Sinh trưởng đường kính D1.3

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình xúc tiến tái sinh và nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng keo tai tượng làm nguyên liệu giấy (Trang 26)

Cùng với chiều cao Hvn vút ngọn, đường kính D1.3 cũng phản ánh khả năng sinh trưởng của cây rừng có ý nghĩa quyết định đến trữ lượng rừng trồng ở tuổi khai thác. Từ dẫn liệu ở bảng 01 cho thấy phạm vi biến động về sinh trưởng đường kính bình quân D1.3 của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên 36 tháng tuổi ở các vị trí từ 8.3 - 8.5 cm, cụ thể vị trí chân = 8.5 cm, sườn = 8.4 cm, đỉnh = 8.2 cm và bình quân = 8.4 cm (phụ biểu 01). Như vậy, sinh trưởng đường kính D1.3 ở các vị trí chênh lệch nhau không lớn. Từ kết quả phân tích thống kê (phụ biểu 02,03) cho thấy chưa có sự khác biệt về đường kính D1.3 bình quân của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên ở các vị trí (sig > 0.05). Theo tiêu chuẩn phân hạng của Duncan (phụ biểu 04), các giá trị bình quân về đường kính đều nằm trong cùng một cột chứng tỏ sinh trưởng đường kính khá đồng đều hay là chưa có sự sai khác về ý nghĩa thống kê.

Hình 02: Sinh trưởng D1.3 Keo tai tượng XTTS tự nhiên

Từ kết quả ở bảng 01 đã cho thấy hệ số biến động đường kính D1.3 của Keo tai tượng ở các vị trí giao động từ 16.3 - 18.5 %, cụ thể: chân = 18.5 %, sườn = 17.8 %, đỉnh = 16.3% và bình quân = 17.5 %. Như vậy, sự biến động về đường kính của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên 36 tháng tuổi là tương đối

17

nhỏ chứng tỏ cây sinh trưởng ở các vị trí khá đồng đều. Từ kết quả phân tích thống kê sinh trưởng D1.3 ở các vị trí (phụ lục 03) cũng cho thấy các giá trị so sánh đều có sig > 0.05 nghĩa là chưa có sự khác biệt về sinh trưởng đường kính D1.3 ở các vị trí chân, sườn và đỉnh.

3.1.4. Sinh trưởng đường kính Dt .

Đường kính tán cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sinh trưởng và khả năng lợi dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng.

Sau 36 tháng tuổi, sinh trưởng đường kính tán bình quân của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên ở các vị trí như sau: chân = 3.2 m, sườn = 3.0 m, đỉnh = 3.1 m và bình quân = 3.1 m. Qua số liệu ở bảng 01 cho thấy giao động về đường kính tán của Keo tai tượng tái sinh tự nhiên từ 3.0 - 3.1 m như vậy là rất nhỏ, điều này phù hợp với thực tế ở giai đoạn 36 tháng tuổi sự khác nhau về sinh trưởng ở các vị trí là không rõ rệt.

3.1.5. Đánh giá cht lượng rng Keo tai tượng bng bin pháp XTTS

Để đánh giá chất lượng rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên theo các tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu, đề tài dùng tiêu chuẩn thống kê để kiểm tra tính độc lập về chất lượng rừng của Keo tai tượng.

Bảng 02: Đánh giá chất lượng Keo tai tượng XTTS tự nhiên

Cấp sinh trưởng Tốt Trung bình Xấu Tổng cộng Số lượng 103 22 10 135 Chân % trong vị trí 76.4% 14.6% 9.0% 100.0% Số lượng 97 20 12 129 Suon % trong vị trí 75.0% 15.8% 9.2% 100.0% Số lượng 93 21 12 126 Vị trí Dinh % trong vị trí 74.1% 16.5% 9.4% 100.0% Số lượng 293 63 34 390 Tổng cộng % trong vị trí 75.2% 15.6% 9.2% 100.0% Từ dẫn liệu bảng 02: Tỷ lệ cây tốt của rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên cao nhất chiếm từ 74.1 - 76.4 % tổng số cây,

18

tiếp đến tỷ lệ cây trung bình chiếm từ 14.6 - 16.5 % và cuối cùng thấp nhất là tỷ lệ cây xấu chiếm từ 9.0 - 9.4 % của tổng số cây trồng.

Kết quả chất lượng cây Keo tai tượng xúc tiến tái sinh tự nhiên ta thấy tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu ở các vị trí khá giống nhau. Kiểm tra thống kê bằng tiêu chuẩn kết quả cho thấy (phụ biểu 05) như vậy chứng tỏ Keo tai tượng tái sinh tự nhiên ở các vị trí chân, sườn và đỉnh chưa khác biệt đến chất lượng rừng trồng.

