Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Một phần của tài liệu TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (Trang 37)

2. Về những công việc đƣợc giao:

1.3.2.2Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đó là những doanh nghiệp chưa tham gia vào loại hình kinh doanh này nhưng có đủ tiềm năng và sẵn sàng nhảy vào kinh doanh. Vì họ là những doanh nghiệp đi sau có nhiều lợi thế về công nghệ, thiết bị hiện đại nên họ có khả năng cạnh tranh về sản phẩm lẫn giá cả.

Nghiêm cứu đối thủ cạnh tranh tiềm tàng sẽ giúp doanh nghiệp dự báo trước khả năng thâm nhập của các đối thủ này từ đó có kế hoạch xây dựng rào cản gia nhập ngành. Các rào cản chủ yếu của việc gia nhập ngành bao gồm:

- Lợi thế về quy mô sản phẩm: Do doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn đại trà làm giảm hoặc tiếp kiệm được chi phí. Đây là một trong những rào cản có khả năng ngăn chặn các đối thủ gia nhập ngành. Vì các công ty mới ra nhập ngành sẽ lâm vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Hoặc chấp nhận sản xuất nhỏ để chịu bất lợi về chi phí, giá thành cao kéo theo lợi nhuận ít, hoặc mạo hiểm đầu tư vốn khổng lồ trên quy mô lớn mà những rủi khác chưa lường trước được.

- Sự khác biệt hóa sản phẩm: khiến cho khách hàng trung thành với nhãn hiệu sản phẩm của công ty. Thường các công ty này có có ưu thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, về dịch vụ hậu mãi hoặc khả năng chuyên biệt hóa sản phẩm. Đây là một trong những rào cản lớn nhất mà các doanh nghiệp mới tham gia khó lòng giành giật trên thị trường.

- Lợi thế về giá: có thể phát sinh từ công nghệ sản xuất cao, kinh nghiệm sản xuất lâu năm, do bằng sáng chế, do chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu, trình đọ quản lý giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao so với đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu TÊN ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH (Trang 37)