NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG:

Một phần của tài liệu kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 31)

3.1.1. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn khai hoang, xây dựng: 3.1.1.1.. Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải:

- Các công tác khai hoang: Do đây là khu rừng khộp nghèo và rừng trung bình, do vậy cần phải triển khai công tác khai hoang, ủi và cày đất để chuẩn bị cho công tác trồng mới cao su.

- Các công trình xây lắp: Các công trình xây dựng của dự án nhìn chung rất ít, chỉ thi công xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho công nhân. Quá trình xây dựng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên mức độ gây ra ô nhiễm môi trường là không đáng kể.

Theo kế hoạch dự kiến thì các công tác kể trên phải xây dựng trong 4 tháng, tuy nhiên công tác xây dựng cũng phải có các kế hoạch cụ thể để hạn chế những tác động đến môi trường.

Những hoạt động kể trên đều ít nhiều tác động tới môi trường, tóm tắt những hoạt động trong giai đoạn khai hoang và xây dựng gây tác động đến môi trường được liệt kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Những hoạt động gây tác động đến môi trường. Stt Nội dung các hoạt động

1 Phát quang khai hoang, ủi, cày xới đất. Đào hố trồng cao su. Cải tạo đất

2 Giải toả, giải phóng, san lấp mặt bằng xây dựng nhà làm việc và nhà ở cho công nhân

3 Khai thác và vận chuyển nguyên vật liệu, khoáng sản thiết bị phục vụ dự án (xi măng, đá, đất, gỗ, nhiên liệu).

4 Hoạt động dự trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu phục vụ công trình 5 Sinh hoạt của công nhân.

Nhìn chung, các hoạt động trong qua trình triển khai dự án có thể gây ra các nguồn ô nhiễm chính như sau:

- Ô nhiễm do bụi, đất đá (chủ yếu từ khâu ủi đất, đào hố trồng cao su, vận chuyển đất cát trong phạm vi thi công, tập kết vật liệu để xây dựng nhà làm việc, nhà ở cho công nhân...) có thể gây ra các động lên người công nhân trực tiếp thi công và lên môi trường xung quanh (dân cư, hệ thống thực vật, động vật);

- Ô nhiễm do khí thải ra từ các phương tiện vận tải, phương tiện và máy móc thi công. Đây chủ yếu là các loại khí thải ra từ động cơ máy móc. Loại ô nhiễm này thường không lớn do phân tán và hoạt động trong môi trường rộng, thoáng;

- Ô nhiễm do nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của người công nhân trực tiếp thi công, từ các khu tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này cũng thường nhỏ, ít quan trọng.

- Các ảnh hưởng đến môi trường do việc tập kết công nhân, tập kết máy móc thiết bị;

- Ô nhiễm về tiếng ồn của các phương tiện và máy móc thi công trên công trường. Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục.

3.1.1.2.. Các nguồn tác động không liên quan đến chất thải:

Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng trình bày trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng:

Stt Nguồn gây tác động

Nguy cơ gây xói mòn đất do chuyển đất rừng sang trồng cây nông nghiệp Biến đổi vi khí hậu

Biến đổi đa dạng sinh học, suy thoái thảm thực vật

Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất do chuyển đổi cơ cấu cây trồng (từ đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp), cơ cấu sử dụng đất

3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chăm sóc và khai thác: 3.1.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí:

- Bụi, khí thải từ máy phát điện trong khu dự án, phương tiện giao thông,..

- Ngoài ra nguồn gây ô nhiễm không khí còn có các loại thuốc BVTV (khi phun xịt thuốc).

- Thay đổi điều kiện vi khí hậu tại khu vực dự án.

- Mùi: mùi của các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân hữu cơ gây mùi khó chịu. Mùi mủ cao su phân hủy khi cạo mủ. Chủ yếu ảnh hưởng đến người công nhân đang lao động trực tiếp.

Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacburhydro, aldehyd, bụi và chì (nếu các phương tiện này sử dụng nhiên liệu có pha chì). Chất lượng giao thông được cải thiện đáng kể nên nguồn ô nhiễm này phân bố rải rác và không đáng kể.

- Tiếng ồn từ các máy phát điện, phương tiện giao thông. 3.1.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:

- Nước thải: nước thải của các công nhân ở lại trong lán trại chăm sóc vườn cây cao su.

- Nước mưa chảy tràn chứa các loại thuốc BVTV, phân bón xuống các khu vực suối.

- Nước thải có chứa các loại chất thải từ quá trình cạo mủ cao su như các loại chất rắn lơ lửng (mủ cao su đông lại). Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này nhỏ. Phần lớn các loại mủ cao su đều đông lại sau 2-3 giờ và lớp mủ này thường xuyên được bóc vào ngày hôm sau để đem về tái chế hoặc bán (được gọi là mủ đất).

3.1.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất:

- Chất thải rắn: chất thải rắn nông nghiệp bao gồm các loại bao bì chứa đựng thuốc BVTV, chai đựng thuốc trừ sâu, kháng sinh, trừ nấm, diệt cỏ....Ngoài ra còn có chất thải rắn sinh hoạt của công nhân làm việc như thức ăn, bao bì nylon, lon nhựa, lon bằng kim loại...

- Do bón quá nhiều phân bón hóa học.

3.1.2.4. Các nguồn làm thay đổi chất lượng môi trường đất:

Do hoạt động canh tác nông nghiệp: không canh tác đúng các biện pháp kỹ thuật, bón quá nhiều phân bón hoá học, sử dụng thuốc BVTV.

3.1.2.5. Các nguồn tác động đến hệ sinh thái khu vực:

- Do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV và các loại phân bón hoá học. - Do canh tác nông nghiệp không đúng các biện pháp kỹ thuật. 3.1.2.6. Sự cố môi trường:

a. Sự cố cháy:

Vào tháng cuối năm (12) và các tháng đầu năm (1,2) là thời điểm cây cao su rụng lá, đây là thời điểm vào mùa khô nên khả năng gây ra cháy rừng ở các vườn cao su. Cháy rừng cao su cũng có thể kéo theo cháy phần diện tích rừng tự nhiên còn lại trong khu vực dự án, thậm chí còn cháy lan ra các khu vực có rừng lân cận. Những tác hại về cháy rừng đối với môi trường tự nhiên và môi trường sinh thái là cực kỳ lớn, do đó đây là công tác cần phải coi trọng và đặt lên hàng đầu.

Các nguyên nhân có thể gây ra cháy rừng:

- Khi vườn cây cao su đang còn nhỏ, thì cháy vườn cây cao su xảy ra là do không chống cháy giữa các đường lô.

- Khi rừng cao su đã lớn, các nguyên nhân gây ra cháy rừng là:

+ Người dân ở khu vực bên ngoài vào rừng bắt ong, lấy củi,...vứt tàn thuốc, đốt lửa bắt ong gây ra cháy rừng cao su.

+ Do công nhân làm việc trong rừng cây bất cẩn vứt tàn thuốc vào khu vực dễ cháy.

+ Do bảo quản nhiên liệu không đúng cách. + Do nấu ăn gây ra hỏa hoạn.

+ Chập điện. b. Tai nạn lao động:

Các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp là do:

- Phun thuốc trừ sâu, các loại thuốc chữa bệnh cho cây không đúng kỹ thuật, gây ngộ độc.

- Do bị các loại côn trùng như rắn rết, bò cạp,...cắn trong lúc làm việc. - Tai nạn về giao thông trong quá trình hoạt động của dự án.

Xác suất xảy ra sự cố tuỳ vào ý thức chấp hành nội quy và quy tắc an toàn lao động của công nhân làm việc trong từng trường hợp cụ thể.

Một phần của tài liệu kế hoạch đầu tư trồng cao su tại Tiểu khu 486 và 479 nằm trên địa bàn xã Ea Huar - huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w