Những cô gái làm trọng tài trên sân cỏ
Trở thành một trọng tài bóng đá cần đòi hỏi sự nhanh nhạy và thể lực tốt. Bởi vậy khi nhắc đến nghề này, người ta thường nghĩ đó là công việc chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên có không ít các cô gái cũng đam mê hoạt động này. Với họ, nghề trọng tài vừa là một công việc, vừa là một cuộc chơi.
Chịu thiệt thòi để theo đuổi đam mê
Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, nhưng đối với Kiều Thị Thúy, bóng đá luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ. Dù không thể theo nghiệp cầu thủ, nhưng để nuôi dưỡng niềm đam mê của mình, chị đã chọn con đường trở thành một trọng tài bóng đá. Cũng như những nữ đồng nghiệp khác, các chị đều coi nghề trọng tài là một cuộc chơi, nhưng muốn chơi tốt ở đó thì cần đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm rất cao.
Đa số các cô gái tham gia công tác trọng tài đều làm song song một công việc khác, chủ yếu là giáo viên phụ trách giáo dục thể chất ở các trường tiểu học, trung học cơ sở. Vì vậy thời gian của các chị luôn bị lấp đầy bởi công việc. Chị Thúy chia sẻ: “Cái bất lợi của nữ giới khi đi làm trọng tài bóng đá đó là đầu tiên mình phải sắp xếp được thời gian để cuộc chơi này được hoàn thiện hơn. Ví dụ như mình phải bố trí thời gian luyện tập, thời gian làm những trận đấu về phong trào hoặc những trận đá giao hữu, và cả thời gian trau dồi kiến thức, ví dụ như học ngoại ngữ”.
Để làm công tác trọng tài cần phải có sức khỏe tốt, chính vì thế các chị phải luyện tập thường xuyên. Nếu các trọng tài nam phải tập luyện vất vả để hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sự vất vả đối với các chị phải nâng lên gấp bội lần.
Phải chuẩn bị thật kỹ về thể lực thì một cô gái mới có thể chạy suốt trong 90 phút, tỉnh táo theo dõi từng đường bóng của các cầu thủ hai đội để đưa ra các quyết định
chính xác.
Bên cạnh đó, các chị cũng phải dành thời gian học thêm ngoại ngữ để phục vụ cho việc điều khiến những trận cầu quốc tế. Trong một lần chia sẻ với báo giới, chị Thúy đã nói rằng chị không muốn hình ảnh các trọng tài nữ Việt Nam không đẹp trong mắt bạn bè thế giới chỉ vì yếu trong giao tiếp đơn thuần.
Không chỉ tham gia điều khiển các trận đấu ở giải quốc gia, các chị còn bắt những trận giao hữu hay giải phong trào. Bận rộn là vậy nên thời gian dành cho gia đình hay bạn bè đều trở nên hiếm hoi.
Không phải chàng trai nào cũng thông cảm với những đợt tập huấn dài ngày, điều kiện làm việc khắc nghiệt ảnh hưởng đến nhan sắc của các nữ trọng tài
Trong số 24 nữ trọng tài quốc gia, gồm có 08 trọng tài chính và 16 trợ lý trọng tài, thì đa số các chị hiện nay chưa có chồng. Mặc dù mạnh mẽ và quyết đoán trên sân cỏ, nhưng ngoài giờ thi đấu, các chị vẫn là những cô gái trẻ trung, sôi nổi và rất nữ tính.
Câu chuyện trong giờ nghỉ giữa hai hiệp của các nữ trọng tài vẫn xoay quanh những chủ đề của phái đẹp như các cửa hàng thời trang, mẫu quần áo, quà vặt...
“Là trọng tài, luôn cần sự nhạy cảm và nhanh trí”
Đó là miêu tả của các chị khi được hỏi về nghề. Chỉ một giây không tập trung có thể dẫn đến quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tinh thần thi đấu của các cầu thủ. Hiểu rõ trách nhiệm của mình, chị Thúy nhấn mạnh: “Chị cho rằng
tất cả các trận đấu chị làm đòi hỏi trọng tài phải hết sức tập trung và đúng luật, có cái sự nhạy cảm và nhanh trí của một người trọng tài. Trong tích tắc thôi là mình phải quán xuyến được”.
