Đánh giá các hoạt động của Công ty Dệt – May Hà Nộ

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu quản trị ngành xuất khẩu may mặc (Trang 32)

- Kênh phân phối gián tiếp 40 44 60 96

2.2.3 Đánh giá các hoạt động của Công ty Dệt – May Hà Nộ

2.2.3.1 Về công tác nghiên cứu thị trường.

Việc nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng đồng nghĩa với công ty sẽ tiêu thụ được sản phẩm của mình do sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường đáp ứng được lòng mong mỏi của khách hàng. Đối với thị trường may mặc là thị trường mà nhu cầu thay đổi theo tính thời vụ, do đó công tác điều tra thị trường càng được sự quan tâm. Công ty Dệt – May Hà Nội đã ý thức được điều này nên từ khi bước chân vào thị trường Mỹ công ty đã thông qua các kênh khác nhau tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ về nhu cầu hàng may mặc.Với việc Việt Nam và Mỹ thiết lập mối quan hệ vào năm 1995 và 12/2001 hai bên đã ký hiệp định thương mại đã tạo điều kiện cho hàng Việt Nam vào Mỹ dễ dàng hơn, Công ty Dệt – May Hà Nội đã tổ chức điều tra thị trường nhưng chỉ qua các kênh gián tiếp, qua các kênh như đại sứ quán, các tổ chức thương mại, không đi hết các sản phẩm may mặc của người dân Mỹ. Chỉ tập trung vào các sản phẩm như áo sơ mi, quần âu… mà vẫn vắng mặt các sản phẩm có giá trị cao như áo Vest, Comple, Áo rét….

Công việc nghiên cứu thị trường của Công ty Dệt – May Hà Nội chỉ tập trung vào nhu cầu may mặc mà không chú ý đến các điều kiện khách quan, điều kiện luật pháp, đối thủ cạnh tranh…..

2.2.3.2 Về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm thông thường diễn gia tại phòng kế hoạch thị trường. Những đối với Công ty Dệt – May Hà Nội thì không chỉ phòng kế hoạch thị trường có chách nhiệm và còn phòng xuất nhập khẩu điều này rất có thể dẫn đến sự chồng chéo nhiệm vụ cũng như là chách nhiệm của hai phòng này. Việc lập kế hoạch hàng năm là căn cứ để tiến

hành lập kế hoạch của quý, tháng. Các kế hoạch này thường được dữa trên các đơn đặt hàng của khách hàng ,. Ngoài các kế hoạch ngắn hạn công ty còn lập các kế họach trung và dài hạn nhưng các kế hoạch này chỉ dừng lại ở tất cả các thị trường chứ chưa có kế hoạch trung hạn và dài hạn cho từng thị trường. Từ đó có thể gây khó khăn khi đánh giá hiệu quả tiêu thụ trên từng thị trường cụ thể để tìm gia những điểm cần khắc phục.

2.2.3.3 Về chính sách tiêu thụ sản phẩm.

Nội dung của kế hoach này là xem xét nên đưa sản phẩm nào ra thị trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, tạo ra sự đa dạng hoá, khác biệt sản phẩm… tuy nhiên các chính sách sản phẩm được lập ra phần lớn ở Công ty Dệt – May Hà Nội là một danh sách của các sản phẩm đa dạng và phong phú. Nhưng do đặc điểm của công ty là thường xuất khẩu theo đơn đặt hàng mà gia công…. Nên việc tập trung vào chính sách sản phẩm chưa được quan tâm dung mức, mặc dù đã có nhận thức được tầm quan trọng của các chính sách sản phẩm nhưng trong giai đoạn này công ty vẫn tập trung cao độ vào việc xây dựng chất lượng cũng như tạo dụng thương hiệu cho sản phẩm, các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng chưa được diễn ra thương xuyên và còn mang tính nghiệp dư.

