Các giải pháp cụ thể cho thịtrường hối đoái

Một phần của tài liệu Tiểu luận THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 31)

3. Xu hướng phát triển của thịtrường hối đoái Việt Nam

3.2.2. Các giải pháp cụ thể cho thịtrường hối đoái

- Từng bước để các NHTM tự quyết định tỷ giá hối đoái

Hiện nay NHNN VN đang quản lý tỷ giá hối đoái không theo cơ chế thị trường nên có khi ngoại tệ mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác trên thị trường quốc tế nhưng NHNN VN lại công bố ngoại tế đó tăng giá so với VND tại thị trường VN, và ngược lại có khi ngoại tệ tăng giá trên thị trường quốc tế thì NHNN VN lại công bố mất giá so với VND. Ngoài ra, tỷ giá bình quân ngoại tệ do NHNN VN công bố không thể hiện đúng quan hệ cung-cầu của thị trường, càng không thể hiện đúng tỷ giá các NHTM giao dịch. Chính vì thế, NHNN VN cần từng bước tiến dần đến việc bỏ hẳn tỷ giá giao dịch ngoại tệ bình quân liên ngân hàng hiện nay; thay vào đó, để các NHTM tự quyết định tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung-cầu ngoại tệ trên thị trường. Thị trường sẽ tự điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp. Khi cần thiết, NHNN VN có thể can thiệp bằng cách mua bán ngoại tệ với các NHTM thay vì quản lý tỷ giá áp đặt theo cơ chế hành chính như hiện nay.

- Thay chính sách kích cầu lãi suất bằng giải pháp NHNNVN hạ lãi suất cấp vốn cho các NHTM.

Với giải pháp này, các NHTM sẽ có thể cung cấp nguồn vốn vay với lãi suất thấp, vừa phục vụ cho mục tiêu ổn định sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa không phải đầu tư nhiều về mặt nhân lực, tài lực và thời gian của hệ thống ngân hàng cho việc giám sát thực thi chính sách kích cầu lãi suất.

- Chính sách Lãi suất tái chiết khấu

Đây là biện pháp được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường.Khi tỷ giá hối đoái có sự biến động bất lợi, vượt ra khỏi mức độ có thể chấp nhận được (thường là tăng). Thông qua NHTW, các chính phủ thực hiện điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu tăng (lãi suất cho vay tăng và lãi tiền gửi tăng. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chuyển dịch vào trong nước để thu lãi cao hơn từ đó cung về ngoại tệ sẽ tăng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng.

Tuy nhiên, chính sách chiết khấu chỉ có ý nghĩa nhất định đối với tỷ giá hối đoái vì lãi suất và tỷ giá chỉ có mối tác động qua lại chứ không phải là mối quan hệ nhân quả.Lãi suất không phải nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định, mà quan hệ này lại do cán cân thanh toán thặng dư hay thiếu hụt. Như vậy, nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá là không giống nhau do đó mà biến động của lãi suất không nhất thiết dẫn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái.

- Từng bước thực thi việc cho phép dịch chuyển vốn (tự do tài khoản vốn)

Trong xu hướng toàn cầu hoá, nếu NHNNVN tiếp tục thực thi các chính sách không cho phép tự do dịch chuyển vốn, sẽ khiến thị trường Việt Nam trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái như hiện nay thì việc cân nhắc lựa chọn đầu tư trở nên quan trọng.

Khi cho phép tự do dịch chuyển vốn tức tự do tài khoản vốn, nghĩa là không có sự ngăn cản luồng vốn đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào Việt Nam cũng như khi rút vốn khỏi Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang kiểm soát rất chặt chẽ tài khoản vốn và chỉ

giữa các ngoại tệ với nhau, chỉ khi mua ngoại tệ trả bằng VND mới cần xuất trình hồ sơ hợp pháp). Tuy nhiên khi tiến tới tự do tài khoản vốn, tự do dịch chuyển vốn thì như giải pháp nêu trên, tỷ giá hối đoái phải do thị trường quyết định chứ NHNN VN không thể quản lý tỷ giá chặt như hiện nay trong một biên độ hẹp, vì nếu thực thi song hành tự do tài khoản vốn và kèm tỷ giá cố định hoặc tỷ giá quản lý gần như cố định trong thời gian dài thì hậu quả sẽ là khủng hoảng tài khoản vốn trong khi NHNN VN cũng không thể kềm giữ mãi tỷ giá được.

Lẽ tất nhiên, khi cho phép tự do dịch chuyển vốn, NHNNVN nói riêng và các cơ quan điều hành nền kinh tế của Việt Nam nói chung cũng cần có các giải pháp dự phòng để đối phó với tình trạng thoái vốn của các đối tác đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là tiền đề cho mục tiêu để đồng VND của Việt Nam sẽ dần tiến đến có tự do chuyển đổi so với các đồng tiền khác.

- NHNN VN cần vận hành độc lập so với hoạt động của Chính Phủ

Thực chất hiện nay Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được vận hành dưới Bộ Tài Chính mà Bộ Tài Chính lại trực thuộc Chính Phủ nên NHNN VN chưa độc lập với Chính Phủ. Để tránh tình trạng NHNN VN chỉ vận hành phục vụ mục tiêu tăng trưởng của chính phủ, NHNN VN cần tách ra thực thi sứ mạng điều tiết chính sách tiền tệ của nền kinh tế quốc dân, với một tên gọi mới, chẳng hạn như Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam (Central Bank of Vietnam), với cơ cấu độc lập và quy mô, quyền hạn, như mô hình các ngân hàng trung ương của các nước.

- Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng thương mại.

Giải pháp thứ hai là tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp, ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ ngoại hối.

Tuy nhiên, những giải pháp trên có lẽ chỉ giải quyết tạm thời trong giai đoạn trước mắt, Nếu kiên quyết giữ tỷ giá thì phải "bơm" ngoại tệ ra để "hạ nhiệt" thị trường, nhưng phải đề phòng khả năng thị trường hiện nay như mảnh đất cằn thiếu nước, bơm ra bao nhiêu sẽ 'hút' hết bấy nhiêu. Tuy nhiên với lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay thì hoàn toàn có thể làm được điều này.

- Có thể giảm giá từ từ VND và xem phản ứng của thị trường, thu hẹp khoảng cách giữ thị trường tự do và thị trường chính thức. Khi giảm giá VND, phải xem xét phản ứng thị trường, nếu thấy thị trường ổn định thì dừng điều tiết.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế khác thì cho rằng nâng tỷ giá sẽ hạn chế được nhập khẩu, giảm tình trạng nhập siêu hiện nay bởi Việt Nam vẫn đang nhập khẩu nhiều mặt hàng mà trong nước cũng sản xuất được.Nếu hạn chế được nhập khẩu thông qua công cụ tỷ giá thì có thể sẽ tạo ra thị trường tốt hơn cho nhiều nhà sản xuất trong nước. Còn lời khuyên đối với doanh nghiệp lúc này là hãy luôn “căng mắt” ra theo dõi tình hình và phải có phương án phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, linh hoạt trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, hài hòa lợi ích các chủ thể kinh tế và sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, bảo đảm việc sử dụng ngoại tệ cho các mục đích cần thiết, đáp ứng ngoại tệ phục vụ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)