c- Tâm lý sợ mất tiền, sợ tiền mất giá do lạm phát cao
2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Thọ
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn luôn là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng nói chung và với Agribank Phú Thọ nói riêng. Đây là nghiệp vụ luôn được chi nhánh trú trọng, quan tâm. Quan hệ giữa người gửi tiền và Ngân hàng thực chất là quan hệ giữa bên mua và bên bán. Hai bên cùng thực hiện mục đích đồng vốn sinh lời trong mối quan hệ. Lãi suất tiền gửi phải được căn cứ vào giá cả tiền tệ cung - cầu trên thị trường, phù hợp với chính sách tiền tệ của nhà nước, phù hợp với chỉ số lạm phát theo hướng lãi suất phải đảm bảo thực dương.
Nguồn vốn nội tệ, nguồn vốn ngoại tệ huy động được ổn định, góp phần tích cực cho việc đầu tư tín dụng vào nông nghiệp nông thôn, các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhờ có các chính sách huy động vốn hấp dẫn cũng như các chiến lược huy động hiệu quả như tăng cường và mở rộng huy động vốn ở các trường học, các đơn vị hành chính sự nghiệp, bệnh viện bằng các hình thức mở tài khoản thanh toán, phục vụ thanh toán, chuyển tiền cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức huy động vốn đa đạng, phong phú về loại hình, kỳ hạn, lãi suất... nên nguồn vốn huy đông của Chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của Agribank Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1.Kế hoạch 3793 4415 5479
2. Huy động 3679 4680 6129
Tốc độ tăng liên hoàn 14.4% 27.2% 30.9% Trong đó:
- Huy động từ dân cư 3120 3951 5305
Mức gia tăng liên hoàn 337 831 1354
Tốc độ tăng liên hoàn 12.1% 26.6% 34.3%
- Huy động từ TCKT 559 728 824
Mức gia tăng liên hoàn 70.4 169 96
Tốc độ tăng liên hoàn 14.4% 30.2% 13.2%
3.Thực hiện kế hoạch 97% 106% 111.8%
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Từ bảng số liệu có thể thấy, trong 3 năm, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Phú Thọ đã tăng đáng kể từ 3679 tỷ đồng tới 6129 tỷ đồng. Đặc biệt là năm 2012 tăng 1.449 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31% so năm 2011. Nhìn chung, vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động với trung bình khoảng 85%. Trong khi đó, măc dù có chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, hiệu quả huy động vốn của chi nhánh từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn chưa cao và tỷ trọng của nguồn vốn này có xu hướng giảm.
Do chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế 2008-2009, tăng trưởng vốn huy đông của chi nhánh năm 2010 chỉ ở mức 14.44% và không hoàn thành kế hoạch. Trong năm 2011 và 2012, chi nhánh Agribank Phú Thọ đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện như: thực hiện giao khoán chỉ tiêu huy động vốn đối với người lao động, triển khai các chương trình tiết kiêm dự thưởng, duy trì thực hiện tốt mối quan hệ với một số khách hàng có nguồn vốn không kỳ hạn nhưng ổn định như: Công ty super phốt phát và hóa chất Lâm Thao, Bảo hiểm xã hội. Tăng cường phối hợp bảo đảm thanh toán, chi trả kịp thời giữ được tín nhiệm nên số dư tiền gửi bình quân tăng dần...Đặc biệt, sau khi chỉ thị của Thống đốc NHNN khống chế trần lãi suất huy động, dòng tiền gửi dân cư đã dịch chuyển từ các ngân hàng nhỏ về các ngân hàng lớn. Vì vậy nguồn vốn từ dân cư của NHNo ổn định và tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ dân cư là 34.27%
