Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (Trang 31)

2. Về những công việc đƣợc giao:

1.3.1.1 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế đó trong đó Doanh nghiệp hoạt động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị nà thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó là:

*Tốc độ tăng tưởng kinh tế: nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toán của họ tăng dẫn đến sức mua các loại hàng hóa và dịch vụ tăng lên. Nếu Doanh nghiệp nào nắm bắt được đặc điểm này và có khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ

thành công và có sức cạnh tranh cao. Trái lại khi nền kinh tế suy thoái, đại bộ phận giảm sức mua do đó làm tăng áp lực cạnh tranh và tạo ra nhiều nguy cơ đối với doanh nghiệp.

* Mức lãi suất: lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp hạn chế vốn phải đi vay ngân hàng. Lãi suất cao làm tăng chi phí tài chính dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, doanh nghiệp khó bán được hàng. Ngược lại lãi suất thấp góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, sản phẩm của Doanh nghiệp sẽ dễ tiêu thụ.

*Tỷ giá hối đoái: Sự biến động của tỷ giá hối đoái có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung và từng Doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở. Nếu đồng tiền nội tệ lên giá sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp sẽ giảm ở thị trường nước ngoài, vì khi đó giá bán của hàng hóa tính bằng đồng ngoại tế sẽ cao. Hơn nữa khi đồng tệ nội tệ lêm giá sẽ khuyến khích nhập khẩu vì giá hàng nhập khẩu giảm, và như vậy sức cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước sẽ bị giảm ở ngay thị trường trong nước. Ngược lại, khi đồng nội tệ giảm giá sức mạnh cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước tăng cả trên thị trường trong nước và thị nước ngoài vì khi đó giá bán của các Doanh nghiệp trong nước giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh kinh doanh hàng hóa do nước khác sản xuất. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 70.000 VNĐ và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY( nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam

*Lạm phát: lạm phát làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng và gây ra nhiều biến động về tỷ giá hối đoái. Do lạm phát Doanh nghiệp không thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra nên Doanh nghiệp thường hạn chế đầu tư. Bởi tỷ lệ sinh lời trong doanh nghiệp không thể bù đắp sự giảm giá trị của tiền tệ.

Ngoài ra còn các yếu tố khác như chính sách tài chính, chính sách tiền lương, cán cân thanh toán, tỷ lệ thất nghiệp…cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)