II. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
6. Các giải pháp thực hiện:
Trên cơ sở những định hướng, tỉnh tập trung xây dựng, sửa đổi, ban hành thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
6.1 Thực hiện tốt công tác quy hoạch:
Công tác quy hoạch phải đi trước một bước, vì vậy các cấp, các ngành phải điều hành, quản lý một cách khoa học, thực tế, phù hợp trong điều kiện cơ chế thị trường đảm bảo cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng và có hiệu quả, đặc biệt là trong kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư.
Việc thực hiện kế hoạch đầu tư phải phù hợp với định hướng quy hoạch, nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả cao của công tác quy hoạch.
6.2 Cơ chế chính sách phát triển:
6.2.1 Chính sách phát triển các vùng động lực:
Ban hành chính sách khuyến khích phát triển cho các vùng động lực trong tỉnh. Trước hết tập trung phát triển khu kinh tế tổng hợp Đông Hà gắn với các khu công nghịêp Nam Đông Hà, Quán Ngang. Ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư bên ngoài, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu đưa Đông Hà trở thành thành phố loại 3 trước 2010.
Phát huy lợi thế đường 9 để khai thác và phát triển kinh tế gồm 3 vùng động lực: Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, Đông Hà, Cửa Việt - Cửa Tùng - Cồn Cỏ. Gắn kết chặt chẽ các vùng kinh tế động lực với sự phát triển trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây.
6.2.2 Chính sách phát triển sản xuất:
Thực hiện tốt chính sách mở rộng cho vay tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn như: hỗ trợ lãi suất tín dụng ưu đãi đối với người trồng cây công nghiệp dài ngày. Nâng mức đầu tư cho vay đối với hộ nông dân, ưu tiên cho các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện tốt chính sách cho vay đối với hộ nghèo...
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, áp dụng chính sách ưu đãi của tỉnh trên địa bàn tỉnh và cụ thể hoá vào các khu công nghiệp.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, nhất là các lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế lợi và thị trường tiêu thụ như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thuỷ sản, lâm sản...
Thực hiện mạnh chủ trương, chính sách của nhà nước về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và chuyển một số doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo luật Doanh nghiệp ( Công ty TNHH 1 thành viên ); Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài và không có khả năng phục hồi và phát triển. Thực hiện đối xử bình đẳng đối với các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế.
Có chính sách khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh để góp phần phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Tăng cường hỗ trợ công tác đào tạo cho doanh nghiệp.
6.2.3 Chính sách về thị trường tiêu thụ:
Thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình thị trường trong nước và quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu. Tìm kiếm và tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như: Cao su, cà phê, hạt tiêu, lạc nhân, hải sản... Tổ chức thực hiện tốt, đúng hướng thị trường bất động sản.
khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm định phương bằng các chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn... Thực hiện các biện pháp kích cầu tiêu thụ trong các trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do nền kinh tế bị tác động bất lợi về khách quan và do gía cả thị trường sụt giảm.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tổ chức, phát triển các hiệp hội nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
6.3 Chính sách tài chính và huy động nguồn vốn:
Tập trung cải thiện môi trường đầu tư để huy động, thu hút các nguồn vốn, nhất là vốn trong các doanh nghiệp, vốn doanh cư, vốn bên ngoài là nhân tố rất quan trọng trong điều kiện còn rất khó khăn của tỉnh, có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra. Cụ thể:
Vấn đề tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh phải được xem là cốt lõi để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút các dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ. Do đó, cần phải giành một nguồn vốn ngân sách thích đáng và đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đủ sức đảm nhận tốt công tác xúc tiến đầu tư, thông tin quảng bá, tạo môi trường hành lang pháp lý thuận lợi, cải cách các thủ tục hành chính... đầu tư nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng và niềm tin cho các nhà đầu tư.
Đẩy mạnh thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiến hành quy hoạch một số khu đô thị mới để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, cho thuê đất. Đảm bảo tính công khai, dân chủ và hài hoà lợi ích của nhà nước, của công đồng dân cư và của cá nhân.
