được học ở lớp 9) - GV bổ sung hoàn chỉnh phát biểu của HS. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi tìm hiểu về hoạt động của động cơ điện một chiều sau:
+ Khi có dòng điện qua khung dây, lực từ có tác dụng gì đối với khung?
+ Bộ phóng điện gồm hai bán khuyên và hai chổi quét có tác dụng gì?
+ Không có bộ phóng điện khung có quay liên tục được không?
- GV: Dòng điện trong khung đổi chiều nhưng dòng điện từ phần đưa vào khung vẫn là dòng điện một chiều, gọi là động cơ điện một chiều. Hoạt động 3: Tìm hiểu điện kế khung quay Hoạt động của trò Hoạt động của thầy - HS chú ý theo dõi - HS suy nghĩ, nghiên cứu SGK và trả lời: + Ngẫu lực từ làm khung quay kệch khỏi vị trí ban đầu.
+ Khi momen cản của lò xo cân bằng với momen lực từ thì khung dừng lại + Khi khung cân bằng thì góc lệch khỏi vị trí ban đầu tỉ lệ với cường độ dòng
điện chạy trong khung.
- GV giới thiệu cho HS cấu tạo của điện kế khung quay thông qua tranh vẽ
phóng to, nói rõ tác dụng của lõi sắt và lò xo.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi tìm hiểu về hoạt động của
điện kế khung quay sau:
+ Khi cho dòng điện vào khung thì lực từ tác dụng như thế nào đối với khung? + Đến khi nào thì khung dừng lại?
+ Để biến điện kế thành ampe kê hay vônkế người ta mắc thêm sơn hay thêm
điện trở phụ?
Hoạt động 4: Cũng cố, vận dụng và giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của trò Hoạt động của thầy
- HS trả lời theo yêu cầu của GV - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài và câu trắc nghiệm 1,2 phần bài tập.
- Ghi bài tập về nhà. - Giao bài tập về nhà 3,4/171
IV. RÚT KINH NGHIỆMV. BỔ SUNG V. BỔ SUNG Tiết: 53 Ngày soạn: SỰ TỪ HÓA CÁC CHẤT- SẮT TỪ I. MỤC TIÊU Kiến thức:
- Trình bày được sự từ hóa các chất sắt từ, chất sắt từ cứng, chất sắt từ mềm.- Mô tả được hiện tượng từ trễ.