Sơ đồ 2: Sơ đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp
Bảng 2.2 Tỷ trọng nguồn huy động vốn của SAIGONBANK Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/giả m so với năm 2010 (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng/ giảm so với năm 2011 (%) Vốn huy động từ dân cư 225,24 50,05 240,16 55,85 + 6,62 315,4 58,19 + 24,39 Vốn huy động từ các TCKT 215,51 47,89 178,5 41,51 - 17,17 212,8 39,26 + 19,22 Vốn huy động từ các TCTD 9,25 2,06 11,34 2,64 + 22,59 13,8 2,55 + 21,69 Tổng nguồn vốn huy động 450 100 430 100 - 4,44 542 100 + 26,05
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội các năm 2010 - 2012)
- Phân loại theo tính chất nguồn vốn huy động
Đối với nguồn vốn huy động từ dân cư, đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 225,24 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,05 % trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 240,16 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,85 %, tăng so với năm 2010 là 14,92 tỷ đồng với tỷ lệ tương ứng là 6,62 %. Đến năm 2012, chi nhánh đã huy động được từ dân cư số tiền là 315,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 58,19%, tăng so với năm 2011 là 75,24 tỷ đồng với tỷ lệ 24,39 %. Điều này cho thấy công tác huy động vốn từ dân cư của chi nhánh đã đạt được kết quả tốt thông qua việc sử dụng công cụ lãi suất mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng các hình thức huy động, đảm bảo bí mật và an toàn vốn cho khách hàng, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, vận động, tổ chức khuyến mãi, tặng quà nhằm thu hút lượng tiền gửi trong dân cư.
Đối với nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, chi nhánh cũng đạt được những kết quả nhất định. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là 215,51 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,89 % trên tổng nguồn vốn huy động. Đây là một tỷ lệ tương đối lớn cho
thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tương đối đồng đều giữa khách hàng dân cư và khách hàng là các tổ chức kinh tế
- Phân loại theo kỳ hạn
Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của chi nhánh. Năm 2010, vốn không kỳ hạn là 40,03 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 8,9 % trên tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, nguồn vốn này đạt 44,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,28 %, tăng so với năm 2010 số tiền là 4,17 tỷ đồng với tỷ lệ tương ứng là 10,42 %. Đến năm 2012, chi nhánh tiếp tục huy động được 50,13 tỷ đồng vốn không kỳ hạn, chiếm tỷ trọng 9,25%, tăng 5,93 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng là 13,42% ) so với năm 2011. Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn nhưng nguồn vốn không kỳ hạn đã có sự gia tăng qua các năm cho thấy khả năng thu hút khách hàng đối với các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của chi nhánh, góp phần gia tăng nguồn vốn huy động và tiết kiệm chi phí vì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp.
Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, điều này chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng khá ổn định, sẽ thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
- Phân loại theo tiền tệ
Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa, tiền tệ diễn ra rộng khắp trên toàn thế giới, theo đó hoạt động thanh toán cũng liên quan đến nhiều quốc gia và nhiều loại tiền tệ khác nhau. Nền kinh tế càng phát triển thì tiền trong giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua các trung gian là hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo cho việc giao dịch được nhanh chóng, thuận tiện. Vì vậy Ngân hàng cần huy động nhiều loại tiền khác nhau, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn mà còn giải quyết nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Ngoài nguồn vốn huy động bằng nội tệ, chi nhánh Hà Nội cũng đã tiến hành huy động một số loại ngoại tệ như USD, EUR, chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm.
.
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như hoạt động huy động vốn là điều kiện cần thì sử dụng vốn là điều kiện đủ. Sử dụng vốn là nghiệp vụ hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mỗi NHTM. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động vốn nhiều mà không cho vay được thì dễ có nguy cơ đưa Ngân hàng tới chỗ thua lỗ, thậm chí phá sản. Do vậy, bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, việc sử dụng vốn cần phải được hết sức quan tâm.
Trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã rất chú trọng và nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này, đây được coi là nghiệp vụ đem lại thu nhập chính cho Ngân hang, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất
Hoạt động tín dụng được triển khai dưới nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng với nhiều thời hạn khác nhau như: Cho vay ngắn, trung, dài hạn; Cho vay quốc doanh, ngoài quốc doanh; CVTD; Chiết khấu…
Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương đã nhanh chóng bắt kịp với xu thế và tốc độ chung của toàn ngành Ngân hàng cũng như các Ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương. Thành tựu đó có thể thấy rõ qua việc tăng trưởng hoạt động sử dụng vốn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của SAIGONBANK Hà Nội