Trước khi tiến hành quy hoạch tại khu dân cư Núi Nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom nước thải và xử lý nước thải. Vì đây là một khu quy hoạch mới dân cư thưa thớt, có một số gia đình rải rác chủ yếu tập trung trên đường Nguyễn Trãi và Thoại Ngọc Hầu, nước thải từ nhà họ đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Hiện nay khu dân cư Núi Nhỏ đã thực hiện giải tỏa mặt bằng và tiến hành san nền đến cao độ thiết kế cũng như hệ thống đường đã được hoàn chỉnh. Khu dân cư cũng đang tiến hành xây dựng các hạng mục nhà ở. Bên cạnh đó thì mạng lưới thoát nước bẩn vẫn chưa được triển khai xây dựng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng cũng như khi khu dân cư đi vào khai thác sử dụng.
Các đường ống chính dẫn nước thải quy hoạch ở giai đoạn 1/2000 đã được xây dựng hoàn chỉnh. Hệ thống cống dẫn nước thải từ các khu nhà sẽ đổ vào hệ thống cống này.
Tại phía đông nam khu dân cư Núi Nhỏ, bên bờ kênh Rạch Giá vừa cho xây dựng nhà máy xử lý nước thải có công suất lớn nhất từ trước đến nay tại địa phương, nhà máy này có nhiệm vụ xử lý toàn bộ nước thải từ khu trung tâm thị trấn Núi Sập và đổ ra kênh Rạch Giá.
Đánh Giá: - Thuận Lợi:
Vì hiện nay tại khu vực vẫn chưa có mạng lưới thoát nước thải, nên trong quy hoạch sẽ được xây dựng mới hoàn toàn nên dễ dàng trong việc thiết kế, quy hoạch, đồng thời kết hợp với các hệ thống hạ tầng khác.
Đã xây dựng nhà máy xử lý thoát nước thải mới có công suất lớn có khả năng xử lý toàn bộ nước thải cho khu vực, đồng thời khoảng cách từ nhà máy này đến khu vực quy hoạch là tương đối gần nên chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước sẽ tương đối thấp, đồng thới tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng dựng nhà máy mới.
- Khó Khăn:
Là quy hoạch mới hoàn toàn nên vốn đầu tư ban đầu sẽ tương đối lớn. Việc dẫn nước về trạm xử lý tương đối xa nên việc cống chôn sâu sẽ gây khó khăn cho thi công và tốn chi phí lớn.
II Giải Pháp Quy Hoạch
1 Vị Trí Nhà Máy Xử Lý Nước Thải
Theo định hướng quy hoạch chung ban của toàn dự án khu trung tâm thị trấn Núi Sập thì toàn bộ nước thải của khu đô thị sẽ được dẫn về trạm xử lý tập trung phía Đông Nam của dự án. Nước thải sau khi xử lý phải đạt giới hạn A theo quy chuẩn hiện hành. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hạng mục công trình phải được xử lý bằng các ngăn tự hoại hoặc xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn Việt Nam trước khi được đấu nối với hệ thống thoát nước thải chung của khu vực.
Ưu Điểm:
Không cần xây dựng nhà mày xử lý nước thải nên sẽ giảm được chi phí. Nhà máy nằm xa khu quy hoạch nên đảm bảo được các yêu cầu vệ sinh môi trường .
Có ưu điểm nhiều trong quản lý tập trung, xử lý nước thải sẽ do nhà máy xử lý tập trung ngoài khu quy hoạch đảm nhận, việc quản lý mạng lưới thoát nước sẽ do khu đảm nhận.
Phù hợp với định hướng chung trong việc thu gom, xử lý nước thải của toàn dự án khu trung tâm thị trấn Núi Sập.
Nhược Điểm: do nhà máy nằm xa nên độ sâu chôn cống sẽ lớn.
Kết Luận: Vậy nước thải của khu vực thiết kế sẽ được dẫn về nhà máy là hoàn toàn phù hợp với định hướng chung của tp và đảm bảo được các yêu cầu về cách ly và vệ sinh môi trường.
2 Vạch Tuyến Thoát Nước.
a Phân Chia Lưu Vực Thoát Nước
- Địa Hình Hướng Dốc:
khu vực thiết kế có hướng dốc chủ đạo từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Trên các tuyến đường lê lợi, nguyễn đình chiểu, đường số 1, đường số 2 đều có độ đều đổ về một hướng xuống tây nam.
Tuyến đường lê lợi là nơi trũng nhất của khu thiết kế với cao độ 3.0 tạo thành đường tụ thủy cho toàn bộ khu vực.
- Phân Chia Lưu Vực Thoát Nước:
Vì đây là thiết kế chi tiết thoát nước 1/500 nên việc phân chia lưu vực thoát nước ở đây có nghĩa là phân chia cụ thể các đối tượng hộ gia đình nào có nhu cầu thoát nước bẩn sẽ do cống thoát nước nào đảm nhận.
Trên các tuyến đường do có chiều rộng 7m -9m bố trí cống thoát nước thải ở hai bên đường, các hộ gia đình có mặt tiền hướng ra cống thoát nước gần nhất thì nhu cầu thoát nước thải sẽ do cống đó đảm nhận.
b Vạch Tuyến Hệ Thống Thoát Nước.
Các tuyến cống thu nước sẽ được đi 2 bên đường, vì theo quy định bố trí hệ thống thoát nước thải trang 67 của QCVN 01-2008 thì đối với lòng đường ≥ 7m thì phải làm cống thoát nước bẩn 2 bên đường
Dựa vào độ dốc chủ đạo của khu vực từ Tây Bắc xuống Đông Nam có cao độ thấp nhất tại tuyến đường lê lợi là đường tụ thủy của toàn khu vực sinh viên thiết kế mạng lưới thoát nước như sau:
Tôn trọng các thiết kế thoát nước ở giai đoạn 1/2000: các đường ống thoát nước chính trên các tuyến đường lê lợi, đường nguyễn đình chiểu, đường số 1 và đường số 2 có hướng dốc từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc hướng về trạm xử lý phía đông nam khu dân cư núi nhỏ. Các tuyến ống dẫn nước chính trên là hoàn toàn phù hợp với cao độ nền thiết kế ở giai đoạn 1/500.
Các tuyến cống thoát nước nhánh sẽ đi tới từng đối tượng thoát nước cụ thể, đảm bảo thoát nước nhanh chóng và hoàn toàn. Các tuyến cống nhánh của từng lô nhà sẽ tổ chức đấu nối vào các đường cống chính phía trên theo vị trí gần nhất và đảm bảo hướng dốc chủ đạo của toàn khu vực thiết kế
Dựa vào bảng 5-1 TCVN 51-2008 để đặt các giếng thăm trên tuyến cống ( 20-30m đối với đường kính cống 150-300mm;.
Vị trí các giếng thăm đặt giữa 2 nhà liền kề. Đánh số thứ tự các giếng thăm để tính toán . Các đoạn ống băng qua đường cần đặt ở vị trí ngắn nhất nhằm để giảm cường độ tải của xe cộ qua lại tác động lên ống.
Các tuyến ống chuyển góc cần đặt giếng thăm.
Kết Luận : việc vạch tuyến thoát nước như trên rất phù hợp với địa hình khu vực thiết kế với hầu hết các tuyến cống có độ dốc bám sát địa hình tự nhiên. Các tuyến cống đi ngắn với lưu vực thoát nước phân chia rõ ràng dễ dàng trong việc quản lý.