II. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
2. Quảng Trị trước ngưỡng của hội nhập Thư của chủ tịch tỉnh Lê Hữu Phúc nhân năm mới 2007:
nhân năm mới 2007:
Hòa nhịp chung bước phát triển của cả nước, bằng sự đoàn kết, quyết tâm cao với sự phấn đấu nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân trong tỉnh cùng với những hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực của Chính phủ, các Bộ, ngành TW, các tổ chức quốc tế; tình hình kinh tế - xã hội - an ninh -quốc phòng của tỉnh năm 2006 đã đạt được những thành quả khá toàn diện trên các lĩnh vực:
Đó là, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt 11,54%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh trong 5 năm qua (8,7%). Cơ cấu các ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH; bước đầu phát huy lợi thế so sánh và xác định vị trí của từng vùng, từng ngành. So với năm 2005, tỉ trọng của ngành nông - lâm - thủy sản giảm 36% xuống còn 34,3% tỷ trọng ngành công nghiêp - xây dựng tiếp tục tăng từ 25,6% lên 28,2%. Trong ngành công nghiệp bắt đầu khởi động một số dự án lớn và chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều sản phẩm đã từng bước đứng vững trên thị trường;
Tình hình thu chi ngân sách và vốn đầu tư các chương trình trọng điểm tăng trưởng đáng kể. Đây là nhân tố quan trọng, đảm bảo ổn định tình hình kinh tế - xã hội, góp phần trực tiếp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển. Năm qua, Quảng Trị đã huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 18,3% so với năm 2005, trong đó, nguồn vốn trong nhân dân chiếm khoảng 36%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 12,2%. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, từng bước hình thành các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch và các đô thị mới. Nổi bật là công trình thủy lợi thủ điện Quảng Trị chặn dòng tích nước đúng tiến độ giảm lũ kịp thời cho vùng hạ du trong mùa mưa lũ năm nay và dự kiến tổ máy số I sẽ phát điện vào cuối quý I/2007.
Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh với nhiều hình thức và đạt kết quả tích cực, thu hút vốn đầu tư ODA, FDI có nhiều chuyển biến đáng kể. Đã cấp giấy phép đầu tư cho 4 dự án FDI mới với tổng vốn đăng ký 19,3 triệu USD và 36 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào các khu kinh tế, khu du lịch; khu công nghiệp với tổng số vốn 1.509 tỷ đồng, hiện các dự án này đang hoàn thành thủ tục và khởi công xây dựng. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 469 tỷ/350 tỷ bằng 134% kế hoạch, góp phần cân đối Thu - Chi ngân sách ổn định, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.
Cùng với những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động văn hoá được cũng cố, đi vào chiều sâu phong
phú cả về hình thức lẫn nội dung. Giáo dục - Đào tạo ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm.
Công tác xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm tiếp tục thu được nhiều kết quả tốt, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm từ 28,5% xuống còn 25,7%. Giải quyết việc làm cho 8.000 lao động, tăng 1.200 lao động so với kế hoạch đề ra. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt đô thị, nông thôn ngày càng khởi sắc. Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác ANQP được giữ vững, mối quan hệ công tác giữa các ngành được tăng cường, tạo mội trường thuận lợi để phát triển toàn diện.
Công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh đã có nhiều đổi mới theo hướng công khai, minh bạch, tập trung vào những mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, có tác động tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xử lý kịp thời những vấn đề nổi cộn và củng cố lòng tin của nhân dân, của nhà đầu tư, của các tổ chức quốc tế.