19

3.2. Đánh giá sinh trưởng rừng trồng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt trồng theo các mật độ.

Sau 30 tháng tuổi, số liệu đo đếm về sinh trưởng của Keo tai tượng trồng theo các mật độ được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 03: Tỷ lệ sống và sinh trưởng của Keo tai tượng 30 tháng tuổi

Mật độ (cây/ha) TLS (%) Hvn (m) SHvn (%) D1.3 (cm) SDo(%) Dt (m) 1.333 91.2 8.8 13.4 8.8 18.3 3.3 1.666 89.1 9.0 14.7 8.6 17.6 3.2 2.000 88.4 8.8 14.6 8.5 17.8 3.1 2.500 83.7 8.9 13.8 8.3 16.5 3.1 3.2.1. T l sng

Tỷ lệ sống là một chỉ tiêu phản ánh sự thành công trong công tác trồng rừng của các cơ sở sản xuất. Hiện nay trồng rừng theo hướng công nghiệp, thâm canh cao là tăng cường các biện pháp đầu tư kỹ thuật tổng hợp tác động vào rừng từ khâu tạo cây con, làm đất trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lâm phần đồng thời củng cố thêm tiềm năng của rừng để nâng cao sức sản xuất của rừng.

Số liệu thống kê sau 30 tháng tuổi bảng 03 cho thấy Keo tai tượng trồng thí nghiệm theo các mật độ có tỷ lệ sống từ 83.7 % - 91.2 %, cụ thể mật độ 1.333 cây/ha = 91.2 %, mật độ 1.666 cây/ha = 89.1 %, mật độ 2.000 cây/ha = 88.4 % và mật độ 2.500 cây/ha = 83.7 %. Như vậy rừng trồng có tỷ lệ sống khá cao và giảm dần theo tuổi.

3.2.2. Sinh trưởng chiu cao Hvn.

Chiều cao vút ngọn là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sinh trưởng của cây rừng có ý nghĩa quyết định đến trữ lượng rừng trồng sau này.

Từ dẫn liệu ở bảng 03 cho thấy phạm vi biến động về sinh trưởng chiều cao bình quân của Keo tai tượng 30 tháng tuổi từ 8.8 - 9.0 m, cụ thể như sau:

20

mật độ 1.333 cây/ha = 8.8 m, mật độ 1.666 cây/ha = 9.0 m, mật độ 2.000 cây/ha = 8.8 m và mật độ 2.500 cây/ha = 8.9 m. Như vậy, sinh trưởng Hvn ở các mật độ tương đối đồng đều (phụ biểu 06). Qua kết quả phân tích thống kê, chưa có sự khác biệt về chiều cao ở các mật độ trồng rừng (sig > 0.05). Mặc dù rừng trồng theo các mật độ khác nhau nhưng do mới ở giai đoạn 30 tháng tuổi, cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây rừng chưa xảy ra mạnh nên sự phân hóa về chiều cao chưa thực sự rõ rệt.

Hình 03: Sinh trưởng Hvn Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng

Từ bảng 03, hệ số biến động chiều cao Hvn của Keo tai tượng ở các mật độ từ 13.4 - 14.7%, cụ thể mật độ 1.333 cây/ha = 13.4%, mật độ 1.666 cây/ha = 14.7%, mật độ 2.000 cây/ha = 14.6% và mật độ 2.500 cây/ha = 13.8%. Như vậy, hệ số biến động về chiều cao của Keo tai tượng ở 30 tháng tuổi là nhỏ hay nói cách khác là cây trồng sinh trưởng trong các mật độ trồng rừng khá đồng đều.

3.2.3. Sinh trưởng đường kính (D1.3).

Cùng với chiều cao Hvn vút ngọn, đường kính D1.3 phản ánh khả năng sinh trưởng của cây rừng có ý nghĩa quyết định đến trữ lượng rừng trồng. Từ dẫn liệu ở bảng 03, phạm vi biến động về sinh trưởng đường kính D1.3 bình quân của Keo tai tượng 30 tháng tuổi từ 8.3 - 8.8 cm, cụ thể mật độ 1.333 cây/ha = 8.8 cm, mật độ 1.666 cây/ha = 8.6 cm, mật độ 2.000 cây/ha = 8.5 cm

21

và mật độ 2.500 cây/ha = 8.3cm (phụ biểu 07). Như vậy, sinh trưởng đường kính D1.3 của keo tai tương ở các mật độ chênh lệch nhau chưa nhiều. Kết quả phân tích thống kê (phụ biểu 08, 09,) cũng chưa có sự khác biệt về đường kính D1.3 bình quân của Keo tai tượng ở các mật độ 1.333 cây/ha; 1.666 cây/ha và 2.000 cây/ha (sig > 0.05), tuy nhiên so sánh sinh trưởng D1.3. Keo tai tượng giữa hai mật độ 1.333 cây/ha và 2.000 cây/ha đã có sự khác nhau rõ rệt. Điều này cũng phù hợp với thực tế ở giai đoạn 30 tháng tuổi, sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng của cây chưa xảy ra mạnh nên sự phân hóa về đường kính chưa thực sự khác biệt về ý nghĩa thống kê.