năm 2012 so với năm 2011 cho thấy rõ điều đó. Ngược lại, tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ các tổ chức kinh tế sau khi tăng mạnh vào năm 2011 đên 30.23%, do sự điều chỉnh trần lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước cũng như tình trạng khó khăn chung trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên toàn quốc, tăng trưởng nguồn vốn này chỉ đat 13.19% năm 2012. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng lớn đến tổng vốn huy đông. Trong 2 năm này, Agribank Phú Thọ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Những năm gần đây, nền kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ, năng động. Agribank Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và các nước đang phát triển, nguồn thu nhập chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, thu lãi tiền vay chiếm tỷ lệ 90-95% tổng thu nhập ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của hoạt động tín dụng như sau:Thực hiện hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đối với cá nhân và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ. Cho vay xây dựng & sửa chữa nhà ở, cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố Thẻ tiết kiệm, Kỳ phiếu, Trái phiếu . Đặc biệt với vai trò là tổ chức tín dụng chủ lực trong việc cung ứng vốn phục vụ “Tam Nông”, Chi nhánh Agribank tỉnh Phú Thọ tập trung đầu tư vốn cho các các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế xã hội của tỉnh ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng qua các năm tại Agribank chi nhánh Phú Thọ
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ tín dụng cuối kỳ
Kế hoạch Tỷ đồng 5.125 5.690 6.628
Thực hiện Tỷ đồng 5.125 5.689,6 6.628
Mức gia tăng liên hoàn Tỷ đồng 800 564,6 938,7
Tốc độ tăng liên hoàn % 18,5 11 16,5
Chất lượng tín dụng
Tổng dư nợ xấu Tỷ đồng 67 51,9 41,7
Tỷ lệ nợ xấu % 1,31 0,91 0,63
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Về tổng dư nợ, từ bảng số liệu có thể thấy tổng dư nợ của chi nhánh qua các
năm 2010-2012 luôn tăng trưởng ổn định và hoàn thành kế hoạch. Cụ thể: Năm 2010 mức tăng tổng dư nợ cuối kỳ là 800 tỷ, đạt tốc độ 18,5%. Trong khi đó, con số này năm 2011 chỉ là 564,6 tỷ với tốc độ tăng chỉ 11%. Nguyên nhân của sư giảm này là do có sư điều chỉnh cơ cấu tỷ trọng cho vay phi sản suất từ 18,5% cuối năm 2010, đến cuối 2011 còn 9,09%, đảm bảo dưới mức tối đa theo quy định. Đến năm 2012, Chi nhánh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp mở rộng dư nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao chất lượng dư nợ giai đoạn 2012-2015. Đồng thời triển khai chương trình cho giáo viên vay vốn mua máy tính trả góp; mở rộng cho vay thấu chi đối với cán bộ viên chức thuộc khối giáo viên, bệnh viện, huyện ủy, ủy ban, các Đoàn thể, cơ quan Công an, Quân đội cấp huyện, thị..; giảm dư nợ cho vay phi sản xuất và hạn chế đầu tư các lĩnh vực sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn rủi ro...Nhờ vậy, tổng dư nợ cuối năm tăng 938,7 tỷ, đạt tốc độ 16,5%.
Về chất lượng tín dụng: Kết quả thưc hiện giám sát việc đôn đốc thu hồi nợ
cho vay trung dài hạn, đặc biệt là đối với các khoản vay lớn không phân kỳ trả nợ hoặc có thời hạn, kỳ hạn cho vay không hợp lý của các chi nhánh loại 3; Cơ cấu lại nợ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước. Đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Chỉ đạo quyết liệt việc phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ xấu, nợ XLRR, lãi tồn đọng đồng thời hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Do vậy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đã giảm đáng kể từ 1,31% năm 2010 chỉ còn 0,63% khi kết thúc năm 2012.