Dù đạt được những thành tựu quan trọng như vậy nhưng Quảng Trị cũng là một tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh nghèo của cả nước. Năm 2006, GDP bình quan đầu người tỉnh ta mới chỉ đạt tương đương 400 USD, trong khi cả nước đạt trên 600 USD. Toàn tỉnh có 37 xã đăc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 và 5 xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển bãi ngang. Toàn tỉnh hiện có 25,7% hộ nghèo. Mặc dù Đảng bộ, Chính quyền các cấp rất quan tâm và nỗ lực thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, nhưng rõ ràng tỷ lệ này còn khá cao. Đây là vấn đề mà toàn xã hội phải quan tâm và cần tập trung tháo gỡ. Vì vậy, ngoài việc kiện toàn, nâng cao năng lực cho bộ máy của các cấp làm công tác XĐGN, thì cần tăng cường vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Hướng dẫn cho người nghèo làm ăn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ giáo dục, y tế v.v…
Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 - 2010) trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của WTO, ngày càng hội nhập sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Theo đó, một số cam kết được thực hiện từ 11/01/2007, chúng ta đã bước vào một "Sân chơi lớn", với "Luật chơi" khắt khe hơn; do vậy sẽ có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra cho nhà quản lý, các tổ chức và cá nhân đang hoạt động sản xuất - kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, Quảng Trị không nằm ngoài xu thế đó, nhất là với vị trí của một địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, sẽ chịu tác động, chi phối không nhỏ của nền kinh tế lớn và phát triển trong WTO và các nước trong khu vực ASEAN. Chính vì vậy năm 2007 có ý nghĩa to lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ta. Vì vậy, các ngành, địa phương phải biết khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, huy động mọi nguồn lực, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế để phát triển nhanh hơn, mạnh hơn và vững chắc hơn. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện, chú trọng khai thác chiều sâu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật….
Đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung Nam Đông Hà, Quán Ngang, Khu kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai dự án hoạt động có hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế, đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến sản xuất công nghiệp vào các lĩnh vực: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm sản, thạch cao, đồ gỗ mỹ nghệ….có biện pháp phát huy công suất nhà máy chế biến thủy hải sản
liệt Nghị quyết 06/NQ-TU ngày 12/12/2006 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế Hành lang kinh tế Đông - Tây đến năm 2010, có tính đến năm 2015; khai thác triệt để sự kiện cầu Hữu Nghị II bắc qua sông Mêkông, khánh thành và đi vào khai thác sử dụng. Với nhiệm vụ trọng tâm là tập trung chỉ đạo phát triển thương mại - dịch vụ du lịch, tạo sự chuyển biến mạnh nhằm tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo. Xác định tuyến hành lang kinh tế Đông Tây trên địa bàn tỉnh ta là tuyến kinh tế động lực của tỉnh với 3 vùng kinh tế động lực: Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo, thị xã Đông Hà, khu kinh tế du lịch - Dịch vụ Cửa Việt - Cửa Tùng và đảo Cồn Cỏ; các cụm kinh tế phối hợp gồm: cụm Kinh tế Đakrông, cụm thị xã Quảng Trị - Diên Sanh - Mỹ Chánh. Ưu tiên vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, khu dịch vụ du lịch Cửa Tùng, Cửa Việt, tôn tạo di tích văn hoá lịch sử. Tăng cường công tác xúc tiến vận động đầu tư trong và ngoài nước để sớm hình thành các khu du lịch sinh thái rừng, sinh thái biển.
Năm 2007 cũng là năm tỉnh ta tổ chức nhiều sự kiện lớn như: kỉ niệm 100 năm ngày sinh cố Tổng bí thư Lê Duẩn, 60 năm ngày thương binh liệt sĩ, 35 năm giải phóng Quảng Trị, lễ hội "Nhịp cầu Xuyên Á - Lần thứ 2"…Đây là dịp quảng bá và tạo sự đột phá mạnh về phát triển thương mại dịch vụ du lịch của tỉnh. Đẩy nhanh việc chuyển đổi hình thức quản lý các doanh nghiệp nhà nước, tăng cường hợp tác liên doanh để hình thành các tổng công ty, doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ. Khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động tối đa tiềm lực sẵn có, tạo sự chuyển mạnh trong việc xã hội hoá các loại hình dịch vụ. Coi trọng việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cao cho các ngành vừa chủ động nâng cao chất lượng lao động trong đó cần quan tâm đến chất lượng lao động vùng sâu, vùng xa, địa bàn còn gặp nhiều khó khăn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước theo pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Thuận lợi quan trọng nhất là chúng ta có Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, soi đường cho sự phát triển toàn diện các lĩnh vực; nhiều cơ chế chính sách được thực tế kiểm nghiệm và ngày càng hoàn thiện, huy động thêm nhiều nguồn lực, thu hút đầu tư của toàn xã hội cho phát triển kinh tế, đặc biệt là sự ra đời Nghị quyết của tỉnh ủy về phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây, mở đường cho tỉnh ta hội nhập mạnh mẽ hơn với các nước trong khu vực, phát triển thương mại - du lịch - dịch vụ, một thế mạnh mà chúng ta chưa khai thác được nhiều trong thời gian qua.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, nền kinh tế của tỉnh vẫn có những khó khăn và thách thức, đó là: hậu quả của thiên tai, dịch bệnh cần phải tiếp tục khắc phục và có diễn biến khó lường; hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn còn nhiều yếu kém; các cơ sở sản xuất trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, gia nhập WTO vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức. Một số lĩnh vực còn gây bức xúc trong xã hội, đời sống đồng bào vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn v.v….