Đổi mới công tác tài chính và hoạt động của ngân hàng gắn liền với việc phục vụ có hiệu quả các chương trình kinh tế lớn của tỉnh. Huy động vốn bằng nhiều hình thức, đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi để huy động tối đa vốn nhàn rỗi trong dân. Tăng lượng vốn cho vay đầu tư phát triển. Tích cự nghiên cứu có cơ chế chính sách tăng thu, thu hút nguồn thu và thực hành tiết kiệm. Thực hiện tốt lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn để vừa tạo sức mạnh tổng hợp vừa nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Tạo hành lang thông thoáng, tránh phiền hà cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay.
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đầu tư nhà nước. Có chính sách ưu đãi riêng đối với các doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh từ nguồn tín dụng nhà nước.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo để thu hút đầu tư.
6.4 Chính sách du lịch - dịch vụ: Nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về phát triển du lịch; ưu tiên có chính sách khuyến khích mọi người dân cũng như các doanh nghịêp trong tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ, đồng thời tỉnh có chính sách ưu tiên trong 5 năm đến tăng tỷ trọng ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng và di tích để phát triển mạnh du lịch, tạo thành ngành kinh tế mạnh của vùng. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ hướng dẫn viên du lịch.
6.5 Tài nguyên môi trường: Điều tra, đánh giá, khoanh vùng tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nước. Đánh giá hiện trạng môi trường, xử lý triệt để các điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xây dựng mạng lưới quan trắc và giám sát chất lượng môi trường... quy hoạch mạng lưới thu gọn, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
6.6 Chính sách phát triển khoa học công nghệ:
Thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ và ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất và đời sống. Mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại vào một số ngành sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp... trong đó ưu tiên sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản... Thực hiện chính sách thu hút cán bộ khoa học nhằm hình thành đội ngũ cán bộ khoa học của tỉnh có chất lượng cao.
6.7 Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính:
Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính của tỉnh đến năm 2010. Xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền, tập trung vào các lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng có kết quả. Thực hiện cưo chế: “ một cửa” công khai, minh bạch, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và
Đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia tích cực vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cơ sở.
6.8 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thực hiện cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư và huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục - đào tạo...
Tỉnh có chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho học sinh giáo dục phổ cập, cho người học là đối tượng chính sách, những người ở vùng khó khăn, những người nghèo và những người học xuất sắc, không phân biệt học ở trường công lập hay ngoài công lập.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập các cơ sở giáo dục - đào tạo và dạy nghề ngoài công lập; khuyến khích việc hợp tác, liên kết đào tạo có chất lượng trong và ngoài nước...
Có chính sách đào tạo , đào tạo lại cho những cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, ưu tiên đối với cán bộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
Xây dựng cơ chế chính sách nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Tỉnh, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật. Chú trọng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh, những người tâm huyết với Quảng Trị, không phân biệt đối xử. Phấn đấu xây dựng được đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề phù hợp với cơ cấu kinh tế, xã hội của tỉnh.
6.9 Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá:
Xây dựng cơ chế ưu tiên để khuyến khích các tổ chức, các nhân, các thành phần kinh tế tham gia nguồn nhân lực đầu tư xã hội hoá hoạt động văn hoá.
Có chính sách để kêu gọi hợp tác đầu tư của các tổ chức quốc tế đầu tư phát triển văn hoá. Xây dựng chính sách đầu tư đào tạo nguồn lực, nghề nghiệp, đào tạo nhân tài trong lĩnh vực văn hoá.
Xây dựng cơ chế xã hội hoá để đầu tư thiết chế văn hóa.
Thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2006-2010 của tỉnh sẽ góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh XIV, tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển trong những năm tiếp theo, cùng cả nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá./.