Về cơ cấu tín dụng: Agribank tỉnh Phú Thọ với nhiệm vụ đầu tư vốn cho sự
cho các chương trình dự án, đề án phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Dư nợ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 5.125 5.689,6 6628,3
Dư nợ quốc doanh 136 2,6 210 3,7 253,6 3,8
Dư nợ ngoài quốc
doanh 1.455 28,4 1.503,7 26,4 1.451,6 21,9
Dư nợ hợp tác xã 46 0,9 44 0,8 47 0,7
Dư nợ hộ sản xuất 3.488 68,1 3.931,9 69,1 4.876,1 73,56 Tđó: Dư nợ nông
nghiệp nông thôn
4.410 86 4.962 87 5.861 88
Trong cả giai đoạn, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 90%/ tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và số Hộ gia đình- cá nhân trong nông nghiệp, nông thôn còn dư nợ chiếm 88,4% số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng. Hoạt động tín dụng của Agribank tỉnh Phú Thọ đang ngày càng tạo ra sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa hệ thống Agribank với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và bà con nông dân, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để Agribank phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, từng bước củng cố nâng cao chất lượng tín dụng và tổ chức triển khai thành công các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2.1.2.3. Các sản phẩm dịch vụ
2.1.2.3.1.Kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ kiều hối
Trong giai đoạn 2010-2012, chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới, tỷ giá USD/VNĐ có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên trị trường nên việc đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa và nguyên vật liệu sản xuất gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện rõ trong doanh số
thanh toán xuất nhập khẩu và lượng chi trả kiều hối qua chi nhánh Agribank Phú Thọ tăng trưởng thấp. Thậm chí trong năm 2012, lượng thanh toán hàng nhập khẩu giảm so với năm 2011 chỉ bằng 94,7% và thanh toán hàng xuất khẩu chỉ tăng 3,9%.
Bảng 2.4: Tình hình mua bán ngoại tệ và thanh toán xuất nhập khẩu
Đơn vị:1000 USD
Mua bán ngoại tệ & Thanh
toán xuất nhập khẩu Doanh 2010 2011 2012
số (%) so 2009 Doanh số (%) so 2010 Doanh số (%) so 2011 1. Mua bán ngoại tệ
-Tổng mua ngoại tệ 32.915 122 43.076 131 60.838 141
-Tổng bán ngoại tệ 32.913 122 43.044 131 60.817 141
2. Thanh toán xuất nhập khẩu
-Thanh toán hàng xuất khẩu 73.857 136 84.179 114 87.482 103 -Thanh toán hàng nhập khẩu 53.802 124 59.562 111 55.202 94
- Chi trả kiều hối 23.612 122 31.531 133 35.678 113
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Trong bối cảnh đó, chi nhánh Agribank Phú Thọ vẫn tích cực triển khai các chương trình, chiến dịch để quảng bá sản phẩm cũng như triển khai các nghiệp vụ chi trả kiều hối qua các kênh mới như MayBank, Bank of NewYork Mellon Taipei tới 100% cán bộ lãnh đạo và cán bộ chi trả kiều hối trực tiếp tại chi nhánh loại 3 trong toàn tỉnh. Chi nhánh Phú Thọ có điểm chi trả Western Union lọt vào câu lạc bộ 500 điểm chi trả tốt nhất hệ thống. Được cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm tại Hàn Quốc...Kết quả cho thấy doanh số mua bán ngoại tệ tăng trưởng tốt trong 3 năm với 31% năm 2011 và 41% năm 2012.
2.1.2.3.2. Các sản phẩm dịch vụ khác
Dịch vụ thẻ ATM của chi nhánh Agribank Phú Thọ đang đạt được nhiều kết quả khả quan, luôn vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng số thẻ ATM là 59.029 thẻ năm 2010 đã tăng 27% trong mỗi năm 2011 và 2012 đạt đến con số 95.567 thẻ ở cuối giai đoạn. Số dư tài khoản thẻ đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011: từ 80,3
tỷ năm 2010 đă tăng 85% lên tới 148,5 tỷ năm 2011. Đến năm 2012, con số này lalf 217,7 tỷ, tăng 46,6% so với cùng kỳ.