Để hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường đã được Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra, công tác trọng tâm của năm 2007 tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Một là: Tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn trong phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Hai là: Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tư; trọng tâm của chương trình này là tăng cường kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu du lịch và khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo;
Ba là: Chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường đầu tư và khai thác có hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây;
Bốn là: Tổ chức thành công các ngày lễ lớn và lễ hội (Nhịp cầu Xuyên Á) lần thứ 2 trong năm 2007. Coi phát triển văn hoá là tinh thần của xã hội. Tích cực giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc về văn hoá, xã hội, môi trường, cải thiện đời sống của nhân dân.
Năm là: Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành…
Những công tác trên có tác động mật thiết, quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội do đó cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ. Trong đó, ưu tiên của tỉnh là tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhằm đạt được tăng trưởng GDP bình quân 5 năm 2006 đến 2010 là 12% như Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra, đây chính là yếu tố quan trọng nhất từ nội lực để thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo; đẩy mạnh cải cách hành chính để xây dựng nền hành chính hướng về người dân, hướng về doanh nghiệp; tăng cường chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, có như vậy mới sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư để phát triển.
Trước những thuận lợi và thách thức, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, chúng ta phải thực hiện nhất quán, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; phát huy những kết quả đạt được, ra sức khắc phục những tồn tại, tập trung tổng hợp các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Với sự nỗ lực, đoàn kết thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh, cùng với sự hỗ trợ tích cực của Trung ương và bạn bè cả nước, tin tưởng rằng năm 2007 Quảng Trị sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ trên các lĩnh vực để hoàn thành thắng lợi kế hoạch đề ra, đưa Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng thành hiện thực, sinh động trong cuộc sống.
Nhân dịp xuân mới Đinh Hợi 2007, tôi gửi đến toàn thể cán bộ, Đảng viên, nhân dân lao động trong tỉnh và bà con tỉnh nhà đang sinh sống, học tập lao động trên mọi miền Tổ quốc lời chúc sức khỏe, an khang, thịnh vượng, đoàn kết chung sức, chung lòng xây dựng quê hương Quảng Trị phát triển đi lên, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2007, đưa Quảng Trị tiến bước vững chắc trên con đường hội nhập.
Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Trị - Lê Hữu Phúc
A - KINH TẾ:...1
I-ĐẶCĐIỂMCHUNG:...1
1.Những lợi thế về vị trí địa lý:...1
2. Mục tiêu tổng quát:...1
3. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu:...1
4. Cơ cấu kinh tế - xã hội:...3
5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2007:...3
6. Tóm lược chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010...3
II. CÁCNGÀNHKINHTẾ:...4
1. Công nghiệp - TTCN:...4
2. Nông nghiệp – Lâm nghiệp - Thuỷ sản:...6
3. Các hoạt động tài chính :...8
4. Kinh tế đối ngoại:...9
5. Thương mại - Dịch vụ - Du lịch:...9
III-CÁCĐỊNHHƯỚNGPHÁTTRIỂNKINHTẾ:...14
1.Phát triển kinh tế - xã hội theo các vùng:...14
2.Các trục hành lang theo các quốc lộ:...15
B- BẢO VỆ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG:...16
C-PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ:...17
1.Mục tiêu:...17
2.Định hướng phát triển và nhiệm vụ chủ yếu:...17
3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường...18
b) Các chỉ tiêu về xã hội:...19
4. Phương pháp phát triển ngành và lĩnh vực cụ thể:...19
5.Các giải pháp vấn đề xã hội:...27
6. Các giải pháp thực hiện:...30
D-MỤC LỤC VÀ PHỤ CHÚ:...34
*PHỤ CHÚ VÀ THÔNG TIN BỔ SUNG...34
1.Hành lang kinh tế Đông - Tây:...34
2. Quảng Trị trước ngưỡng của hội nhập - Thư của chủ tịch tỉnh Lê Hữu Phúc nhân năm mới 2007:...37