Nhóm 3: Những QHQL hình thành trong quá trình các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp

Một phần của tài liệu Đáp án môn học NHỮNG vấn đề cơ bản về NHÀ nước và PHÁP LUẬT xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 34)

nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể do PL quy định.

Như vậy: Trong tất cả các quan hệ trên đều có sự tham gia của cơ quan hành chính nhà

nước được trao thẩm quyền, hoặc đại diện cho quyền hành pháp (phải có các chủ thể này thì

mới xuất hiện QHPLHC).

Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp quyết định một chiều, chỉ huy, mệnh lệnh:

- Thể hiện tính chất mệnh lệnh, "quyền lực - phục tùng". Xuất phát từ bản chất của quản lý, muôn quản lý phải có quyền uy, quyền lực.

- Trong quan hệ PLHC thường bên tham gia quan hệ là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền nhân danh quyền hành pháp và được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước (ra quyết định, kiểm tra hoạt động của bên bị quản lý, áp dụng các biện pháp cưỡng chế…). Một bên là đối tượng bị quản lý bắt buộc phải thi hành, phục tùng bên kia.

- Các bên tham gia quan hệ quản lý hành chính là bất bình đẳng giữa quyền lực nhà nước và phục tùng quyền lực đó.

Các chế định cơ bản của luật Hành chính là:

Quy chế pháp lý về cán bộ, công chức; thuyết phục và cưỡng chế hành chính,...

Thứ 3: Luật Kinh tế

Luật Kinh tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật nước ta, bao gồm tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tài phán.

Đối tượng điều chỉnh của Luật Kinh tế.

Đối tượng đ/c của luật kinh tế là những quan hệ XH được tác động bởi các quy phạm pháp luật kinh tế.

Dựa trên các căn cứ khác nhau, có thể xác định đối tượng đ/c của LKT như sau:

a) Căn cứ trên chủ thể của quan hệ: phân thành 4 nhóm:

* Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau: Đây là những quan hệ phát sinh trong

quá trình SXKD giữa các chủ thể kinh doanh có vị trí pháp lý độc lập, bình đẳng. Bao gồm các quan hệ phát sinh trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế, như mua bán, vận chuyển hàng hoá, gia công sản phẩm...

- Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình hoạt động SXKD , nhằm đáp ứng nhu cầu SXKD của các chủ thể KD;

- Chủ thể của nhóm quan hệ này là các chủ thể KD, bao gồm chủ yếu là các doanh nghiệp như công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã...

- Nhóm quan hệ này phát sinh chủ yếu thông qua các hợp đồng;

- Các quan hệ này mang tính tài sản, nhằm phục vụ cho nhu cầu SXKD.

* Quan hệ phát sinh trong nội bộ chủ thể KD: Đây là các quan hệ giữa các bộ phận trong

nội bộ chủ thể KD độc lập, liên quan đến quá trình tổ chức, quản lý và thực hiện hoạt động SXKD.

Các quan hệ này bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào loại hình chủ thể KD như:

- Quan hệ giữa giám đốc (tổng giám đốc) Hội đồng quản trị, các cơ quan khác của doanh nghiệp;

- Quan hệ giữa chủ doanh nghiệp với các bộ phận trong doanh nghiệp; - Quan hệ giữa ban quản trị, ban kiểm soát và xã viên trong HTX...

Các quan hệ trên được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận ý chí của các thành viên trong doanh nghiệp hoặc được pháp luật quy định.

* Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý NN với các chủ thể kinh doanh:

Đây là các quan hệ phát sinh thông qua hoạt động quản lý NN về kinh tế. Các quan hệ này liên quan đến nhiều lĩnh vực như thuế, đăng ký KD, bảo vệ môi trường... Các chủ thể kinh doanh có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định của quản lý NN về kinh tế, chịu sự quản lý của các cơ quan HCNN có thẩm quyền.

* Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể kinh doanh với các cơ quan tài phán kinh tế:

Đây là các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết các tranh chấp kinh tế và giải quyết việc phá sản doanh nghiệp. Chủ thể của các quan hệ này bao gồm toà án nhân dân, trọng tài thương mại và các chủ thể kinh doanh.

b) Căn cứ vào nội dung của các quan hệ:

- Nhóm quan hệ tạo nên tư cách pháp lý độc lập của các chủ thể KD, như quan hệ về thành lập, cấp giấy phép đầu tư, đăng ký KD, tổ chức lại các doanh nghiệp (giải thể, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi hình thức...);

- Nhóm quan hệ về hình thức pháp lý của các hoạt động kinh doanh, đó là các quan hệ hợp đồng;

- Nhóm quan hệ tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi hoạt động KD, như các quan hệ về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền...

- Nhóm quan hệ liên quan đến hoạt động tài phán kinh tế như tổ chức và hoạt động của các cơ quan tài phán, thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế và phá sản doanh nghiệp;

- Những quan hệ trong quản lý nhà nước về kinh tế.

Phương pháp điều chỉnh của Luật Kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh rất đa dạng, liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau, vì vậy phương pháp điều chỉnh của luật kinh tế cũng mang tính đa dạng, linh hoạt tuỳ từng loại quan hệ cụ thể. Có những quan hệ được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng - thoả thuận, nhưng cũng có những quan hệ được điều chỉnh bằng phương pháp quyền lực - phục tùng.

- Phương pháp bình đẳng - thoả thuận: Được sử dụng chủ yếu để đ/c các quan hệ kinh tế

phát sinh trong quá trình SXKD giữa các chủ thể kinh doanh, trong đó, giữa các chủ thể KD có vị trí pháp lý độc lập, bình đẳng với nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phương pháp này ngày càng có ý nghĩa quan trọng và mang tính phổ biến.

- Phương pháp quyền lực - phục tùng: Được sử dụng để đ/c các quan hệ phát sinh trong

lĩnh vực quản lý NN về kinh tế. Chủ thể trong các quan hệ này một bên là cơ quan HCNN và bên kia là các chủ thể kinh doanh.

Các chủ thể kinh doanh phải chấp hành sự quản lý của cơ quan HCNN, nhưng khác với luật hành chính, trong quan hệ này cơ quan NN không can thiệp vào hoạt động SXKD cụ thể của chủ thể kinh doanh, mà chỉ giữ vai trò quản lý để các chủ thể này tuân thủ đúng pháp luật.

Nội dung chủ yếu của luật kinh tế:

Nội dung của LKT chứa đựng trong nhiều quy phạm pháp luật khác nhau, có giá trị pháp lý khác nhau, cơ bản bao gồm các vấn đề sau:

- Địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh: Bao gồm các quy định về thủ tục thành lập ,

các loại hình CTKD, quyền và nghĩa vụ pháp lý trong lĩnh vực kinh tế của các CTKD;

- Hợp đồng: Bao gồm các quy định về nguyên tắc, thủ tục ký kết, các điều kiện có hiệu

lực của hợp đồng, các nguyên tắc và nội dung thực hiện hợp đồng, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

- Thủ tục giải quyết các tranh chấp kinh tế: Bao gồm các quy định về thủ tục giải quyết

các tranh chấp phát sinh trong các hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý kinh doanh của các chủ thể KD;

- Thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiệp: Bao gồm các quy định về thủ tục giải

quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Thứ 4: Luật Hôn nhân và Gia đình

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Gia đình: là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, do quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng.

KN: Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là

tổng hợp tất cả các qui phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

Đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân và gia đình.

Một phần của tài liệu Đáp án môn học NHỮNG vấn đề cơ bản về NHÀ nước và PHÁP LUẬT xã hội CHỦ NGHĨA (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w