D-MỤC LỤC VÀ PHỤ CHÚ: *PHỤ CHÚ VÀ THÔNG TIN BỔ SUNG
1.Hành lang kinh tế Đông - Tây:
Sáng kiến Hành lang Kinh tế Đông Tây được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ VIII các Bộ trưởng các nước thuộc Tiểu vùng
Mêkông Mở rộng (GMS) tổ chức tại trụ sở ADB (Manila) tháng 10/1998. EWEC trải dài trên tuyến giao thông 1.450 km nối liền 13 tỉnh thành của 4 nước: Myanmar, Thái Lan, Lào, và Việt Nam. EWEC bắt đầu tại thành phố cảng Mawlamyine, đi qua thành phố Myawady của Myanmar, qua
7 tỉnh của Thái Lan từ Mae Sot đến Mukdahan, qua Savannakhet của Lào rồi về Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị và kết thúc tại cảng biển nước sâu Tiên Sa của thành phố Đà Nẵng. Đối với tỉnh Quảng Trị, việc tham gia hợp tác Phát triển Hành lang Kinh tế Đông -Tây và Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo điều kiện phát triển toàn diện cho tỉnh. Vì vậy, UBND tỉnh đã phê duyệt đề án số 833/ UB- DA, ngày 31/3/2004 về việc "Tham gia Chương trình hợp tác Phát triển Hành lang Kinh tế Đông tây tỉnh Quảng Trị" . Chiến lược phát triển Hành Lang Kinh tế Đông Tây tập trung vào 05 lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp; Công nghiệp và các khu công nghiệp; Cơ sở hạ tầng; Du lịch, dịch vụ; Thương mại và đầu tư. Cho đến nay, Hành lang Kinh tế Đông-Tây đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các nhà tài trợ và các nước liên quan do hội tụ được ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các bên tham gia. Quảng Trị là tỉnh đầu cầu Hành lang kinh tế Đông -Tây (về phía Việt Nam). Trong thời gian qua, tỉnh đã tổ chức thành công Lễ hội Nhịp cầu xuyên Á vào tháng 7/2004, đã tham gia 2 Hội Nghị Hành lang Kinh tế Đông Tây và Hội Nghị Chuyên viên cao cấp ASEAN (SOM) về EWEC tại Savanakhet (Lào) từ ngày 18-19 /2 2004 và từ ngày 27-29/3/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh… đã và đang tích cực quảng bá kêu gọi các nhà đầu tư và các nhà tài trợ tham gia các chương trình phát triển tuyến Hành lang Kinh tế Đông-Tây; trong đó tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư xây dựng CSHT kinh tế, phát triển thương mại, du lịch, chế biến nông lâm sản ... Trong thời gian qua, tỉnh đã tích cực vận động, kêu gọi các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trong và ngoài nước tham gia các chương trình, dự án phát triển Hành lang Kinh tế Đông Tây và bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Đã xây dựng Khu Kinh tế và Thương Mại Lao Bảo, bước đầu hình thành một số Khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên tuyến EWEC. Xúc tiến hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch đã góp phần mở rộng thị trường thương mại, du lịch và dịch vụ trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch trên tuyến Hành lang Kinh tế ĐôngTây tăng mạnh, đã mở các tour, tuyến du lịch nội địa và Quốc tế (Lào, Thái Lan), số lượng khách quốc tế đi du lịch từ đường bộ qua tuyến Đường 9 ngày càng đông hơn. Thu hút đầu tư trong và ngoài nước đã đạt được một số kết quả đáng kể . Việc huy động nguồn vốn hỗ trợ phát triển
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà, đặc biệt là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai…
* Cơ hội và thách thức của Quảng Trị trên hành lang kinh tế Đông-Tây
Tầm quan trọng: Hành lang Kinh tế Đông-Tây sẽ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đó là tạo điều kiện phát triển toàn diện đối với tỉnh Quảng Trị; mở ra các cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ ra nước ngoài, phát huy tối đa các nguồn lực bên trong và khai thác các nguồn lực bên ngoài, cải cách thủ tục hành chính, khai thác các tiềm năng về du lịch, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế. Phấn đấu từ năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD và đến năm 2010 đạt 100 triệu USD. Hình thành các cụm, tuyến du lịch và loại hình du lịch, thu hút 50.000 lượt khách quốc tế, 150.000 lượt khách nội địa/năm, duy trì tốc độ tăng hàng năm từ 15-20%. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần thấy rõ những cơ hội và thách thức của tỉnh Quảng Trị khi tham gia các chương trình hợp tác phát triển Hành lang Kinh tế Đông-Tây: Về cơ hội. Quảng Trị sẽ đón nhận những cơ hội để phát triển kinh tế: Tăng khối lượng hàng hoá xuất khẩu, mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ sang các thị trường tiềm năng như Lào, Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khu vực. Khai thác các hoạt động vận tải, quá cảnh