ĐOẠN KHAI HOANG:
Đối với quá trình triển khai dự án, những tác động đến môi trường là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, những tác động do quá trình khai hoang, xây dựng nhà làm việc, nhà tập thể công nhân diễn ra trong thời gian ngắn, do đó các ảnh hưởng đến môi trường trong thời gian xây dựng sẽ được hạn chế và hoàn toàn không đáng lo ngại. Đối với môi trường sinh thái: trong quá trình dự án triển khai thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trong khu vực, tuy nhiên khi dự án đi vào hoạt động (khi rừng cao su đã lớn) thì sẽ môi trường sinh thái dần dần sẽ được cải thiện và có những chuyển biến tích cực.
Chủ Dự án cũng sẽ có các biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình triển khai dự án, một số biện pháp chung được áp dụng như sau:
- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hoá các thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa nhằm rút ngắn thời gian thi công xây dựng nhà làm việc và nhà tập thể công nhân.
- Phần tổ chức khai hoang trồng mới, thi công xây dựng phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Cụ thể tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như các biện pháp thi công đất; vấn đề bố trí máy móc; biện pháp phòng ngừa tai nạn, bố trí các kho chứa nhiên liệu...
- Có các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công như: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo của các bộ phận công trình; bố trí tuyến thi công hợp lý để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở nhau,...
Ngoài các biện pháp chung như trên, chúng tôi sẽ thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:
Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực lô khai hoang, công trường xây dựng, đơn vị thi công phải đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm thiểu như:
- Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực.
- Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải phải được phủ kín, tránh rơi vãi đất, đá, cát ra đường.
- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu sẽ trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi ảnh huởng đến sức khoẻ công nhân.
- Để đảm bảo sức khỏe và giờ nghỉ của nhân và người dân khu vực quanh dự án, cũng như công nhân thi công, chúng tôi sẽ bố trí các hoạt động của các phương tiện thi công một cách phù hợp, không gây ồn ào vào giờ ăn và giờ nghỉ.
4.1.2. Khống chế ô nhiễm nước:
Trong giai đoạn xây dựng nếu có mưa thì nước mưa chảy tràn qua mặt bằng thi công sẽ cuốn theo đất, cát, rác thải và đặc biệt là dầu nhớt rơi vãi...dễ gây tác động tiêu cực cho môi trường nước mặt khu vực. Việc thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn qua mặt bằng khu vực được hạn chế bởi các biện pháp sau:
- Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.
- Thu gom và chôn lấp một cách triệt để rác thải sinh hoạt, cấm việc đốt rác thải trong khu vực dễ gây ra hỏa hoạn trong khu vực lân cận.
- Xây dựng đường ống thoát nước riêng không cho chảy tràn qua khu vực dự án: xây dựng các mương thoát nước mưa, nước mưa được chảy tràn qua mương dẫn, sau đó qua các song chắn rác, lắng bùn qua hệ thống các hố gas trước khi thải ra môi trường ngoài. Bùn từ hố gas sẽ được nạo vét định kỳ và đem đi chôn lấp trong khu vực dự án vì bùn này chủ yếu là bùn đất, ít ô nhiễm.
4.1.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn:
Trong quá trình xây dựng nhà máy, có thể thải ra các loại chất thải rắn bao gồm xà bần, gỗ cotpha phế thải, nylon, sắt thép, rác sinh hoạt. Các loại chất thải này được xử lý như sau:
- Tái sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác đối với chất thải rắn là kim loại và nhựa, giấy, sắt thép, nhựa, gỗ.
- Phải thu gom rác hàng ngày hoặc hàng tuần, tập trung vào một chỗ tránh để bừa bãi sau đó thiêu huỷ hoặc chôn lấp tại khu vực.
- San lấp vào những chỗ trũng hoặc mặt bằng các loại chất thải rắn vô cơ như xà bần (gạch vỡ, bê tông).
4.1.4. Biện pháp chống xói mòn:
Các biện pháp chống xói mòn trong quá trình trồng cao su, Công ty sẽ thực hiện các giải pháp như đã đề cập tại Chương 2. Tuy nhiên, để làm tăng hiệu quả chống xói mòn, cần tăng cường các giải pháp sau:
4.1.4.1. Biện pháp làm đất và cải tạo đất:
Chuẩn bị đất trước khi trồng cây cao su có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế xói mòn và dòng chảy. Cày phải được tiến hành thật chính xác theo đường đồng mức, phải đều và sâu.
- Cày sâu theo đường đồng mức: đây là một biện pháp rất quan trọng nhằm tạo ra nhiều rãnh nhỏ nằm ngang mặt dốc, mỗi luống cày có tác dụng như một bờ ngăn nước, làm cho nước mưa được giữ lại nhiều. Mặt khác đất cày sâu độ xốp sẽ tăng nên khả năng thấm và giữ nước của đất cũng được nâng cao, do đó hạn chế được dòng chảy. Tuy nhiên, ở những nơi có độ sốc cao, lượng mưa lớn, đất chặt khó thấm nước thì hiệu quả của biện pháp này không lớn, cần phải kết hợp với các biện pháp khác.
