Chương 8 Sức mạnh của góc nhìn

Một phần của tài liệu đừng kết hôn trước tuổi 30 (Trang 87)

“Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả hiểu biết. ’’ — Albert Einstein

Trong những năm tháng nỗ lực hết sức để học tiếng Anh, ngay cả lúc tôi làm tốt nhất, cũng không bao giờ là đủ tốt. Tôi luôn nói sai thời điểm, hoặc nói đúng nhưng thời gian lại không đúng. Những lúc như vậy, tôi thường bối rối và thần người ra đó, nghĩ tới nghĩ lui: “Trời ơi, làm sao mình có thể nói những lời ngớ ngẩn như thế! Mình đúng là một con ngốc!” Mấy ngày tiếp theo, trong đầu tôi vẫn cứ diễn đi diễn lại cái cảnh tượng đó, liên tục không dứt.

Ở bất cứ nơi nào, tôi đều có thể thấy người giỏi hơn mình. “Người giỏi ăn nói hoạt bát thế kia. Tại sao mình không thể làm được như vậy?’’, “Cô gái này là một chuyên gia tài chính, làm sao mình có thể bắt kịp với cô ấy?’’ Một việc dù tôi có làm tốt đến mấy

chăng nữa, thì trong lòng vẫn luôn có một giọng nói nhỏ phát ra, rằng tôi làm rất tệ. Nếu một việc tôi làm có 100 người khen ngợi mà chỉ có ba người chê, thì tôi vẫn chỉ đau đáu quan tâm đến mấy lời chê ấy. Tôi xứng đáng là địch thủ tồi tệ nhất của mình. Chuyên gia tâm lý gọi hiện tượng này là “nghiền ngẫm” (ruminating), và cho rằng phụ nữ càng dễ hình thành thói quen tư duy này hơn nam giới. Tôi tin điều này. Khi chúng ta nhìn thấy những vụ bê bối tình dục và scandal kinh tế bẩn thỉu, khiến người ta phải lợm họng, nhân vật chính trong những vụ án ấy rất ít khi là phụ nữ. Vì sao vậy? Đầu tiên, rất ít khi xuất hiện phụ nữ vô liêm sỉ như vậy. Phụ nữ chúng ta luôn luôn tự điều chỉnh bản thân, không bao giờ để cho bản thân và gia đình phải mang tiếng xấu. Đây đương nhiên là chuyện tốt. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng cần phải tránh việc quan tâm đến dư luận quá mức cần thiết, nếu không bạn sẽ tự dày vò bản thân đến chết vì những lỗi quá ư nhỏ nhặt.

Đừng làm cho chúng ta trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của mình, mà hãy là người bạn tốt nhất của mình. Điều này có nghĩa rằng, phải đối xử tốt với bản thân, hãy vui vẻ hân hoan vì sự trưởng thành của chúng ta, vì mỗi thắng lợi nhỏ mà chúng ta đạt được mỗi ngày trên đường chúng ta đi.

Cuộc đua: Tiền bạc và quyền lực

Tôi lớn lên trong những năm 80 của thế kỷ XX, chính vào những năm tháng được gọi là “Hai thập kỷ tham lam” của nước Mỹ. Đây là thời kỳ kinh tế Mỹ phát triển vượt bậc, nhu cầu của người tiêu dùng tăng vọt, người người đều theo đuổi những món “đồ chơi người lớn” – xe hơi, du thuyền, túi xách LV…; khẩu hiệu phổ biến trên phù hiệu và áo phông là: “Người ngồi trên nhiều đồ chơi nhất lúc chết là người chiến thắng.” Thời đó, tôi là một sinh viên trẻ có óc quan sát nhưng lại thiếu khả năng tự nhận thức, vì thế tôi cũng bắt đầu khao khát những cái mác hào nhoáng gắn bên ngoài quyền lực và thành công. Trong khoảng thời gian này, cảm giác đối với chính mình của tôi được xây dựng trên cơ sở so sánh với người khác – những người rất thành công.

Ví dụ như Bill Gates. Khi tôi tốt nghiệp đại học, Bill Gates đã bỏ học, thành lập Microsoft, trở thành tỷ phú. Giữa tôi và ông ấy thậm chí còn từng có một chút liên hệ: Năm Melinda vợ của ông ấy tốt nghiệp Đại học Duke, tôi vừa nhập học. Mỗi lần đọc được những tin tức về Bill Gates, sóng trong lòng tôi liền nổi lên cuồn cuộn. So với họ, tôi hoàn toàn không biết đi đâu, làm gì để kiếm được một triệu đô đầu tiên của mình.

Tiếp đến là một người bạn cùng học với tôi ở trường thương mại, Phân hiệu Los Angeles, Đại học California. Ngay sau khi tốt nghiệp cô ấy đã đến Thung lũng

Silicon, dùng nhà để xe của cô cho mấy người trẻ tuổi thuê. Chính trong căn nhà để xe này, họ đã sáng lập lên một công ty công cụ tìm kiếm, và đặt tên là Google. Là “cựu chiến binh” của thời kỳ mới thành lập, cô đã trở thành một trong những người quyết định cho sản phẩm đầu tiên của công ty.

Lúc đó tôi vẫn chưa tìm được con đường phát triển của mình, vì thế tôi luôn so sánh mình với những nhân vật kiệt xuất xung quanh. Mỗi lần đọc được tin tức về họ, tôi đều tự hỏi: “Tại sao người này luôn đi trước mình, bây giờ cô ấy đã đạt đến danh hiệu nào rồi?” Sau đó lại hỏi: “Con đường mình đang đi liệu có chính xác không? Mình đã làm sai điều gì?”

Báo chí còn in tuổi của những nhân vật thành công bên cạnh tên của họ một cách đầy ấn tượng, giống như là đang kích thích trêu người vậy, khiến tôi càng cảm thấy chóng mặt: “Rốt cuộc mình đã làm sai chỗ nào?”

Thế nhưng, tất cả những kích thích đó có mang lại cho tôi một chút lợi ích nào không? Sự cạnh tranh rốt cuộc có truyền cảm hứng để chúng ta biểu hiện xuất sắc hơn không? Trong cuốn Không nên cạnh tranh (No Contest: The Case Against Competition), chuyên gia tâm lý Alfie Kohn đã tổng kết từ rất nhiều thành quả nghiên cứu, và đưa ra kết luận rằng: “Mọi bằng chứng đều phù hợp và thể hiện rõ một thực tế, đó chính là để đạt được thành tích vượt trội, chúng ta không cần phải cạnh tranh, thậm chí có thể nói là phải không có cạnh tranh.” Ông cho rằng, cơ chế của cạnh tranh trên thực tế chính là thông qua việc duy trì giá trị bản thân ở mức thấp, thúc giục kẻ chiến thắng không ngừng theo đuổi nhiều thành công hơn nữa để đạt được cảm giác an toàn vĩnh viễn. “Chúng ta cạnh tranh để vượt qua những nghi ngờ vốn có đối với khả năng của chính mình, từ đó mong tìm kiếm được chút khỏa lấp cho lòng tin yếu ớt của chúng ta.” Nói cách khác, nếu chúng ta nhìn đời thông qua “thấu kính” cạnh tranh này, rốt cuộc chúng ta cũng chỉ cảm thấy mình quá nhỏ bé. Quan điểm này được thể hiện sân khấu hóa trong cuốn Sức mạnh sống sót (Surviving Power) của nhà chính trị học Della Cayton. Cuốn sách kể về cuộc sống sau khi về hưu của rất nhiều chính trị gia: Có những người “sống” trở lại, có những người chìm vào vòng xoáy trầm cảm chán nản, không cách nào tự giải thoát ra được.

Hào quang thực sự của quyền lực sẽ khiến người ra cảm thấy rất tuyệt vời. Sau khi làm Phó Thị trưởng, tôi bắt đầu biến mình thành VIP thực sự, tôi luôn nghĩ: “Khi mình bước vào phòng, phải có năm vạn cán bộ công chức thành phố đứng chào; mỗi lời mình nói ra đều rất có ý nghĩa, cho nên mình đi đến đâu phóng viên truyền hình phải cùng đi tới đó.”

Nhưng sau khi tôi hết nhiệm kỳ, và Thị trưởng mới nhậm chức tại Los Angeles, tất cả đèn flash đều đột ngột chuyển hướng về phía họ. Điều này buộc tôi phải nhìn lại mình trong gương: “Nếu không phải là Phó Thị trưởng Los Angeles, vậy mình là ai?” Tôi cảm nhận một sự mất mát lớn. Tôi đã đuổi theo những phần thưởng bên ngoài quá lâu rồi, tôi đã thực sự đánh mất chính mình.

Lúc đó tôi mới 35 tuổi, đường đời vẫn còn dài. Lúc đó tôi cần phải nhận rõ mình, trút bỏ hình ảnh kia trong mắt của công chúng để xây dựng một cái tôi độc nhất vô nhị. Cũng chính từ thời điểm ấy – sau khi bãi nhiệm, tôi mới bắt đầu tích lũy được cho mình sức mạnh thực sự đến từ bên trong mình.

