Tình hình cạnh tranh tại thị trường dệt may của Mỹ.

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu quản trị ngành xuất khẩu may mặc (Trang 43)

- Kênh phân phối gián tiếp 40 44 60 96

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

3.1.3 Tình hình cạnh tranh tại thị trường dệt may của Mỹ.

3.1.3.1 Hàng May Mặc Trung Quốc.

Trung Quốc đã nổi lên là nước có khả năng chiếm lĩnh thị trường dệt may lớn nhất thế giới. Theo các số liệu thống kê trong một vài năm trởi lại

đây thì năm 2003, Trung Quốc chiếm tới 17% thị phần may mặc thế giới và con số này theo dự báo của WTO là có thể là 50% thị phần thế giới trong vòng 3 năm tới tức là trong năm 2006. Chỉ tính riêng ở Mỹ, các nhà sản xuất hàng may mặc Trung Quốc sẽ tăng từ 16 % lên 60% Năm 2006.

Để đặt được những thành tựu nói trên Trung Quốc đã có những sự cố găng đặc biệt. Hàng may mặc Trung Quốc được đánh giá là đa dạng mẫu mã, chất lượng hàng hoá tốt đặc biệt là hàng hoá Trung Quốc được đánh giá là hàng có giá rẻ. Điều này đe doạ hàng dệt may của tất cả các nước có nền công nghiệp dệt may nhỏ lẻ. Nguyên nhân chính của các hiện tượng trên là do tại Trung Quốc các nguồn lực đầu vào luôn thấp hơn các đối thủ của mình. Hơn nữa chính phủ Trung Quốc luôn luôn quan tâm tới sự gia tăng của may mặc, nhằm chiếm lĩnh thị trường dệt may thế giới và để củng cố vị thế của mình chính phủ Trung Quốc đã đưa gia các biện pháp để duy trì và gia tăng khẳ năng xuất khẩu của mình.

+ Khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao.

+ Các phòng ban khác nhau của chính phủ sẽ tăng cường các dịch vụ cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp.

+ Thông báo các tin tức về đầu tư trong ngành công nghiệp dệt may . đưa gia những cảnh bảo về rủi do với các doanh nghiệp Trung Quốc chánh đâu tư quá nhiều và lập đi lập lại trong lĩnh vực này.

+ Khuyến khách các doanh nghiệp đầu tư gia nước ngoài và tạo những thuận lợi trong trao đổi thương mại. Đưa gia những chính sách nhằm hỗ trợ để hợp tác.

+ Xúc tiến sử dụng hệ thống ISO 9000 và các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường ISO 14000.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

+ Tăng cường đối ngoại song phương, trao đổi hiểu biết lẫn nhau giữa các chính phủ các tổ chức, các doanh nghiệp….

Với những chính sách hỗ trợ như vậy cho nên Trung Quốc đang trở thành một thế lực lớn của ngành may mặc thế giới.

3.1.3.2 Hàng may mặc Ấn Độ.

Được đánh giá là hàng đứng sau Trung Quốc. Hàng dệt may Ấn Độ đang có những bước tiến mạnh mẽ trên thị trương may mặc thế thới. Ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ thu hút được 35 triệu lao động hiện nay theo đánh giá xuất khẩu dệt may Ấn Độ vào khoảng 15 tỷ USD và sẽ là 65 tỷ vào năm 2010. Số liệu thống kê của tạp chí phố Wall xuất khẩu dệt may của Ấn Độ vào Mỹ là 2.76 tỷ USD. Sức mạnh của Ấn Độ là nhờ chất lượng và mẫu mã của hàng hoá cũng như chấp nhận được mức giá rẻ do Ấn Độ có nguồn cung cấp nguyên liệu sẫn có và nhân công tương đối rẻ….

Bước vào năm 2005 nhiều công ty may của Ấn Độ tập trung liên kết từ khâu sản xuất đến khâu xuất khẩu. Chính phủ Ấn Độ thôi thúc các doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc nhăm phát huy những lợi thế sẫn có của quốc gia. Chính phủ Ấn Độ còn thúc đẩy, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp may mặc.

Với sự đầu tư có chiều sâu Ấn Độ được đánh giá sẽ thách thức vị trí của các cường quốc xuất khẩu dệt may khác trong đó có Trung Quốc.

3.1.3.3 Hàng may mặc của các nước trong khối kinh tế Bắc Mỹ (NAFTA)

Khối kinh tế Bắc Mỹ bao gồm các nước Mỹ, Canada và các nước trung Mỹ trong đó có Honduras, Mehico…đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc của Mỹ. Với những lợi thế của mình về chính sách ưu tiên xuất khẩu của Mỹ dành cho các nước trong khối. Các nước này đã hình thành các trương trình xuất khẩu co tính lâu dài và họ đang trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn cho Mỹ. Trong năm 2005 khối này đã xuất khẩu vào Mỹ một khối lượng may mặc lớn giá trị vào khoảng 12.6 tỷ USD.

Hàng may mặc của các nước này được đánh giá là phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ. Hơn thế nữa các quốc gia này có ngành công

nghiệp may mặc lâu đời và được trang bị công nghệ cao. Họ luôn luôn đổi mới mẫu mã, công nghệ cũng như luôn tổ chức các cuộc điều tra thị trường.

Điều quan trọng hơn là các nước này khi xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ được miễn thuế hoàn toàn.

3.1.3.4 Hàng may mặc của các nước ASEAN.

Các nước ASEAN có điều kiện tương đồng như Việt Nam khi xuất khẩu hàng may mặc vào Mỹ. Có lượng lao động rồi rào, có nguồn nguyên liệu khá phong phú. Nhưng có họ một điều quan trọng mà Việt Nam không có đó là được Mỹ công nhận là nứơc có nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO và một số nước là đồng minh của Mỹ trên một số lĩnh vực như Thái Lan, Philipines…. Nên họ được hưởng một số ưu đãi mà các doanh nghiệp Việt Nam không có. Về nhập khẩu hàng may mặc của các nước ASEAN chiếm gần 35% lượng nhập khẩu vào Mỹ trong đó dẫn đầu là Philipines, Indonesia.

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu quản trị ngành xuất khẩu may mặc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)