- Làm luống theo đường đồng mức: Trên cở sở cày sâu trên đường đồng mức, làm luống trên đường đồng mức có tác dụng chống xói mòn và dòng chảy rất lớn, còn tăng sản lượng cây trồng rõ rệt, nhất là những loại cây trồng phải qua mùa mưa. Theo quan trắc của nhiều trạm nghiên cứu chống xói mòn ở Trung Quốc thì làm luống theo đường đồng mức có thể giảm được lưu lượng dòng chảy 60-90%, giảm lượng bào mòn mặt đất tới 80-95%, sản lượng tăng 8-33% so với đất sản xuất không làm luống.
Tính ưu việt của làm luống ngang dốc là cải tạo địa hình, diện tích hứng mưa của mặt đất tăng lên, lượng mưa trên đơn vị diện tích giảm; mỗi luống có tác dụng như một bờ chắn nước cắt ngang dòng chảy, lượng nước không thấm kịp sẽ được dồn xuống giữ ở khoảng giữa 2 luống rồi tiếp tục thấm vào đất, mặt khác do làm luống đất tơi xốp cũng tăng khả năng thấm nước. Vì những lý do đó mà giảm được lưu lượng dòng chảy, giảm đươc xói mòn, giữ cho chất dinh dưỡng khỏi bị tổn thất. Ngoài ra do làm luống vét rãnh nên độ sâu tầng canh tác tăng lên, đất trên luống chống ải, chống thực hóa, lượng phân bón cũng tập trung ở luống nên đất nhanh chóng được cải tạo.
4.1.4.2. Áp dụng kỹ thuật trồng cây trên đất dốc:
- Trồng theo hàng trên đường đồng mức: đây là biện pháp có tác dụng ngăn cản và giảm nhẹ tốc độ dòng chảy, tăng lượng nước thấm xuống đất, do đó giảm được lượng đất bị cuốn trôi, tăng sản lượng cây trồng. Hiện nay, biện pháp này tương đối phổ biến ở nước ta và là một trong những biện pháp then chốt canh tác trên đất dốc.
- Mô hình Nông, lâm kết hợp: Đây là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý, theo thời gian và không gian để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên - sinh thái; kinh tế - xã hội và môi trường. Như vậy, nông, lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất bền vững. Nó rất phù hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu tố giới hạn cho canh tác.
Khi trồng cây cao su trong những năm đầu, Công ty sẽ lựa chọn những loại cây họ đậu trồng xen giữa các luống 4m. Một đặc trưng nổi bật của các loài cây thuộc họ Đậu là chúng là các loại cây chủ cho nhiều loài vi khuẩn tại các nốt sần trên rễ của chúng. Các loại vi khuẩn này được biết đến như là vi khuẩn nốt rễ (rhizobium), có khả năng lấy khí nitơ (N2) trong không khí và chuyển hóa nó thành các dạng chất mà cây có thể hấp thụ được (NO3- hay NH3). Hoạt động này được gọi là cố định đạm. Cây đậu, trong vai trò của cây chủ, còn vi khuẩn nốt rễ, trong vai trò của nhà cung cấp nitrat có ích, tạo ra một quan hệ cộng sinh. Điều này vừa có chức năng cải tạo đất, vừa làm giảm nhu cầu bón phân cải tạo đất, hạn chế xói mòn đất.
4.1.5. Biện pháp bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường
- Công tác tổ chức an toàn lao động trong quá trình khai hoang trồng mới cần được coi như công tác tổ chức sản xuất trong xây dựng. Nếu trong quá trình khai hoang trồng mới, khâu an toàn lao động chú ý không đúng mức, xảy ra tai nạn cho người lao động, người chỉ huy không chỉ bị kỷ luật mà còn có thể bị truy tố trước pháp luật nếu tai nạn nghiêm trọng, do vậy khâu tổ chức an toàn trong khai hoang vô cùng quan trọng.
- Hệ thống bảo vệ và an toàn lao động trong quá trình khai hoang là tập hợp các biện pháp kỹ thuật và tổ chức, nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người, cho máy móc, thiết bị.
- Trên công trường khai hoang có ban an toàn lao động, các ủy viên do các đơn vị sản xuất cử tham gia. Trong ban có ủy viên chuyên trách, các đơn vị trực tiếp thi công có ban chuyên trách.
- Tất cả các nội quy chung của toàn công trường như nội quy làm việc trên công trường khai hoang, quy định về thời gian làm việc, trang phục lao động...cũng như nội quy riêng cho từng công tác.
- Công tác tuyên truyền giáo dục tất cả các nội quy trên công trường, đặc biệt là nội quy về an toàn lao động cho công nhân như quy định về sử dụng máy móc...đều phải được phổ biến đến từng công nhân đang làm việc trên công trường. Ban an toàn lao động của công trường thường xuyên kiểm tra, giám sát các biện pháp về bảo vệ an toàn lao động trên công trường, sinh hoạt xem xét định kỳ, điểm tốt thì nhân rộng, điểm thiếu sót thì nhắc nhở, đề ra biện pháp khắc phục.
