Thủy tinh thải là chất thải thu được từ các loại vỏ chai, lọ đựng thực phẩm, hóa chất trong sinh hoạt và công nghiệp. Khối lượng thủy tinh thải tạo ra hàng năm lên đến hàng triệu tấn ở từng quốc gia một phần nhỏ trong số chúng được tái sử dụng lại nếu chúng là thủy tinh không màu hoặc nếu chúng được phân loại một cách chắnh xác thành từng nhóm màu sắc. Tuy nhiên đa số thủy tinh thải không được phân loại nên chúng không có giá trị sử dụng lại.
Thủy tinh thải khi được sơ chế thong qua quá trình rửa để loại bỏ tạp chất và nghiền đến cỡ hạt thắch hợp có thể được tận dụng làm cốt liệu cho các lớp móng đường, cho bê tông xi măng, và bê tông asphalt khi đó thuỷ tinh phế thải được nghiền thành cỡ hạt thô (d = 9.5 mm ọ 2.06 mm) hoặc cỡ hạt mịn (d = 2.06 mm ọ 75 μm) .
Theo kết quả nghiên cứu của Mayer bêtông ximăng sử dụng cốt liệu thuỷ tinh ỘglascreteỢ có thể làm giảm sự co nở thể tắch. Việc sử dụng thuỷ tinh phế thải như là cốt liệu trong bêtông asphalt được nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ và Canada vào năm 1970 và theo Randy C.West, Gale C.Page và Kenneth H.Murphy bêtông asphalt sử dụng thuỷ tinh ỘglasphaltỢ với hàm lượng 15% thay thế một phần cốt liệu thì độ ổn định Marshall có thể đạt (90 ọ 95)% và cường độ chịu kéo có thể đạt (80 ọ 90)% so với bêtông asphalt sử dụng hoàn toàn cốt liệu tự nhiên. Lớp móng đường sử dụng cốt liệu thủy tinh thải đạt được ưu điểm về mặt thoát nước tốt và hạn chế được nhược điểm về co nở thể tắch do ẩm so với các vật liệu khoáng truyền thống. Cốt liệu thủy tinh dùng cho bê tông xi măng đạt được các ưu điểm về độ cứng và màu sắc. Vì vậy nó phù hợp để chế tạo các sản phẩm bê tông lát và trang trắ.
Tương tự, cốt liệu thủy thải cũng đã được tận dụng thành công cho bê tông asphalt để thay thế một phần cốt liệu khoáng truyền thống. Bê tông asphalt sử dụng cốt liệu thủy tinh thải đạt được tắnh công tác tốt hơn do đặc trưng bề mặt của nó và như vậy công đầm nén có thể được giảm thiểu so với hỗn hợp bê tông asphalt truyền thống. Năm 2002 Nicholls và các đồng nghiệp tại đại học Nottingham, Vương quốc Anh đã sử dụng 30% cốt liệu thủy tinh có cỡ hạt Dmax=20mm để thay thế cho đá vôi dùng để chế tạo hỗn hợp bê tông asphalt đặc nóng với chất kết dắnh bitum nóng quánh 500C khi xây dựng một tuyến đường thử nghiệm 5km. Kết quả theo dõi sau 5 năm khai thác cho thấy đoạn đường thử nghiệm đảm bảo chất lượng khai thác tương tự như vật liệu bê tông asphalt truyền thống.
Ngoài ra, thủy tinh thải khi được nghiền mịn đến cở hạt phù hợp sẽ thể hiện hoạt tắnh hóa học cao, và khi được kết hợp với vôi bột sống sẽ tạo thành chất kết dắnh vô cơ gốc CaO-SiO2 phù hợp cho xây dựng. Chất kết dắnh hỗn hợp này khi nhào trộn với cốt liệu và được dưỡng hộ ở chế độ nhiệt - ẩm thắch hợp sẽ có chất lượng tốt hơn xi măng Portland truyền thống. Sản phẩm này có thể được coi là loại chất kết dắnh tiêu tốn năng lượng thấp ( hay còn gọi là chất kết dắnh thân thiện với môi trường). Nghiên cứu này đang được tiến hành từ năm 2005 tại Khoa Xây dựng, Trường Đại học Tổng hợp Leeds, Vương quốc Anh.
Hình 2.6. Thủy tinh phế thải và các ứng dụng trong xây dựng