0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Chính sách tiền tệ bị phụ thuộc nặng nề vào nước Mỹ Trong trường hợp đôla

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HOÁ (Trang 36 -40 )

hoá chính thức, chính sách tiền tệ và chính sách lãi suất của đồng tiền khi đó sẽ

do nước Mỹ quyết định. Trong khi các nước đang phát triển và một nước phát triển như Mỹ không có chu kỳ tăng trưởng kinh tế giống nhau, sự khác biệt về

chu kỳ tăng trưởng kinh tế tại hai khu vực kinh tế khác nhau đòi hỏi phải có

những chính sách tiền tệ khác nhau.

- Đô la hoá chính thức sẽ làm mắt đi chức năng của ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng của các ngân hàng. Trong các nước đang phát triển chưa bị đô la hoá hoàn toàn, mặc dù các ngân hàng có vốn tự có thấp, song công chúng vẫn tin tưởng vào sự an toàn đối với các khoản tiền gửi của họ tại các ngân hàng. Nguyên nhân là do có sự bảo lãnh ngầm của Nhà nước đối với

các khoản tiền này. Điều này chỉ có thể làm được đối với đồng tiền nội tệ, chứ

toàn, khu vực ngân hàng sẽ trở nên bất ổn hơn trong trường hợp ngân hàng thương mại bị phá sản và sẽ phải đóng cửa khi chức năng người cho vay cuối cùng của ngân hàng trung ương đã bị mắt.

- Tuy đôla hoá mang lại sự ôn định kinh tế cho quốc gia. Nhưng một nền kinh

tế đôla hoá sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi liên quan đến giá trị đồng USD, dù có sự thay đổi ấy bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế nước Mỹ. Và khi

USD, dù có sự thay đổi ấy bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế nước Mỹ. Và khi

đồng USD dao động so với các đồng tiền mạnh khác thì các nước đôla hoá sẽ

không có cách nào đề đối phó hữu hiệu. Bởi họ đã trao quyền điều hành chính sách tiền tệ cho FED là nơi phát hành đồng đô la.

sách tiền tệ cho FED là nơi phát hành đồng đô la.

Nước thực hiện đôla hoá sẽ không thể ứng phó với các cú sốc kinh tế. Ví dụ: Trước sự biến động của giá dầu trên thị trường quốc tế, nước đôla hoá sẽ không

thể thay đổi tỉ giá hối đoái để ứng phó.

Nước thực hiện đôla hoá đánh mất ưu quyền tiền tệ của mình. Về cơ bản, ưu

quyền tiền tệ là lợi nhuận thu được từ phát hành tiền. Đây là một hoạt động kinh tế rất có lãi vì chi phí in tiền, phát hành tiền thấp hơn rất nhiều so với giá

kinh tế rất có lãi vì chi phí in tiền, phát hành tiền thấp hơn rất nhiều so với giá

trị hàng hoá mà giấy bạc phát hành sẽ mua được. Chính phủ Mỹ thu được 25 tỉ USD mỗi năm từ ưu quyền tiền tệ. Và khi người dân các nước khác giữ tờ đô la trong tay, họ đã góp phần làm giàu cho Bộ Tài chính Mỹ.

Một nhược điểm nữa của đôla hoá là các nước giữ đô la nơm nớp lo sợ nạn đô la giả. Trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật rất cao, việc chống tiền giả ngay

trên đất Mỹ còn khó khăn, huống gì những nước kém phát triển hơn Mỹ! Đôla hoá còn có thể gây rủi ro về chính trị. Khi nước EL-SALVADOR tiến hành

hoá còn có thể gây rủi ro về chính trị. Khi nước EL-SALVADOR tiến hành

đôla hoá, đảng đối lập gọi đó là hành động bán mình cho đề quốc.

Đối với quốc gia không đôla hoá, gặp khi hệ thống ngân hàng ngoại thương (NHTM) lâm vào nguy cơ phá sản, Chính phủ nước đó có thể khắc phục bằng cách cho phép NHTW in thêm tiền, thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng đề tăng khả năng thanh toán cho các ngân hàng. Giải pháp này không thể thực

hiện đối với một nền kinh tế đã đôla hoá toàn phần. Bởi vì NHTW nước này đã

3) Kết luân về tác đông của hiên tương đôla hoá đối với nước ta.

Hiện tượng đôla hoá ở nước ta thuộc loại hình đôla hoá không chính thức.

Nhà nước ta chưa có văn bản pháp quy nào thừa nhận tình trạng đôla hoá trong nền kinh tế. Nhưng đôla hoá ở nước ta là có thật thông qua những dẫn chứng sau đây:

Thứ nhất, theo báo cáo thường niên năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN VN) gửi các tổ chức tài chính quốc tế, trong cơ cấu tổng phương tiện thanh toán năm 2002, tỉ trọng tiền gửi bằng ngoại tệ năm 2001

chiếm 31,7%, năm 2002 chiếm 28,45%. Theo IMF thì khi tiền gửi ngoại tệ các

ngân hàng so với tiền cung ứng (M2) mà lớn hơn 30% thì nền kinh tế của nước đó đang trong tình trạng ĐLH cao.

Thứ hai, Nghị quyết 4 của BCH TW Đảng (khoá 8), riêng trong phần tiền tệ — ngân hàng, Nghị quyết ghi: “Đẩy nhanh tốc độ thực hiện nguyên tắc trên đất

nước Việt Nam phải thanh toán bằng đồng Việt Nam”.

