Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng vốn của SAIGONBANK Hà Nội

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài gòn công thương chi nhánh Hà Nội (Trang 43)

Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp

Bảng 2.4: Cơ cấu sử dụng vốn của SAIGONBANK Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn vốn huy động 450 430 542

Tổng dư nợ 560 620 600

Tỷ lệ vốn huy động/tổng

dư nợ (%) 80,36 69,35 90,33

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội các năm 2010 - 2012)

Tốc độ dư nợ tín dụng ổn định. Năm 2010 dư nợ cho vay là 560 tỷ đồng. Đến năm 2011, dư nợ cho vay tăng 60 tỷ đồng, tương đương 11,01%. Sang năm 2012, dư nợ cho vay giảm 20 tỷ, Điều này được giải thích bởi trong năm 2011 chỉ số lạm phát rất cao . Đồng hành cùng các Doanh nghiệp khó khăn SAIGONBANK đã triển khai rộng rãi đến các khách hàng chương trình hỗ trợ lãi suất nên dư nợ tín dụng của cả hệ thống SAIGONBANK nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng đều tăng cao, nhìn vào những con số này có thể thấy Chi nhánh hoạt động khá tốt, đạt được các chỉ tiêu đã đặt ra.

- Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế

Do sự tác động của tình trạng lạm phát của giai đoạn trước cùng với sự biến động của giá vàng và những thay đổi trên thị trường ngoại hối đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng trong năm 2010 và tiếp tục tăng trong năm 2011 nhằm khắc phục những khó khăn của mình. Việc nhu cầu vay vốn tăng cao đã làm cho lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, có lúc lên đến 20%/năm. Điều này càng làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Đến cuối năm 2011, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ngày càng phát sinh và có xu hướng gia tăng. Năm 2012, NHNN can thiệp và giảm lãi suất cho vay từ 3-6% so với năm 2011 nhưng vẫn phát sinh vấn đề là tín dụng tăng thấp nhưng khả năng mở rộng tín dụng khó khăn, nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tăng và chiếm 4,47% tổng dư nợ của nền kinh tế. Tất cả những biến động trên đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của chi nhánh Hà Nội, làm cho dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trong năm 2011 và giảm vào năm 2012, một phần do phải lựa chọn khách hàng tốt để cho vay, một phần do

các doanh nghiệp hạn chế vay để đầu tư trong bối cảnh khủng hoảng chung của nền kinh tế trong nước. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh nói riêng và hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung.

- Cơ cấu cho vay theo thời gian

Năm 2010, tổng dư nợ của chi nhánh là 560 tỷ đồng, trong đó dư nợ ngắn hạn là 385 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 68,75%, dư nợ trung và dài hạn là 175 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,25%. Đến năm 2011, dư nợ tín dụng là 620 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó mức dư nợ ngắn hạn của chi nhánh là 422 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 68,06%) và mức dư nợ trung dài hạn là 198 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31,94%). Có thể thấy mức dư nợ ngắn hạn của chi nhánh năm 2011 đã tăng 37 tỷ đồng và mức dư nợ trung dài hạn cũng tăng 23 tỷ đồng so với năm 2011.

2.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh khác

Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như: Thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh… Các dịch vụ này không những góp phần đa dạng hóa hoạt động mà còn làm gia tăng thu nhập cho Chi nhánh. Hiện nay hoạt động dịch vụ đang là mũi nhọn của các NHTM trên cả nước, Chi nhánh Hà Nội cũng lấy đây là mục tiêu kinh doanh của Chi nhánh.

Hiện tại, tại Chi nhánh mới chỉ phát triển các nghiệp vụ truyền thống như chuyển tiền trong nước, quốc tế, phát hành thẻ ATM, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và chiết khấu. Trong đó:

