Việc xây dựng lại hệ thống tổ chức quản lý, phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận đã được công ty thực hiện nhưng cần phải hoàn thiện hơn nữa để khai thác triệt để năng lực của cán bộ công nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty Cổ phần Việt CNC.
Trong thời gian tới công ty cần phải điều chỉnh hệ thống tổ chức quản lý theo hướng:
Phân công hợp lý, đúng người, đúng việc, phù hợp với trình độ chuyên môn.
Phân bổ chức năng, nhiệm vụ cho các phòng ban một cách hợp lý, tránh trồng chéo không cần thiết.
Cần thực hiện triệt để cơ chế quản lý để các phòng ban có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Đồng thời có cơ sở đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng thành viên; qua đó có chế độ thưởng phạt, đảm bảo công bằng, bình đẳng
giữa các bộ phận, cá nhân, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Việt CNC em thấy, mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ cũng như thị trường xuất khẩu nhưng xuất khẩu mây tre đan vẫn là hoạt động mang lại lợi ích đáng kể cho công ty.
Với những lý thuyết đã học tại trường Đại Học Ngoại Thương và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Việt CNC, em hi vọng đưa ra được những giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại công ty Cổ phần Việt CNC thông qua đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng
mây tre đan tại Công ty Cổ phần Việt CNC”. Hy vọng rằng trong những năm tới
đây, công ty Cổ phần Việt CNC sẽ có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu mây tre đan nói riêng.
Cuối cùng, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo Nguyễn Lệ Hằng, các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của Công ty Cổ phần Việt CNC đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản thu hoạch này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Bùi Xuân Lưu, PGS.TS Nguyễn Hữu Khải (2009), Giáo trình kinh
tế ngoại thương, NXB Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
2. GS. NGƯT Đinh Xuân Trình, Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động xã hội.
3.PGS.TS Ngô Kim Thanh, PGS.TS Lê Văn Tâm (2009), Giáo trình quản trị
chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Giáo trình thương mại điện tử và ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp (2008), trường Đại học ngoại thương.
5. Vũ Hữu Tửu (2007), Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB Lao động xã hội.