Huy động sự tham gia của các cộng đồng thì vấn đề giáo dục môi trường là cần thiết; giáo dục ở đây bao gồm cả giáo dục trong nhà trường và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. (Trang 58)

giáo dục ngoài xã hội. Giáo dục môi trường trong nhà trường đang được triển khai dưới sự chỉ đạo của Chính phủ trong kế hoạch từ nay đến 2010. Giáo dục môi trường trong nhà trường bao gồm từ việc đào tạo những cán bộ chuyên môn về các lĩnh vực có liên quan đến tài nguyên và môi trường, tại các trường đại học, cao đẳng đến việc đưa giáo dục môi trường vào các cấp, bậc và ngành học. Các chương trình giáo dục môi trường được triển khai rộng khắp dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, có sự trợ giúp của một số tổ chức quốc tế. Giáo dục môi trường được tiến hành theo phương thức lồng ghép với các môn học như: đạo đức, tiếng Việt, lao động kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giảng dạy như một môn học chính khóa, và đưa vào các hoạt động ngoại khóa.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường, phân loại rác tại nguồn ở từng thôn, xóm và trên toàn xã. Thông qua đó, khen thưởng, biểu dương các cá nhân có thành tích tốt.

3.3.2. Một số kiến nghị

Cần mở rộng mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng, đặc biệt đối với các làng, xã mà ở đó xí nghiệp môi trường đô thị không thể thực hiện được hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Các mô hình này hoạt động tốt vừa giúp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí mà lại nâng cao được ý thức của người dân. Thêm vào đó giúp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư.

Nhà nước nên có những hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật cho các địa phương có thực hiện mô hình này trong việc xử lý rác thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Người dân nên tham gia tích cực hơn nữa vào công tác bảo vệ môi trường ngay tại địa phương mình thông qua việc phân loại rác tại nguồn, thành lập các tổ dân lập thu gom rác thải.

KẾT LUẬN

Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng đã được áp dụng ở nhiều nơi, do các điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương khác nhau là khác nhau nên các mô hình này cũng khác nhau để phù hợp với điều kiện của từng địa phương.

“Mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây” tuy mới chỉ thực hiện trong một thời gian ngắn nhưng đã đem lại hiệu quả rất thiết thực cho xã Dương Nội. Chính vì vậy chúng ta nên nhân rộng mô hình này ra các địa phương khác nhằm huy động được nguồn lực trong nhân dân để bảo vệ môi trường.

Trong quá trình thực hiện mô hình này, các địa phương trong đó có xã Dương Nội cũng gặp không ít khó khăn. Do đó em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình.

Mặc dù đã thực sự cố gắng nhưng bài viết của em chắc chắn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Em rất mong các thầy, các cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng ở xã Dương Nội, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây. (Trang 58)