Nhóm giải pháp về quản trị điều hành Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai (Trang 48)

II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Ma

1. Nhóm giải pháp về quản trị điều hành Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

1.1. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Trong những năm qua mặc dù Vietinbank Hoàng Mai đã thực hiện huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên, đối với hoạt động xuất nhập khẩu còn có một số hình thức huy động mà Ngân hàng chưa thực sự quan tâm khai thác như:

- Tham gia đồng tài trợ cho các dự án xuất nhập khẩu với các ngân hàng nước ngoài để khai thác những nguồn vốn với chi phí thấp.

- Sử dụng hình thức tái tài trợ bằng đồng EURO của các nước theo cơ chế Ngân hàng Công thương chi nhánh Hoàng Mai vay ngắn hạn 3 tháng hoặc 6 tháng dưới hình thức quay vòng của các Ngân hàng nước ngoài với lãi suất ngắn hạn sau đó cho vay lại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước với lãi suất chênh lệch.

- Sử dụng nguồn vốn ODA tạm thời nhàn rỗi để cho vay ngắn hạn xuất nhập khẩu.

Đây là những nguồn vốn nước ngoài rất có ý nghhĩa đối với hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu bởi nó gắn với hoạt động ngân hàng quốc tế và quan hệ chặt chẽ với hoạt động tài trợ cho xuất nhập khẩu của Ngân hàng. Để khai thác được các nguồn vốn này thì Ngân hàng cần phải:

+ Không ngừng nâng cao uy tín trong quan hệ vay trả với nước ngoài, trả lãi và gốc đúng hạn.

+ Tiếp tục mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế trên cơ sở phát triển các mối quan hệ cũ và xúc tiến những mối quan hệ mới.

Bên cạnh khai thác các nguồn mới nói trên ngân hàng cũng cần tiếp tục đẩy mạnh các hình thức huy động truyền thống trong và ngoài nước như : nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, phát hành kì phiếu và trái phiếu,...

Ngân hàng cần bố trí một lượng vốn phù hợp cho hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu.

1.2. Định hướng chiến lược tài trợ

Để chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu ngày được nâng cao, ngoài sự quan tâm phát triển mạng lưới mở rộng thị trường và các biện pháp khác thì Vietinbank Hoàng Mai cũng cần phải sớm hoàn thành việc ban hành cơ chế hướng dẫn hoạt động và vai trò cụ thể trong việc điều tiết hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu ở TW. Cụ thể:

Hoàn thiện cơ chế:

- Ngân hàng phải sớm hoàn thiện qui chế cho vay tài trợ xuất khẩu và tài trợ nhập khẩu để ban hành chính thức, thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống. Trong đó chú trọng đến quản lí sau khi vay và các hình thức bảo đảm nợ vay.

- Xây dựng cơ chế có liên quan về quản lí, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế trên cơ sở quy định của ngân hàng Nhà nước và vận dụng linh hoạt vào điều kiện Ngân hàng.

- Xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu những năm tiếp theo trong toàn hệ thống.

- Ngân hàng công thương Việt Nam nên hình thành phòng chuyên trách nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu.

- Quản lí theo dõi và hỗ trợ hoạt động của toàn hệ thống theo ngành hàng, khách hàng. Định hướng khách hàng, ngành hàng trọng tâm.

- Xây dựng hệ thống mẫu biểu báo cáo cho vay xuất nhập khẩu toàn hệ thống.

- Phối hợp với các phòng thanh toán quốc tế, phòng kinh doanh ngoại tệ và phòng tín dụng 4 theo quyền hạn được phân cấp.

-Lên kế hoạch về hạn mức tín dụng cho xuất nhập khẩu hàng năm đối với toàn hệ thống và cho từng chi nhánh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hoàng Mai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w