- Chính sách xã hội:
GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH.
3.3.1.1. Về phía chính quyền dịa phương:
- Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là hoạt động của các tổ thu gom. Kịp thời có biện pháp hỗ trợ nếu các thôn, xóm có yêu cầu để mô hình được hoạt động thông suốt.
- Trưởng thôn, trưởng xóm nên đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác thải ngay từ hộ gia đình. Điều này sẽ giúp cho việc xử lý rác thải hiệu quả hơn, giảm gánh nặng cho người thu gom, do đó tiết kiệm chi phí xử lý chất thải.
- Các phương tiện, thiết bị thu gom vận chuyển rác thải cần được đầu tư hơn nữa nhằm nâng cao năng lực của tổ thu gom.
- Giám sát, quản lý công tác thu gom, vận chuyển rác thải của tổ thu gom, đồng thời đôn đốc, nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm túc các quy định đã đề ra về vệ sinh môi trường. Có biện pháp xử lý kịp thời nếu xảy ra vi phạm.
- Giải quyết các xung đột nếu xảy ra giữa các thành viên trong cộng đồng dân cư về vấn đề môi trường một cách kịp thời, tránh để kéo dài.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường giúp nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò và các giá trị của môi trường sống, giúp họ nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình.
- Có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân có đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường, các hộ gia đình thực hiện tốt.
- Khi xem xét đến danh hiệu “Gia đình văn hóa” cần quan tâm đến yếu tố vệ sinh môi trường, điều này sẽ nâng cao ý thức của người dân.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng giữa cán bộ chính quyền địa phương và người dân trong quản lý hoạt động của mô hình này. Phối hợp với cộng đồng để cộng đồng phải được tham gia từ khâu lập kế hoạch, thực thi và giám sát hoạt động của mô hình. Như thế thì hoạt động của mô hình này mới đi vào lòng dân, mới có hiệu quả.