- Các khu vực nguy hiểm phải được cắm biển báo an toàn.
- Trên nguyên tắc phòng ngừa tai nạn lao động là chính, nhưng thực tế trong trường hợp có xảy ra tai nạn lao động, chủ dự án cũng phải có các biện pháp cấp cứu kịp thời. Khi xảy ra tai nạn, tổ chức sơ cứu tại hiện trường, sau đó nhất thiết phải nhanh chóng đưa người bị tai nạn đến bệnh viện điều trị. Nếu có điều kiện, nên có một xe hơi (để sử dụng làm xe cứu thương) túc trực tại công trường. Khi không có điều kiện thì phải có các biện pháp tổ chức khác như phải lưu giữ số điện thoại bệnh viện gần nhất để gọi xe cứu thương. Ngoài ra, phải trang bị tủ thuốc cá nhân để sơ cứu. - Công tác giải phóng mặt bằng cần phải phát hoang, triệt hạ cây cối, bụi rậm và phải dọn sạch mặt bằng trước khi san lấp. Các loại cây cỏ được thu gom tập trung nơi khô ráo và đốt để tránh gây thối rữa dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và không khí.
- Kiểm soát an toàn lao động và an ninh xã hội cùng với cơ quan chính quyền địa phương trong suốt quá trình thi công.
- Trong giai đoạn thi công nếu phát hiện các hiện tượng lạ có liên quan đến môi trường, những di tích văn hóa lịch sử nằm dưới đất thì cần báo ngay cho các cơ quan chức năng tại địa phương đến xem xét.
- Đặt các cống thoát nước chảy qua khu đất dự án nhằm tránh gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa, chủ yếu tập trung khu vực văn phòng điều hành dự án.
- Cung cấp đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường như khẩu trang, găng tay, kính hàn, giày ủng, quần áo bảo hộ lao động.
- Tuyên truyền, giáo dục anh em công nhân có thái dộ đúng đắn trong cách cư sử, sinh hoạt trong thời gian thi công đối với đồng bào dân tộc, cư dân địa phương sinh
sống tại khu vực dự án, tôn trọng nếp sống và văn hóa bản địa sễ gây nên những mối quan hệ tốt với đồng bào địa phương.
4.1.6. Bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học:
Mặc dù tính đa dạng sinh học trong khu vực dự án không cao, tuy nhiên việc duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học trong khu vực là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tất cả các loài sinh vật trong khu vực dự án được bảo vệ, không được săn bắt bừa bãi, không những đối với vùng dự án mà cả những khu vực lân cận. Các giải pháp cần thực hiện là:
- Biện pháp về cơ chế chính sách: Xây dựng các văn bản, nội quy nhằm quy định và hướng dẫn cho cán bộ công nhân tham gia làm việc trong vùng dự án về tác động và những biện pháp có thể nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động khi tiến hành thực hiện dự án tới vùng dự án.
- Đơn vị thi công các hạng mục công trình có nhiệm vụ quản lý công nhân của mình. Nếu để xảy ra hoạt động chặt phá rừng, săn bắn chim thú các khu vực rừng lân cận vùng dự án thì Trưởng bộ phận thi công sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của Công ty. Trong đó, Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng. Tổ chức tuyên truyền công nhân trước khi bắt đầu công tác khai hoang, tổ chức sinh hoạt và phổ biến quy chế 02 tháng/lần, và cần phải tiếp tục duy trì trong thời gian dự án đi vào chăm sóc và khai thác.
- Giáo dục ý thức và các hình thức hỗ trợ ổn định cuộc sống, đặc biệt của những người nhập cư và dân tộc sẽ giảm đáng kể việc chặt phá rừng và săn bắt động vật rừng. Quản lý chặt chẽ công nhân xây dựng, nghiêm cấm không cho họ săn bắn động vật rừng bừa bãi.
- Chủ đầu tư sẽ kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong thời gian từ khi công trình bắt đầu đi vào thi công nhằm hạn chế tối đa những tác động đến môi trường sinh thái tại khu vực. Qui định cụ thể đối với lực lượng lao động về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm săn bắt động vật.
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TRONG GIAI ĐOẠN CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC: SÓC VÀ KHAI THÁC:
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí:
Vấn đề ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải, dự án đã có các biện pháp thích hợp để hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm bao gồm:
- Chọn sử dụng nhiên liệu tốt, có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho các phương tiện. - Thường xuyên kiểm tra và bảo trì các phương tiện vận chuyển, đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt.
- Yêu cầu các chủ phương tiện vận chuyển ra vào khu vực dự án phải chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông, chạy đúng tốc độ để hạn chế bụi phát tán vào không khí.
4.2.1.2. Khống chế ô nhiễm khí thải máy phát điện: