Khoản chi phí này có thể phát sinh đột biến vào cuối tháng nào đó trong năm tài chính nếu doanh nghiệp không tính và trích tiền lương nghỉ phép trong năm. Tại Công ty VPP Hồng Hà, lực lượng lao động trực tiếp chiếm 87% tổng số cán bộ công nhân viên của công ty, Hơn nữa, như đã trình bày ở trên, việc sản xuất của Công ty còn mang tính chất thời vụ. Vì vậy, cần tính toán lập kế hoạch về tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm để phân bổ đồng đều vào các tháng trong năm nhằm ổ định chi phí sản xuất trong kỳ hạch toán, tránh biến động đột ngột.
Công ty có thể thực hiện tính trước lương nghỉ phép và phân bổ cho chi phí sản xuất trong các kỳ hạch toán theo dự toán. Để đơn giản cách tính tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, Công ty có thể tính theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lương phải trả dự toán hàng tháng căn cứ vào kế hoạch nghỉ phép của công nhân sản xuất
Mức trịch trước tiền lương của công nhân sản
xuất theo kế hoạch
=
Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản
xuất trong kỳ
x Tỷ lệ
trích trước
Tỷ lệ trích
trước =
Tiền lương nghỉ phép KH năm của công nhân SX
Tổng tiền lương chính KH năm của công nhân SX
x 100
Để phản ánh khoản trích trước và thag toán tiền lương của công nhân sản xuất trực tiếp, kế toán sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả. Trình tự hạch toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất có thể thực hiện như sau:
- Khi trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trực tiếp Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
- Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp Nợ TK 622 – Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước
Nợ TK 335 – Số đã trích
Có TK 334 – Tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả Có TK 622 – Nếu số phải trả nhở hơn số trích trước
Theo em, để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi phí,Công ty nên tổ chức theo dõi khoản chi phí thiệt hại trong sản xuất da phát sinh những sản phẩm hỏng. Thiệt hại trong sản xuất tại Công ty chủ yếu là những bộ phận chi tiết hỏng không sửa chữa được, hoặc nếu có sửa chữa được thì các bộ phận chi tiết quá nhỏ nên chi phí bỏ ra để sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế. Để tính toán giá trị sản phẩm hỏng, kế toán dựa vào số lượng và đơn giá bộ phận chi tiết hỏng không sửa chữa được của từng loại sản phẩm để tính ra giá trị sản phẩm hỏng của từng loại sản phẩm, sau đó sẽ tổng hợp cho tất cả các loại sản phẩm. Tổng giá trị sản phẩm hỏng = ∑ = n i 1
Số lượng chi tiết,
bộ phận i x
Đơn giá chi tiết, bộ phận i
Trong đó: n là số chi tiết, bộ phận hỏng