Thứ ba, tại kỳ họp thứ 8 (QH khoá X), nhiều đại biểu QH đã chất vấn Thống đốc NHNN VN về vấn đề ĐLH. Thống đốc Lê Đức Thuý đã giải trình, đại ý

đốc NHNN VN về vấn đề ĐLH. Thống đốc Lê Đức Thuý đã giải trình, đại ý

như sau: “... Đồng đô la và tình trạng đôla hoá đang gia tăng, xử lý vấn đề này rất khó... Chúng tôi đã mời và tham khảo ý kiến chuyên gia nước ngoài về các

bước đi để xử lý tình trạng đôla hoá. Nhưng thú thực với QH, đó là một cuộc

chiến gay go và chắc chắn là chưa thể giải quyết một sớm, một chiều...” Nhưng dẫn chứng đã nêu thể hiện nỗi băn khoăn của Đảng và Nhà nước trước hiện tượng đôla hoá. Và chính vì vấn đề đôla hoá không thể giải quyết

một sớm, một chiều, nên Nhà nước chưa có những biện pháp quyết liệt, khả thi

đề ngăn ngừa và đây lùi tình trạng đôla hoá.

Khách quan mà nói, đôla hoá cũng mang lại một số lợi ích như: Nó làm tăng nguồn dự trữ ngoại tệ của Nhà nước. Các NHTM huy động được tiền gửi bằng ngoại tệ để cho các doanh nghiệp vay thanh toán hàng hoá và chi phí nhập

khẩu, phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Nó hạn chế những khoản kiều

hối “chui”. Nó góp phần làm thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế của Nhà nước.

Bên cạnh những mặt tích cực, đôla hoá cũng phát sinh nhiều tiêu cực, gây

tác động xấu đối với nền kinh tế và xã hội. Cụ thể, nó là phương tiện tiếp tay

cho một bộ phận thương nhân bắt chính sử dụng USD vào việc buôn lậu tại các cửa khẩu; nó là kẽ hở để một số Việt kiều gửi vốn ngoại tệ về nước đầu tư

“chui”; không loại trừ bọn phản động quốc tế và trong nước sử dụng đô la để

làm mắt an ninh kinh tế - chính trị của đất nước. Nó gây khó khăn cho việc

hoạch định chính sách tiền tệ, cho việc chính toán lượng tiền cung ứng phù hợp

với yêu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ.

Đối với các NHTM, do chạy theo lợi nhuận, đã gia tăng tình trạng đôla hoá

tài sản Nợ của họ. Nhiều ngân hàng đã từng bị điêu đứng trước sự có thừa

ngoại tỆ, thiếu nội tệ, đến mức nếu không được NHNN trợ giúp kịp thời bằng

nghiệp vụ hoán đồi tiền tệ (SWAP), thì nhiều ngân hàng đã mắt khả năng thanh toán.

Như vậy, Đôla hoá tác động đến nền kinh tế Việt Nam mang tính 2 mặt. Vì

vậy, chúng ta phải tìm cách khắc phục những mặt tiêu cực và phát huy những mặt tiêu cực của hiện tượng này.

Chương III. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP. L ĐỊNH HƯỚNG CỬA DÁNG VÀ NHÀ NƯÓC.

L ĐỊNH HƯỚNG CỬA DÁNG VÀ NHÀ NƯÓC.

Đôla hoá là tình trạng khó tránh khỏi đối với các nước có xuất phát điểm

thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nên kinh tế và đẩy mạnh hội nhập quốc tế

như Việt Nam. Tâm ly lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch... không thể một sớm một chiều xoá bỏ hay giảm triệt được.

Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính phủ và ngân hàng Trung ương trong vấn đề đô la hoá là rất rõ ràng: xoá bỏ đô la hoá trong nên kinh tế -xã hội nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế,vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật,điều chỉnh tâm lý xã hội trọng lộ trình thực thi nhiều cơ chế kinh tế nghiệp vụ ngân hàng cụ thể nối tiếp nhau, nâng vị thế

của đồng tiền Việt Nam trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.

Nghị quyết IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá 8) trong phần đề cập những chủ trương chính sách lớn, riêng trong lĩnh vực tiền tệ-ngân hàng

một lần nữa khẳng định yêu cầu "Đẩy nhanh tiến độ thực hiện nguyên tắc trên

đất nước Việt Nam phải thanh toán bằng tiền Việt Nam”

Việc xoá bỏ đô la hoá không thể xử ly theo quan điểm xoá bỏ sạch trơn, phủ

định tất cả. Trong giai đoạn hiện nay cần cố gắng khai thác mặt lợi, thu hút vốn đô la trong dân vào hệ thống ngân hàng, đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế- xã hội. Thị trường ngoại tệ và hoạt động kinh doanh tiền tệ ở nước ta đang hội nhập với thị trường tiền tệ quốc tế. Nói kiềm chế, đẩy lùi và hạn chế các mặt tiêu cực, có nghĩa làchúng ta chấp nhận sự tồn tại của đô la hoá ở những mặt tích cực khách quan. Điều quan trọng nhất là Nhà Nước ta phải giữ vai trò chủ

động để điều chỉnh hiện tượng đô la hoá; nhất quyết phải có các giải pháp hành

chính - kinh tế - giáo dục đồng bộ để triệt tiêu các mặt tiêu cực của đô la hoá.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HIỆN TƯỢNG ĐÔ LA HOÁ (Trang 36 -40 )

×