3. Hiệu suất sử dụng vốn (%) 31,72 35,67 + 3,95 39,03 + 3,36
Nguồn: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
Nhìn vào kết quả trên ta thấy mức độ sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm chỉ chiếm < 40% trong tổng nguồn vốn huy động được. Ngân hàng huy động được rất nhiền vốn nhưng lượng vốn Ngân hàng sử dụng lại rất ít, điều đó chứng tỏ Ngân hàng chưa sử dụng triệt để nguồn vốn huy động được vào kinh doanh dẫn đến lãng phí nguồn vốn huy động được, tiền nhàn rỗi còn quá lớn trong khi lượng vốn huy động này không được sử dụng để tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng thì số vốn đó mỗi năm Ngân hàng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền. Điều này khiến lợi nhuận của Ngân hàng chưa tối ưu hóa, vốn của Ngân hàng chưa được khai thác một cách triệt để, làm mất đi một lượng chi phí trả lãi của Ngân hàng mỗi năm và đặt ra cho Ngân hàng một thách thức lớn trong những năm sắp tới Ngân hàng cần có chiến lược kinh doanh nhiều hơn, rõ ràng và cụ thể hơn, sử dụng số tiền huy động nhiều hơn và hiệu quả hơn.
2.3.Đánh giá hoạt động huy động vốn tại các phòng GD - SGD NHNo&PTNT Việt Nam
2.3.1. Đánh giá kết quả huy động vốn tại các phòng GD- SGD
Báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm cho thấy SGD NHNo&PTNT Việt Nam đã có sự nỗ lực rất lớn trong việc huy động vốn, tổng nguồn huy động vốn năm sau cao hơn năm trước, năm 2007 là 6488 tỷ đồng, năm 2008 là 8.221 tỷ đồng, năm 2009 là 10.990 tỷ đồng, cơ cấu vốn huy động hợp lý. Vốn huy động dài hạn chiếm tỷ trọng cao. Như vậy đã đáp ứng được nhu cầu cho vay dài hạn và NH cũng dễ dàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn. Đạt được kết quả này là do trong
những năm qua NH đã có những hoạt động tích cực trong công tác huy động vốn như: tăng lãi suất đối với các khoản tiền gửi trong thời gian dài, linh hoạt hơn trong việc gửi tiền và rút tiền, dùng lãi suất để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, luôn giữ được mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống, dịch vụ chăm sóc khách hàng cùng lãi suất huy động luôn làm hài lòng các khách hàng mới.
Cùng với việc áp dụng hệ thống thanh toán bằng hệ thống điện tử thì công tác phát triển nguồn nhân lực tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam cũng luôn được quan tâm. Hàng năm SGD NHNo&PTNT Việt Nam vẫn thường gửi cán bộ, nhân viên đi đào tạo nâng cao trình độ về công tác tín dụng, thường xuyên mở các lớp học về cách ứng xử với khách hàng, do đó đội ngũ cán bộ của SGD luôn được đánh giá cao trong cách nhìn nhận từ phía khách hàng.
2.3.2. Những kết quả đã đạt được của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
Tính đến năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mai thế giới (WTO). Việc mở rộng cánh cửa hội nhập mang lại cho nền kinh tế - xã hội của nước ta không ít thuận lợi và khó khăn. Sự biến động mạnh mẽ của thị trường trong nước và thế giới gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội nói chung và SGD NHNo&PTNT nói riêng. Với sự đoàn kết nhất trí từ ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên hoạt động của SGD vẫn liên tục phát triển và luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam, 3 năm liền là đơn vị lá cờ đầu toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Những thành công đó đã được Ngân hàng Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, Chính phủ nhà nước ghi nhận và tặng thưởng cho SGD bằng khen của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bằng khen của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, cờ thi đua của Chính phủ, huân chương lao động hạng III.
Ngoài ra, SGDNHNo&PTNT Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả trong hoạt động huy động vốn như:
- SGD luôn nỗ lực duy trì và phát triển các nguồn tiền gửi, mở rộng mạng lưới phục vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng với các hình thức tiền gửi như: Tiền gửi có kỳ hạn khác nhau (không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng,…) bằng nội tệ, ngoại tệ, kỳ phiếu có mục đích, chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền, khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng từng bước đổi mới, đầu tư các trang thiết bị hiện đại nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc, đơn giản hóa các thủ tục trong các nghiệp vụ giao dịch.
- Công tác tiếp thị, quảng cáo đã được Ngân hàng quan tâm chú trọng ngay từ đầu (công tác tuyên truyền quảng cáo trên truyền hình, trên báo đài, trên internet…) đã được khách hàng trong nước và quốc tế biết đến như một Ngân hàng uy tín, chất lượng.
2.3.3. Những mặt hạn chế còn tồn tại của SGD NHNo&PTNT Việt Nam
Bên cạnh những kết quả đã đạt được SGD NHNo&PTNT Việt Nam vẫn còn những tồn tại cần khắc phục:
- Nguồn vốn ngoại tệ có những biến động mạnh, đặc biệt vào thời điểm cuối năm còn tình trạng thiếu hụt thanh khoản, công tác quản lý thanh khoản còn bất cập, chưa bài bản, chưa phối hợp tốt giữa công tác kế hoạch với điều hành công tác quản lý thanh khoản, chưa dự báo được dòng tiền trong hệ thống. Việc điều hành chưa tuân thủ các cơ chế đã ban hành và chưa rõ người, rõ trách nhiệm.
- Việc thu hút vốn còn gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh về lãi suất, loại hình sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.
- Công tác thông tin phòng ngừa rủi ro từ khách hàng chưa được cập nhật thường xuyên. Công tác dự báo về rủi ro nền kinh tế còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Dịch vụ cung cấp cho khách hàng còn hạn chế như: dịch vụ chuyển tiền quốc tế, dịch vụ chuyển tiền điện tử. Các dịch vụ này chưa được khách hàng sử dụng thường xuyên vì phí dịch vụ là quá cao.
- Hệ thống rút tiền tự động còn bị hạn chế bởi mức tiền, lượng tiền được rút tối đa một ngày là không quá 20 triệu đồng, đặc biệt hơn gần đây các máy rút tiền tự động thường xuyên bị lỗi khiến khách hàng không thể rút được tiền từ tài khoản của mình. Đây là hạn chế rất lớn của Ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi cùng với việc sử dụng dịch vụ rút tiền từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế.
2.3.4. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại
- Nguồn vốn ngoại tệ tại SGD còn chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, tình trạng thiếu cán bộ, đặc biệt là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm.
- Việc huy động vốn của Ngân hàng trở nên khó khăn hơn do xuất hiện các kênh thu hút vốn với lãi xuất hấp dẫn, kỳ vọng lợi ích lớn như: thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp, trái phiếu công trình,…
- SGD hoạt động trên địa bàn có nhiều Ngân hàng thương mại khác nhau như: Vietcom Bank, Ocean Bank, Lienviet Bank,… với đủ các loại hình huy động vốn khác nhau nên sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng rất gay gắt trên các mặt: lãi suất huy động, cho vay, phí dịch vụ.
- Một số loại hình dịch vụ của Ngân hàng phí sử dụng còn quá cao.
- Ngoài ra yếu tố thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của Ngân hàng. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng cao, giá vàng tăng đột biến, thị trường bất động sản thất thường tác động mạnh đến tâm lý người dân, ảnh hưởng không nhỏ tới việc huy động vốn của Ngân hàng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC PGD - SỞ GIAO