Hình 04: Sinh trưởng D1.3 Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng

Kết quả ở bảng 03, hệ số biến động đường kính của Keo tai tượng ở các mật độ biến động từ 16.5 - 18.3%, cụ thể mật độ 1.333 cây/ha = 18.3%, mật độ 1.666 cây/ha = 17.6%, mật độ 2.000 cây/ha = 17.8% và mật độ 2.500 cây/ha = 16.5%. Như vậy, biến động về đường kính D1.3 của Keo tai tượng 30 tháng tuổi khá nhỏ so với cây trồng từ hạt. Qua hệ số biến động về sinh trưởng chiều cao và đường kính D1.3 Keo tai tượng ta thấy hệ số biến động về đường kính luôn luôn lớn hơn hệ số biến động về chiều cao.

3.2.4. Sinh trưởng đường kính tán (Dt)

Đường kính tán là phản ánh sức sinh trưởng và khả năng lợi dụng không gian dinh dưỡng của cây rừng.

22

Ở 30 tháng tuổi sinh trưởng đường kính tán bình quân của Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng là: Mật độ 1.333 cây/ha = 3.3 m, mật độ 1.666 cây/ha = 3.2 m, mật độ 2.000 cây/ha = 3.1 m và mật độ 2.500 cây/ha = 3.1 m. Qua số liệu ở bảng 03, phạm vi biến động về đường kính tán của Keo tai tượng từ 3.1 - 3.3 m như vậy là rất nhỏ, điều này phù hợp với thực tế ở giai đoạn 30 tháng tuổi sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây chưa xảy ra mạnh nên đường Dt của Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng phân hóa không rõ rệt, tuy nhiên rừng trồng đã có sự giao tán rất rõ.

3.2.5. Đánh giá cht lượng rng trng.

Để đánh giá chất lượng Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng theo các tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu, đề tài dùng tiêu chuẩn thống kê để kiểm tra tính độc lập về chất lượng rừng của Keo tai tượng.

Bảng 04: Đánh giá chất lượng rừng trồng Cấp sinh trưởng Tốt Trung bình Xấu Tổng cộng Số lượng 101 20 13 134 1.333 % trong Mật độ 75.4% 14.9% 9.7% 100.0% Số lượng 95 22 14 131 1.666 % trong Mật độ 72.5% 16.8% 10.7% 100.0% Số lượng 88 25 17 130 2.000 % trong Mật độ 67.7% 19.2% 13.1% 100.0% Số lượng 78 26 19 123 Mật độ 2.500 % trong Mật độ 63.4% 21.1% 15.4% 100.0% Số lượng 362 93 63 518 Tổng cộng % trong Mật độ 69.9% 18.0% 12.2% 100.0% Qua dẫn liệu bảng 04, tỷ lệ cây tốt của Keo tai tượng ở các mật độ trồng rừng cao nhất chiếm từ 63.4 - 75.4 % tổng số cây, tiếp đến tỷ lệ cây trung bình chiếm từ 14.9 - 21.1 % và cuối cùng thấp nhất là tỷ lệ cây xấu chiếm từ 9.7 - 15.4 % của tổng số cây trồng.

Kết quả đánh giá chất lượng rừng Keo tai tượng ta thấy tỷ lệ cây tốt, trung bình và xấu ở các mật độ khá giống nhau. Kiểm tra thống kê bằng tiêu

23

chuẩn kết quả cho thấy (phụ biểu 10)như vậy Keo tai tượng ở các mật độ chưa ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng rừng trồng.

CHƯƠNG 4

KT LUN - KIN NGH

4.1. Kết luận

Năm 2012, đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung công việc đúng như đề cương đã được phê duyệt:

Đánh giá sinh trưởng mô hình rng Keo tai tượng bng bin pháp xúc tiến tái sinh t nhiên 36 tháng tui.

- Chăm sóc và quản lý bảo vệ tốt 2,0 ha rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên.

- Sau 5 lần tỉa thưa, mật độ bình quân rừng Keo tai tượng xúc tiến tái sinh còn lại khoảng 1.443 cây/ha

- Ở giai đoạn 36 tháng tuổi, sinh trưởng bình quân về chiều cao cây Keo tai tượng tái sinh = 8.6 m, đường kính D1.3 = 8.4 cm và đường kính tán = 3.0 m.

