a) Tính toán giảm chấn của hệ thống treo trƣớc
CHƢƠNG V: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG PISTON 5.1.Mục đích,yêu cầu của piston.
5.1.Mục đích,yêu cầu của piston.
Piston là một chi tiết quan trọng trong giảm chấn, nó làm nhiệm vụ ngăn cách giữa ngăn trên và ngăn dưới đồng thời làm nhiệm vụ tiết lưu dòng chất lỏng, mặt khác nó đóng vai trò như một bộ phận dẫn hướng. Piston làm việc trong điều kiện áp suất, nhiệt độ cao và độ mài mòn lớn. Vì vậy, vật liệu chế tạo piston phải có tính chịu nhiệt, chịu va đập và chịu ăn mòn cao.
Piston thuộc họ chi tiết dạng hộp. Chi tiết có những bề mặt chính như mặt đáy, mặt lỗ. Độ chính xác của những mặt này yêu cầu khá cao. Ngoài những mặt chính trên chi tiết còn có những mặt phụ có độ chính xác không cao.
Khi gia công piston phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Phải đảm bảo độ song song giữa thành piston và đường trục tâm của piston. + Phải đảm bảo độ vuông góc giữa mặt đáy và mặt bên của piston.
+ Thực hiện tiết lưu tốt trong cả hành trình nén và hành trình trả. .Vật liệu làm piston
Piston làm việc trong điều kiện chịu tác động của tải trọng va đập lớn, chịu ứng suất đối xứng, hai chiều nên rất dễ bị hỏng mỏi. Trong khi sử dụng, đòi hỏi piston phải làm việc lâu dài, liên tục, trong điều kiện nhiệt độ lớn, áp suất cao, mài mòn lớn. Như vậy, ta dùng vật liệu thép hợp kim 45XHM để chế tạo piston.
Những yêu cầu kĩ thuật cơ bản gia công piston
Độ không phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0,05 1(mm), Ra = 5 1,25. Các lỗ có CCX 6 8, Ra = 2,5 0,63.
82 Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ bằng dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất. Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng 0,01 0,05 trên 100mm bán kính.
Sau khi gia công, piston cần phải được nhiệt luyện 'hoá bền bề mặt'. Đảm bảo không có hiện tượng rạn nứt trên toàn bộ bề mặt. Không xảy ra hiện tượng tập trung ứng suất ở các góc lượn.