2.2.3.4 Chính sách giá của Công ty Dệt – May Hà Nội

Với một hệ thống định giá theo tiêu chuẩn đã đề ra, sau khi khách hàng đặt hàng thì phòng thị trường sẽ lên phương án báo giá với khách hàng. mặc dừ có nhiều phương án xây dựng gia khác nhau như phương pháp hoà vốn, định giá cạnh tranh, định giá dựa vào AVC…nhưng tại Công ty Dệt May – Hà Nội thì vẫn sử dụng phương pháp định giá thành sản phẩm bằng dựa vào giá sản phẩm cộng % lợi nhuận mong muốn. Chính sách giá của công ty

cũng không nhất quán do đặc trưng của công ty là sản xuấ hàng theo hình thức CMPT, giá trị gia tăng trong một đơn vị không cao

Giá bán được phân chia thành các hạn mục khác nhau để từ đó tính tổng, tuỳ thuộc vào số lượng đơn đặt hàng và ngày giao, quy cách, chất lượng mà có giá khác nhau. Có thể có những đơn hàng chỉ công trong 2 công đoạn là may và đóng gói thì giá cả lại khác với hình thức CMPT làm tất cả đến khi hoàn thiện sản phẩm. hình thức này của Công ty Dệt May – Hà Nội chỉ phù hợp với trường hợp xuất khẩu theo phương thức gia công. Còn khi chuyển sang giai đoạn xuất khẩu theo dạng FOB thì chính sách giá của công ty phải có sự thay đổi mới có thể thâm nhập vào thị trường Mỹ có hiệu quả. Khi đó phương pháp định giá phải là phương pháp hiện đại, dựa vào AVC, hay chính sách giá phù hợp với mục tiêu của công ty trong tương lai.

2.2.3.5 Về chính sách phân phối.

Đặc điểm chủ yếu của hệ thống phân phối của công ty là qua khâu trung gian, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng may mặc của công ty vào thị trường dẽ dàng hơn. Nhưng những nhà trung gian của Công ty Dệt May – Hà Nội lại không trực tiếp bán hàng mà lại phân phối lại cho các nhà bán lẻ khác trước khi đến tay được người tiêu dùng. Điều này làm cho chi phí nâng lên và công ty không kiển soát được giá, khi đó giá cả của người tiêu dùng cuối cùng lại phụ thuộc vào sự quyết định của nhà bán lẻ cuối cùng.

Khi xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Dệt May – Hà Nội qua nhiều trung gian làm cho khả năng thu nhận thông tin của khách hàng đối với sản phẩm của công ty lại khó khăn và thường không chính xác. Qua đó làm cho việc xác định nhu cầu và nắm bắt nhu cầu mới của khách hàng lại kho khăn. Làm cho công tác xác định chính sách khác như chính sách sản phẩm, chính sách giá…. lại khó khăn và thường không chính xác.

Qua các kênh phân phối chúng ta thấy kênh phân phối của công ty và thị trường Mỹ khá đơn giản, nhưng khi đã xuất hàng thì công ty lại không kiểm xoát được sản phẩm, không những thế công ty còn không kiểm soát được thương hiệu của sản phẩm. điều này là do công ty chưa đầu tư mạnh vào việc xây dựng kênh phân phối sản phẩm do công ty còn khó khăn về chi phí và thông tin.

2.2.3.6 về chính sách xúc tiến hỗn hợp.

Xúc tiến hỗn hợp là một công cụ của marketing nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong giai đoạn hiện nay công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu của riêng mình do đó công ty đã có sự đầu tư vào công tác quảng cáo trên truyền hình, phát thanh, báo chí…. Tham gia hội trợi trong nước và quốc tế. Việc tham gia hội chợ không nằm ngoài mục tiêu là tìm kiếm khách hàng nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên tham gia vào các hội chợ này nhưng công ty vẫn chưa có sự đầu tư cao vào công tác này, chưa quảng bá được hình ảnh của mình. Hơn nữa công ty vẫn chưa xác định rõ được mục tiêu của công tác xúc tiến hỗn hợp qua đó tập trung nguồn lực vào thực hiện công tác xúc tiến hỗn hợp qua đó mới thực hiện được mục tiêu.

Một phần của tài liệu tổng hợp tài liệu quản trị ngành xuất khẩu may mặc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)