- Chất lượng rừng: Bình quân tỷ lệ cây tốt đạt 74.1 - 76.4 %, cây trung bình đạt 14.6 - 16.5 % và cây xấu đạt 9.0 - 9.4 %, rừng trồng tương đối đồng đều về các chỉ tiêu sinh trưởng.

- Chưa có sự khác nhau rõ rệt về sinh trưởng Hvn, D1,3 ở các vị trí.

Đánh giá sinh trưởng rng trng Keo tai tượng bng cây con t ht trng theo các mt độ 30 tháng tui.

- Đã chăm sóc được 4,0 ha rừng Keo tai tượng bằng cây con từ hạt - Tỷ lệ sống bình quân rừng trồng của Keo tai tượng ở các mật độ đạt từ 83.7 - 91.2%.

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn của Keo tai tượng trồng theo 4 mật độ như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 8.8 m, mật độ 1.666 cây/ha = 9.0 m, mật độ 2.000 cây/ha = 8.8 m và mật độ 2.500 cây/ha = 8.9 m

24

- Sinh trưởng đường kính D1.3 của Keo tai tượng trồng theo 4 mật độ như sau: Mật độ 1.333 cây/ha = 8.8 cm, mật độ 1.666 cây/ha = 8.6 cm, mật độ 2.000 cây/ha = 8.5 cm và mật độ 2.500 cây/ha = 8.3 cm.

- Chất lượng rừng trồng: Bình quân ở cả 4 mật độ tỷ lệ cây tốt đạt 63.4 - 75.4 %, cây trung bình đạt 14.9 - 21.1 % và cây xấu đạt 9.7 - 15.4 %, rừng trồng tương đối đồng đều về các chỉ tiêu sinh trưởng.

- Chưa có sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng chiều cao Hvn, Dt còn đường kính D1.3 có sựu khác nhau rõ rệt ở hai mật độ 1333 cây/ha và 2500 cây/ha.

4.2. Kiến nghị

- Hiện trường bố trí thí nghiệm và tài liệu thu được còn trong phạm vi hẹp, chưa đại diện cho nhiều loại đất. Nên cần được thực hiện thêm trên một số lập địa khác để có các cơ sở chính xác hơn.

- Đề tài mới ở giai đoạn đầu nên đề nghị Bộ công thương cấp kinh phí để tiếp tục theo dõi và nghiên cứu trong các năm tiếp theo để có kết quả chính xác hơn.

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dự thảo “Quy trình kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng keo (Keo lá tràm, Keo tai tượng và Keo lai) sau khai thác’’ của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội năm 2006.

2. Nguyễn Quang Dương (2007) “Kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên rừng Keo tai tượng ở Vùng Đông Nam bộ” Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12 + 13, 2007.

3. Bùi Việt Hải (1998), Nghiên cứu một số cơ sở khoa học của kỹ thuật tỉa thưa rừng trồng Keo lá tràm tại vùng miền Đông Nam Bộ, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Hà Nội.

4. Vũ Tiến Hinh (1997), Giáo trình Điều tra rừng, Trường ĐH lâm nghiệp.

5. Như Thuật Hùng (1989), Cây Bạch đàn Trung Quốc, Nhà xuất bản Trung Quốc.

6. Phùng Ngọc Lan (1995), Về mô hình tỉa thưa Thông đuôi ngựa cung cấp gỗ mỏ, Tạp chí lâm nghiệp, số 3.

7. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2003), Khai thác và sử dụng SPSS để xử lý số liệu nghiên cứu trong lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Kiều Thanh Tịnh (2004) Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh tự nhiên và nuôi dưỡng rừng Keo tai tượng sau khai thác ở vùng Đông Nam Bộ. Thông tin KHKT LN.

9. Mead, P.J & Miller, R,R (1991), The establishment and Tending of Acacia mangium. In advance in tropical Acacia researh, ACIAR proc, No.35, ed. Turnbull, J.W, Australia.

10.Hall, Turnbull (1980), Acacia mangium Wild. Australian Acacia Series Leaflet No. 9, CSIRO, Division of Forest Research, Canberra.

11.Julian Evans (1982), Plantation forestry in the tropics, Oxford University Press.

12.Roy Larsen (1984), Nursery and plantation techniques for acacia mangium, Bangladesh Forest Fesearh Institute, Chittagong.

13.Padly.D (1983), Growth and yiel of Plantation species in the tropics, Forest Research Division, FAO, Rom.

BỘ CÔNG THƯƠNG

TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY

BÁO CÁO KT QU TIN ĐỘ ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình xúc tiến tái sinh và nghiên cứu cơ sở xác định cường độ khai thác trung gian rừng trồng keo tai tượng làm nguyên liệu giấy (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)