Dù là trọng tài chính hay trợ lý trọng tài thì khi làm việc đều cần sự tập trung cao độ
Sau mỗi trận đấu, các chị luôn ghi chép lại những ưu khuyết điểm trong công việc mình vừa hoàn thành. Có những trận đấu các chị làm tốt, nhưng cũng có những lần chưa tròn nhiệm vụ, các chị đều lấy đó để rút ra kinh nghiệm từ bản thân rồi chia sẻ cùng đồng nghiệp. Giọng nói và ánh mắt của các chị luôn lấp lánh niềm tự hào mỗi khi kể về những lần đi làm giải trong nước và quốc tế. Đối với các chị, mỗi trận đấu lại là một kỷ niệm đáng nhớ.
Cần hơn nữa sự quan tâm
Sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của các chị đã từng bước được ghi nhận. Năm 2009, trọng tài nữ Việt Nam có 04 người đạt chuẩn FIFA gồm: 02 trọng tài chính Mai Hoàng Trang và Công Thị Dung, 02 trợ lý trọng tài là Kiều Thị Thúy và Lê Thị Hoa. Năm 2010, theo đề nghị của Hội đồng trọng tài Quốc gia, Mai Hoàng Trang, Công Thị Dung, Kiều Thị Thúy và Đặng Thị Thu Hà là những cái tên được gọi lên AFC - Liên đoàn bóng đá châu Á. Mặc dù vậy, trong gần 10 năm qua, việc xét danh hiệu còi vàng, cờ vàng tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vẫn chưa một lần có tên các nữ trọng tài.
Thêm vào đó, dẫu biết rằng theo nghiệp này thì phải chấp nhận thua thiệt, nhưng đôi khi các nữ trọng tài sân cỏ vẫn chưa nhận được sự tôn trọng cần phải có từ các cầu thủ. Điển hình là sự việc đáng tiếc xảy ra với nữ trọng tài Mai Hoàng Trang trong một trận đấu ở giải bóng đá hạng A TP.HCM chiều ngày 3 - 3 vừa qua. Sau khi truất quyền thi đấu của Vũ Văn Quyền ở phút thứ 41, chị Trang đã bị cầu thủ này lăng mạ bằng những lời lẽ hết sức thô tục, đồng thời nhiều cầu thủ của đội Hưng Thịnh Phú bao vây, hăm dọa. Thừa lúc hỗn loạn, cầu thủ Phan Trần Quý xông tới xô ngã trọng tài Trang. Sau sự cố đáng tiếc trên, hai cầu thủ Quyền và Quý đã bị trừ toàn bộ tiền lương, thưởng, mỗi cầu thủ bị phạt 03 triệu đồng và đình chỉ thi đấu đến hết giải. Trong khi đó, dư luận cho rằng đối với trường này cần có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn đối với các cầu thủ có hành vi vô văn hóa như trên, thậm chí có thể khởi tố để răn đe.
Một quyết định xử phạt đã từng là nguyên nhân dẫn đến vụ việc hành hung nữ trọng tài trong giải bóng đá hạng A TP.HCM tháng 3 vừa qua
Các cầu thủ nữ dù phải chịu thiệt thòi hơn so với các đồng nghiệp nam nhưng ít nhiều họ vẫn nhận được sự ủng hộ từ người hâm mộ bóng đá. Thế nhưng không nhiều người biết đến sự xuất hiện của các cô gái làm trọng tài. Từ 09 thành viên của câu lạc bộ Trọng tài nữ Hà Nội, thành lập năm 2000, cho đến
nay số lượng người tham gia cũng được không tăng thêm đáng kể. Những người làm nghề nhiều năm cũng phải giải nghệ. Không nhận được nhiều sự quan tâm từ ban lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá như các đồng nghiệp nam, động lực lớn nhất giúp các chị vẫn luôn giữ được ngon lửa nhiệt huyết là niềm đam mê nồng cháy với nghề.
MỤC LỤC
I. Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự...1
1. Khái niệm phóng sự trên thế giới...1
2. Một thể loại đứng giữa báo chí và văn học...2
II. 05 bài phóng sự tiêu biểu cho 05 dạng đã học. Vận dụng lý thuyết để nhận xét, đánh giá...9
1. 05 bài phóng sự tiêu biểu...9
1.1. Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện:...9
1.2. Phóng sự phản ánh vấn đề:...19
1.3. Phóng sự chân dung:...22
1.4. Phóng sự điều tra:...27
1.5. Phóng sự hoàn cảnh, quang cảnh, hiện trạng:...33
2. Vận dụng lý thuyết để nhận xét đánh giá...39