Những người “ngồi trên nhiều đồ chơi nhất lúc chết”, cũng giống như những người khác, rồi sẽ đến một ngày phải tay trắng lìa đời. Điều này thật khiến người ta khó hiểu, từ khi bắt đầu đi học, chúng ta đã được huấn luyện để trở thành người chỉ biết cư xử với mọi người xung quanh thông qua xếp hạng cao thấp. Là học sinh, “công việc” của chúng ta chính là phải chen bằng được lên đầu bảng xếp hạng. Một khi đã rời khỏi trường học, bước chân vào xã hội thực sự, bảng thứ hạng khổng lồ ấy sẽ biến mất. Khi chúng ta nhìn và khúc xạ cuộc sống của mình thông qua lăng kính cạnh tranh cao độ, thực chất chỉ là đang làm giảm giá trị của bản thân. Thế giới này luôn có những người thành công hơn chúng ta, cũng luôn có người không bằng chúng ta. Và tất cả những điều ấy hoàn toàn chẳng liên quan gì đến cuộc sống của chúng ta – người khác không phải là tiêu chuẩn của chúng ta. Cuộc đời của bạn không giống với cuộc đời của tôi, cuộc đời chúng ta cũng không giống với cuộc đời của bất kỳ ai khác.

Là con người, quan hệ giữa chúng ta là liên kết với nhau chứ không phải sắp xếp lẫn nhau. Cho nên, hãy vui lên vì chúng ta là đồng loại. Trên thực tế, điểm chung mà chúng ta có luôn nhiều hơn so với những điểm khác biệt. Hiểu được điều này, chúng ta sẽ liên kết với những người xung quanh hiệu quả hơn.

Cảnh do tâm sinh ra

Mọi người thường hỏi vì sao lúc nào tôi cũng vui vẻ, tràn đầy sức sống. Tôi trả lời, vì tôi chẳng có áp lực gì trong cuộc sống. Họ lại nói: “Sao có thể như vậy? Mọi người ai cũng có áp lực kia mà!”

Đúng vậy, tôi cũng từng có áp lực. Khi ở tuổi 20, tôi là người cố gắng nhất, có tham vọng nhất và cũng thiếu kiên nhẫn nhất. Một bằng thạc sỹ thôi chưa đủ, tôi muốn có hai cái, đồng thời lại muốn làm việc nữa. Lúc đó tôi vẫn là tín đồ của chủ nghĩa hoàn mỹ, điều này có nghĩa rằng từng giờ từng phút tôi đều tạo áp lực cho mình. Thái độ “công việc là trên hết” đã khiến cho những băn khoăn đẩy lùi niềm vui của tôi lại phía

sau, lúc nào cũng tự an ủi: “Đợi đến khi mình làm việc siêng năng đến n năm, hoặc đợi đến khi về hưu, mình sẽ dùng ‘niềm vui’ để tự thưởng cho mình’’…

Sau này tôi bắt đầu nhận ra rằng, 100% áp lực trong cuộc sống xuất phát từ khát vọng của chúng ta, rằng toàn bộ vũ trụ này sẽ xoay chuyển xung quanh chúng ta một cách kỳ diệu.

Nhưng đó không phải là cách thức vận hành của vũ trụ, và cũng chẳng một ai có nhiều năng lượng đến vậy. Con người rất khó để nắm bắt, chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát được những người và những việc sẽ xảy đến.

Người duy nhất chúng ta có thể làm thay đổi đó là chính chúng ta. Nếu bạn đã từng thử thay đổi chính mình, bạn sẽ biết nó khó đến mức nào! Cho nên, hãy thử tưởng tượng, làm thay đổi người khác sẽ là điều không tưởng.

Còn nữa, cuộc đời tôi cho đến nay đã trải qua quá nhiều những chuyện thế này: Ban đầu chúng có vẻ rất tồi tệ, nhưng theo thời gian nó không còn tồi tệ như thế nữa, thậm chí còn mang đến tốt lành cho tôi. Ví dụ, lúc còn nhỏ, là một con bé Trung Quốc cô độc lớn lên trong môi trường toàn người da trắng ở Mỹ, tôi căm ghét cái thân phận người ngoài cuộc của mình; cho đến nay tôi đã nhận thấy, góc nhìn của người ngoài cuộc đã mang đến cho tôi lợi ích tuyệt vời. Mỗi lần chia tay ai đó, là một lần tôi học được những bài học tình cảm quý giá cho chính mình. Còn ở độ tuổi 20 và 30, những điều đã làm hao tổn của tôi không biết bao nhiêu nước mắt, đến giờ tôi đã không còn nhớ nữa.

Cuộc đời tôi là một câu chuyện Tái ông thất mã. Sau khi hiểu được những điều này, cuối cùng tôi đã có thể vứt bỏ hết những nhầm lẫn, tức giận và đố kỵ đã từng gặm nhấm tâm hồn tôi suốt bao nhiêu năm qua.

