Vận dụng lý thuyết để nhận xét đánh giá

Một phần của tài liệu tiểu luận Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự (Trang 39)

II. 05 bài phóng sự tiêu biểu cho 05 dạng đã học Vận dụng lý thuyết để

2. Vận dụng lý thuyết để nhận xét đánh giá

Các bài phóng sự trên bao gồm:

1. U80 độc hành xuyên Việt: Tiền Phong, ngày 31/5/2011, tác giả Phùng Nguyên

2. Lối thoát nào cho công nhân nghèo?: An ninh thủ đô, ngày 2/6/2011, tác giả Thanh Hương

3. Ly kỳ đời ông Cu Lì: Tiền Phong, ngày 29/5/2011, tác giả Hoàng Thiên Nga

4. Khi dịch vụ làm đẹp trở nên bát nháo: Công an thành phố HCM, ngày 31/5/2011, tác giả Quang Hà

5. Hồi sinh trẻ “bút bi”: Tiền Phong, ngày 16/5/2011, tác giả Thái Hà Bài viết đầu tiên có tựa đề “U80 độc hành xuyên Việt”, viết về sự kiện cụ già Hồ Ngọc Khiết đi bộ từ Dinh Độc lập (TP.HCM) đến Lăng Bác (Hà Nội) trong 02 tháng 18 ngày. Sự kiện trên tạo nên sự tò mò lẫn xúc động trong lòng người đọc. Người ta không thể hình dung nổi tại sao một cụ già 72 tuổi vẫn có thể đi bộ một quãng đường dài hàng ngàn km, trong khi ngày nay có rất nhiều phương tiện di chuyển thuận tiện và tiết kiệm thời gian như tàu hỏa, ô tô, máy bay… Tác giả đã tiếp xúc trực tiếp với cụ và làm rõ những thắc mắc của độc giả.

Cụ Khiết muốn tái hiện hình ảnh bộ đội cụ Hồ năm xưa xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước và về nguồn với Bác Hồ. Trong hành trình ấy, cụ gặp rất nhiều câu chuyện thú vị, có cả niềm vui và nỗi buồn. Có những lần cụ xin ngủ nhờ trong phòng bảo vệ ở ga tàu hay trú mưa ở một hiên nhà giàu rồi bị đuổi đi, nhưng cũng có khi có những người nhường giường mình cho cụ để họ nằm đất. Có những chị bán rong biếu cụ dù chỉ 5000 đồng uống nước dọc đường, để tỏ lòng kính phục. Đặc biệt, nhà văn Mỹ Lady Barton đã rất xúc động khi gặp cụ

Phóng sự “U80 độc hành xuyên Việt” đã giải quyết được những “mâu thuẫn” từ sự kiện. Ngay từ sapo của bài viết, tác giả đã có cách vào đề rất cuốn hút qua những câu đặc tả bàn chân của cụ Khiết: “đôi bàn chân phồng rộp, đen đúa…”

Bài viết thứ hai là một phóng sự vấn đề, không có một sự kiện cụ thể nào để phản ánh, mà tác phẩm nói về hiện trạng chứa mâu thuẫn. Một loạt đối tượng trong các vụ mại dâm, cờ bạc bị công an địa phương bắt giữ trong thời gian gần đây ở các khu trọ của người dân lao động nghèo. Từ đó nảy sinh ra vấn đề, từ sự nghèo túng, khó khăn trong cuộc sống đã đưa đẩy nhưng người công nhân lao động vào con đường phạm pháp.

Trong bài sử dụng nhiều số liệu khái quát, ví dụ như “Trên địa bàn có gần 4000 công nhân đăng ký tạm trú.”; “Trong năm 2010, lực lượng công an đã phát hiện, bắt giữ 15 vụ cờ bạc, lô đề với 30 đối tượng. Sáu tháng đầu năm 2011, lực lượng công an bắt được 6 vụ cờ bạc cùng 20 đối tượng; 2 vụ mại dâm với 7 đối tượng.”…

“Ly kỳ đời ông Cu Lì” là một phóng sự chân dung về cuộc đời của ông Nguyễn Thanh Hùng, một người bị nhiễm HIV gần 20 năm nay nhưng vẫn sống và làm việc bình thường. Bài viết kể về cuộc sống của ông, từ những ngày lầm lỡ cho đến khi hối cải, đoàn tụ với gia đình. Phóng sự đã chọn được một nhân vật có hành động thu hút được sự đồng cảm của cộng đồng. Cuộc đời ông cũng là một câu chuyện để những người sa ngã trong thế hệ trẻ thức tỉnh và làm lại cuộc đời. Đó cũng là một câu chuyện con người giàu tính nhân văn.

Trong bài sử dụng đại từ nhân xưng “tui” để thay lời kể của chính nhân vật. Cái tôi trần thuật trong bài cũng xuất hiện khi tác giả trực tiếp xưng “tôi”. Đây là yếu tố can thiệp sâu vào nội dung tác phẩm, tạo niềm tin cho người đọc.

Phóng sự điều tra “Khi dịch vụ làm đẹp trở nên bát nháo” là một bài viết thâm nhập thực tế tại các cơ sở làm đẹp ở thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã tìm hiểu về một số loại thuốc được quảng cáo có tác dụng nâng ngực, xuất xứ Nhật Bản nhưng thực tế là lại là sản phẩm Trung Quốc.

Cuối cùng, phóng sự quang cảnh, hiện trạng mang tên “Hồi sinh trẻ ‘bút bi’” viết về công tác chăm sóc trẻ sơ sinh sinh thiếu tháng tại các viện nhi. Đây là một công việc giàu tính nhân văn, là một trong những dấu hiệu đáng mừng của cuộc sống.

Nhìn chung các bài viết ở trên đều khai thác được một số điểm mạnh của phóng sự báo mạng, ví dụ như ảnh minh họa tốt, ngoài ra còn có dung lượng lớn vừa phải, có nhiều số liệu khái quát. Tất cả 05 tác phẩm trên đều có tính nhân văn. Ngôn từ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, sống động.

Một phần của tài liệu tiểu luận Lý luận báo chí nước ngoài về thể loại phóng sự (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w