Hoạt động thanh toán đối ngoại

Doanh số thanh toán đối ngoại của chi nhánh Hà Nội năm 2010 là 12 triệu USD, chiếm khoảng 6,5% tổng doanh số của toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng . Năm 2011, doanh số thanh toán đối ngoại là 9 triệu USD, giảm 3 triệu USD (tương ứng là 25%) so với năm 2010. Đến năm 2012, chi nhánh có doanh số thanh toán đối ngoại tăng, đạt khoảng 10,5 triệu USD, so với năm 2011 tăng 1,5 triệu USD, tương ứng với 16,67%. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do trong giai đoạn 2010 - 2012 thị trường ngoại hối gặp nhiều khó khăn: tình trạng doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ không bán cho ngân hàng, tín dụng ngoại tệ giảm mạnh do doanh nghiệp ngại vay vì rủi ro tỷ giá, biến động tỷ giá ngoại tệ theo giá vàng trên

thị trường và có sự chênh lệch tỷ giá ngoại tệ trong và ngoài ngân hàng. Đến quý II năm 2012, tỷ giá mới đi vào ổn định. Với những nguyên nhân trên đã làm ảnh hưởng đến doanh số thanh toán đối ngoại của chi nhánh Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Sài Gòn Công Thương nói chung.

Hoạt động kế toán - thanh toán trong nước

Tính đến năm 2012, số khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh là 1280 doanh nghiệp và số khách hàng cá nhân mở tài khoản tại chi nhánh là 1190 cá nhân. Đây là một con số đáng kể. Việc quản lý các tài khoản tiền gửi là rất khó khăn và phức tạp nên phòng kế toán của chi nhánh có trên 10 thanh toán viên làm công việc này. Việc tổ chức thanh toán nhanh chóng an toàn và thuận lợi của chi nhánh đã góp phần tạo được niềm tin của khách hàng đối với chi nhánh. Đồng thời công tác thanh toán qua ngân hàng cũng được chi nhánh chú trọng. Chi nhánh thực hiện thanh toán bù trừ trục tiếp với khách hàng trên địa bàn Hà Nội nên đẩy mạnh tốc độ thanh toán ngoài hệ thống. Đối với công tác thanh toán liên hàng, chi nhánh thực hiện thanh toán 100% qua máy vi tính vì vậy đảm bảo được thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn.

Việc ngày càng nhiều khách hàng đến mở tài khoản tại chi nhánh đã làm cho hoạt động thanh toán của chi nhánh thu được kết quả tốt. Cụ thể, năm 2010, doanh số thanh toán của chi nhánh đạt 10 tỷ đồng. Năm 2011, chi nhánh thu từ dịch vụ thanh toán số tiền là 13 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so với năm 2010 ( tăng 30% ). Đến năm 2012, doanh số thanh toán của chi nhánh là 16,5 tỷ đồng, tăng 3,5 tỷ đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 26,92%. Như vậy doanh thu từ hoạt động thanh toán của chi nhánh tăng dần qua các năm góp phần làm tăng thu nhập cho chi nhánh.  Hoạt động kinh doanh thẻ

Hiện nay, việc sử dụng thẻ đã dần trở nên quen thuộc với mọi người, đặc biệt đối với các doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp, vấn đề sở hữu một chiếc thẻ đang là nhu cầu cấp thiết đồng thời mang lại cho người sử dụng những tiện ích thiết thực. Vì vậy, hoạt động dịch vụ thẻ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương cũng ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và góp phần tăng thêm thu nhập cho hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Ra đời từ năm 2004, với nhiều chức năng tiện ích, sử dụng đơn giản và thuận tiện, thẻ đa năng

SAIGON BANKCARD ngày càng được nhiều khách hàng biết đến, tin tưởng và sử dụng. Năm 2010, số thẻ đa năng phát hành mới của Saigonbank là 16976 thẻ, trong đó chi nhánh Hà Nội phát hành 1141 thẻ, chiếm tỷ trọng 6,79 % trong tổng số thẻ phát hành mới của toàn hệ thống ngân hàng Sài Gòn Công Thương. Đến năm 2011, số thẻ phát hành mới là 1275 thẻ, tăng so với năm 2010 là 154 thẻ với tỷ lệ tăng tương ứng là 13,5 %. Năm 2012, số thẻ phát hành mới tiếp tục tăng, đạt 1405 thẻ, tăng 130 thẻ so với năm 2011 với tỷ lệ tương ứng là 10,2%.

2.1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Những kết quả mà SAIGONBANK chi nhánh Hà Nộiđạt được trong giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng tổng kết sau:

Bảng2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Sài gòn công thương chi nhánh Hà Nội (Trang 43)