II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Xây dựng mô hình rừng trồng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh: Được dựa trên dự thảo “Quy trình kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng keo (Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai) sau khai thác’’ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hà Nội năm 2006. [1]
- Đánh giá sinh trưởng của cây tái sinh.
Trên cơ sở mô hình rừng trồng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn định vị và đại diện cho khu vực nghiên cứu, mỗi ô tiêu chuẩn diện tích 300 m2 (15 x 20m), lặp lại 3 lần để đo đếm thu thập số liệu hàng năm.
- Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng: + Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) + Sinh trưởng đường kính 1,3 m (D1.3) + Chất lượng rừng
+ Trữ lượng rừng (M)
2. 3.2. Phương pháp thu thập số liệu
Trên cơ sở các ô tiêu chuẩn định vịđã được đo đếm thu thập số liệu hàng năm, tiến hành đo đếm các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, đường kính
3
- Các chỉ tiêu đo đếm: Tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (D0), sinh trưởng đường kính 1.3 m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán (Dt), lượng tăng trưởng hàng năm vềđường kính, chiều cao và trữ lượng rừng.
- Cấp sinh trưởng của cây: Được đánh giá thông qua mục trắc và dựa vào phân cấp chung của ngành, sinh trưởng của cây được chia làm 3 cấp như sau: Cấp I (Tốt): Cây sinh trưởng tốt, sức sống tốt, không sâu, bệnh
Cấp II (TB): Cây sinh trưởng bình thường
Cấp III (Xấu): Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, bị sâu hoặc bệnh làm ảnh hưởng đến sức sinh trưởng.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu điều tra sinh trưởng được xử lý theo phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp bằng chương trình Spss 16.0 và Excell 5.0 trên máy vi tính [4]. Tính toán các đặc trưng mẫu: + Trung bình mẫu: ∑ = = n i i X n X 1 1
Trong đó: n - dung lượng mẫu Xi - Trị số quan sát thứ i + Sai tiêu chuẩn mẫu: ( )2
1 1 1 ∑ = − − ± = n i i X X n Sd + Tỷ lệ sống trên ha (TLS): = ×100 Nbd Nht TLS (%) Trong đó: Nht: là mật độ rừng hiện tại Nbd: là mật độ trồng rừng ban đầu + Hệ số biến động (S%) được tính theo công thức: % .100
X Sd
S = Trong đó: S% : là hệ số biến động
4
X : là trung bình mẫu
Hệ số biến động là chỉ tiêu biểu thị mức độ biến động bình quân của dãy trị số quan sát, chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ đồng đều của cây (Hvn; D1.3; Dt). Hệ số biến động càng nhỏ sinh trưởng cây sinh trưởng càng đồng đều và ngược lại.
+ Thể tích thân cây được tính theo công thức [3]: . . ( ) 4 3 2 3 , 1 H f m D Vc =Π Vc : Thể tích trung bình của cây 2 3 , 1
D : Đường kính trung bình của cây
H : Chiều cao trung bình của cây f : Hình số tự nhiên (= 0.5)
π : 3.14
+ Tính trữ lượng gỗ cho một ha rừng trồng, dùng tiêu chuẩn . M =n×V
Trong đó: M : là trữ lượng của một ha rừng trồng n : là số cây trong một ha rừng trồng
V : là thể tích cây bình quân + Lượng tăng trưởng bình quân năm:
∆M = M/A (m3/ha/năm)
Trong đó: ∆M: lượng tăng trưởng bình quân hàng năm M : là trữ lượng cây đứng trên một ha. A : là tuổi của cây
- Đánh giá sinh trưởng rừng trồng (D1.3, Hvn, Dt): Sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố (Anova) trong phần mềm Spss được áp dụng cho kiểu thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ để so sánh, đánh giá sinh trưởng rừng Keo tai tượng tái sinh ở các vị trí.
+ Nếu xác suất của F (Sig.) > 0,05 thì sai khác về sinh trưởng (D1.3, Hvn, Dt) giữa các công thức không có ý nghĩa (sinh trưởng như nhau).
5
+ Nếu xác suất của F (Sig.) < 0,05 thì sai khác về sinh trưởng (D1.3, Hvn, Dt) giữa các công thức có ý nghĩa (sinh trưởng khác nhau rõ rệt).
- Đánh giá chất lượng rừng trồng (cấp sinh trưởng), đề tài sử dụng tiêu chuẩn (Chi-Squae) dạng (Pearson Chi-Squae để đánh giá. Kiểm định này được thực hiện thông qua thủ tục lập bảng chéo (Cross Tab) trong phần mềm Spss. Trong bảng kiểm định ở hàng Pearson Chi - Squae (được trình bày phần phục biểu).
+ Nếu xác xuất [Asymp.sig. (2 - sided)] > 0,05 thì chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng (cấp sinh trưởng) giữa các công thức thí nghiệm thuần nhất (chất lượng rừng như nhau).
+ Nếu xác xuất [Asymp.sig. (2 - sided)] < 0,05 thì chỉ tiêu phản ánh chất lượng rừng (cấp sinh trưởng) giữa các công thức thí nghiệm không thuần nhất (chất lượng rừng khác nhau rõ rệt).
6