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobilebanking của chi nhánh cũng tăng đáng kể trong 3 năm từ 35.350 khách hàng năm 2010 đến 64.150 khách hàng năm 2012.
Doanh số bán bảo hiểm ABIC mà trong đó sản phẩm chủ yếu là bảo an tín dụng cũng tăng trưởng tốt vượt mức kế hoạch. Cụ thể, năm 2010, doanh số bán bảo hiểm ABIC của chi nhánh là 10,9 tỷ đồng, hưởng hoa hồng là 2,2 tỷ. Năm 2011 và năm 2012, doanh số đạt lần lươt là 12,2 tỷ và 14,6 tỷ, thu phí hoa hồng là 3,3 tỷ và 3,4 tỷ.
2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Agribank Phú Thọ trong những năm 2010-2012
Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn có nhiều khó khăn với nền kinh tế Việt Nam. Biến động phức tạp về lãi suất, tỷ giá và giá vàng đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng. Đặc biệt các chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước khi quy định trần lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay và các quy định hỗ trợ cho các hộ SX-KD đã tạo ra nhiều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Thọ
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1.Tổng thu nhập 941,2 1373,1 1309,8
Mức gia tăng liên hoàn 318 431,9 -63,3
Tốc độ tăng liên hoàn 50,8% 45,9%
2.Tổng chi phí 850,6 1243,0 1167,7
Mức gia tăng liên hoàn 291 392,4 -75,3
Tốc độ tăng liên hoàn 51,8% 45%
3.Lợi nhuận 90,6 130,1 142,1
Tốc độ tăng liên hoàn 44% 43,6% 9,2%
( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)
Qua bảng số liệu có thể thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng tốt trong năm 2010 và 2011. Với sự tăng trưởng đồng đều trong cả thu nhập và chi phí ở mức khoảng 50% năm 2010 và 45% năm 2011, lợi nhuận trong 2 năm này của chi nhánh lần lượt là 90,6 tỷ và 130,1 tỷ. Tuy nhiên, trong năm 2012, cả thu nhập và chi phí đều giảm so với năm 2011. Mặc dù vậy chi nhánh vẫn có lãi là 142,1 tỷ tuy chỉ tăng 9,2% so với năm 2011.
2.2. Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Agribank Phú Thọ
2.2.1. Tổ chức, chính sách và quy trình huy động vốn tại chi nhánh Agribank Phú Thọ
2.2.1.1 Tổ chức huy động vốn tại chi nhánh
Mỗi ngân hàng đều có hệ thống cơ cấu tổ chức các phòng ban với chức năng nhiệm vụ riêng, vì vậy cơ cấu tổ chức huy động có sự khác biệt giữa các ngân hàng. Agribank là ngân hàng có hệ thống lớn nhất Việt Nam hiện nay với các phòng giao dịch được mở ở cả những xã vùng sâu vùng xa. Đây là một lợi thế lớn với công tác huy động tiết kiệm từ dân cư khi các cán bộ có điều kiện tiếp cận với người dân ở các nơi.
Hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Phú Thọ cũng được tổ chức theo một cơ cấu nhất định. Ban lãnh đạo của Chi nhánh có vai trò rất lớn trong bộ máy huy động vốn thông qua việc phê duyệt các quyết định về chiến lược, chính sách huy động vốn trong từng thời kỳ, quyết định triển khai các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn mới đồng thời tham gia vào việc quan hệ đối với các khách hàng lớn như các tập đoàn, công ty để duy trì đa dạng các nguồn tiền gửi thông qua việc giao dịch thanh toán của họ, góp phần vào việc huy động vốn hiệu quả tại Chi nhánh.
Phòng Kế toán Ngân quỹ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Việc phân chia như vậy đã làm cho việc huy động vốn tại Chi nhánh được chuyên môn hóa. Thường xuyên nắm bắt các thông tin về khách hàngđể đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Phòng Kế hoạch tổng hợp nắm bắt thị trường mục tiêu để từ đó