chất…ta có thể khẳng định Agribank chi nhánh Phú Thọ hoàn toàn có thể tăng cường huy động vốn hơn nữa. Chi nhánh cần đẩy mạnh các hoạt động marketing về sản phẩm huy động vốn, chủ động tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình cũng như nâng cao sức cạnh tranh hơn nữa trên địa bàn. Trên cơ sở thực tế tại chi nhánh, chuyên đề cũng đưa ra những kiến nghị cho Agribank Việt Nam về những thay đổi để hoàn thiện hơn nữa nghiệp vụ huy động vốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình ngân hàng thương mại - PGS.TS Phan Thị Thu Hà 2. Tiền tệ - ngân hàng và thị trường tài chính - Miskin
3. Báo cáo tổng hợp tình hình huy động vốn 3 năm 2010 – 2012 của Agribank chi nhánh Phú Thọ
4. Báo cáo kết quả kinh doanh 2010 – 2012 của Agribank chi nhánh Phú THọ 5. Đề án huy động vốn giai đoạn 2012- 2015 của Agribank chi nhánh Phú