Vũ trụ này được tạo nên không phải để khiến chúng ta hạnh phúc. Từ một góc độ nào đó mà nói, điều này sẽ khiến chúng ta cảm thấy buồn, nhưng dưới một góc độ sâu hơn, chúng ta nên cảm thấy nhẹ nhõm mới đúng. Chúng ta hy vọng người khác như thế nào và biểu hiện thực tế của họ ra sao, hai điều này sẽ rất khác nhau, nếu luôn vì thế mà muộn phiền, thì sẽ đồng nghĩa với việc chúng ta đã chủ động đặt mình vào cuộc sống đầy lo lắng và thất vọng.

Trong cuộc sống của tôi, những người mà tôi tiếp xúc và gặp gỡ đã lên đến con số hàng nghìn. Mỗi người trong số họ đều dạy cho tôi biết một thứ mới, giúp tôi hình thành cho mình cách thức nhìn nhận thế giới. Họ cho tôi biết: Kiểm soát cuộc sống không phải là một thực tế, mà là một câu chuyện.

“Thực tế” là chỉ những điều có thể bị phủ nhận và có thể được bất kỳ ai chứng minh một cách khách quan, còn “câu chuyện” là thứ mà chúng ta tạo ra nhằm làm cho thực tế xung quanh ta trở nên có ý nghĩa hơn. Chúng ta cảm nhận như thế nào về tất cả: tiền lương, tình trạng hôn nhân, tầm nhìn cuộc sống – đều không phải dựa trên thực tế chung, mà là dựa trên cách chúng ta đối xử với chúng. Thông qua cách thức nhìn nhận đối với thế giới này, chúng ta tạo nên câu chuyện về việc kiểm soát cuộc sống của chính mình.

Mỗi người nhìn vào “ống kính” thực tế khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau, điều này tạo nên tính phức tạp của con người. Con người là loài phi lý tính, nhưng bằng cách nhận thức điểm tổng cộng của tất cả các động vật có cảm xúc, chúng ta sẽ học được cách cùng chung sống như thế nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta thừa hưởng “lăng kính” từ cha mẹ. Quá trình lớn lên sẽ là quá trình học cách chọn “lăng kính”. Trên thực tế, là một người trưởng thành, khả năng quan trọng nhất mà chúng ta có là đi lựa chọn và thường xuyên thay đổi “lăng kính” nhìn nhận thực tế của bản thân.

Sự ẩn dụ “đổi lăng kính” nhìn nhận thế giới này đặc biệt thích hợp với tôi. Mãi đến gần đây, tôi vẫn là một kẻ cận thị nặng, đến mức bỏ kính ra là có thể gia nhập “Hội người mù” ngay lập tức. Lúc nhỏ tôi nhìn thế giới qua thấu kính thủy tinh rất dày, sau đó mới đổi sang kính áp tròng đặc biệt. Lúc đó, mỗi sáng sớm thức dậy, tôi đều phải dò dẫm xuống giường, dò dẫm đến nhà vệ sinh, lắp lên một “cặp mắt” cho mình. Năm năm trước, tôi đã làm một cuộc phẫu thuật điều chỉnh thị giác bằng laser, nó làm cho thị giác của tôi bỗng chốc trở nên bình thường. Giờ đây mỗi sáng tỉnh dậy, tôi sẽ trở mình, nhìn vào đồng hồ, vô cùng hạnh phúc vì mình có được thị lực rõ ràng một cách rất thần kỳ.

Cũng giống như thời gian đã và sẽ chấn chỉnh “thị lực” nhìn nhận cuộc sống của tôi. Những câu chuyện cổ tích của trẻ nhỏ luôn kết thúc có hậu – “Từ đó về sau họ hạnh phúc bên nhau mãi mãi.” Điều này tạo cho người ta ấn tượng rằng, khi tất cả mọi thứ xung quanh đều bước vào quỹ đạo một cách hoàn hảo, hạnh phúc sẽ trở thành điều tất yếu. Nhưng cuộc sống không phải như vậy, đúng không nào?

Tôi rất thích một câu đối trong Thiên đường đã mất của nhà văn Anh thế kỷ XVII – John Milton:

Cảnh do tâm sinh ra, đi theo hướng của tâm,

Cuộc sống tuyệt đối không thể dự báo được. Khi chúng ta có trách nhiệm đối với cuộc sống của mình, sẽ không ai có thể sai khiến cảm xúc của chúng ta. Chúng ta sẽ không còn là nạn nhân của một ai đó hoặc thứ gì khác trong cuộc sống. Khi sự việc không vận hành theo kế hoạch của chúng ta, chúng ta sẽ không bị loạng choạng. Cuộc sống cũng không còn là một chuỗi những sự kiện ngẫu nhiên nữa.

Một phần của tài liệu đừng kết hôn trước tuổi 30 (Trang 87)