Thiết kế thể nghiệm

Một phần của tài liệu skkn dạy học thơ trữ tình trung đại việt nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

4. Thiết kế thể nghiệm giáo án dạy học thơ trữ tình trung đại Việt

4.4. Thiết kế thể nghiệm

Bài 1: TỰ TÌNH

A. Mục tiêu bài học:

- Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất, xót xa trước cảnh ngộ éo le, ngang trái của duyên phận Hồ Xuân Hương, từ đó thấy được cả bi kịch và bản lĩnh, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

- Biết cách phân tích các sắc thái từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật.

- Hiểu sâu hơn nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

B. Phương tiện thực hiện:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1. - Sách bài tập Ngữ Văn 11 tập 1. - Sách giáo viên Ngữ Văn 11 tập 1.

C. Cách thức tiến hành: Kết hợp các phương pháp : - Đọc diễn cảm.

- Gợi mở, phân tích, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

* Học sinh chuẩn bị bài trước khi lên lớp:

- Đọc phần giới thiệu tác giả, đọc kỹ văn bản và yêu cầu: + Em biết gì về tác giả Hồ Xuân Hương?

+ Trong bài thơ tác giả bộc lộ tâm trạng gì? + Tìm giá trị tư tưởng của tác phẩm?

+ Tìm đọc hai bài thơ Tự tình I và Tự tình III.

Làm việc trên lớp:

I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn:

a. Tác giả:

Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Hồ Xuân Hương ?

- Cho đến nay, có nhiều vấn đề về cuộc đời và thơ văn của nữ sĩ Hồ Xuân Hương chưa được lý giải tường tận. Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: một nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, rất táo bạo. Thơ bà đậm chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng, phá vỡ nhiều quy phạm của thơ cổ điển. Nhà thơ Xuân Diệu đã tôn vinh bà là " Bà chúa thơ Nôm". Thơ bà rất được ưa chộng và dịch ra nhiều tiếng trên thế giới.

- Hồ Xuân Hương sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Theo các tài liệu lưu truyền thì quê bà ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Thân sinh bà lấy vợ lẽ ở tỉnh Bắc Ninh, sinh ra bà. Gia đình bà có thời sống ở Thăng Long. Khi trưởng thành, cộc đời tình duyên của Hồ Xuân Hương gặp nhiều éo le, ngang trái.

b. Sáng tác:

Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo các nhà nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bà thơ Nôm. Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu Hương Kí ( Ghi chép giữ lại mùi hương) tập thơ gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm được phát hiện năm 1964.

2. Văn bản

a. Đọc- giải nghĩa từ khó

- Khi đọc, cần hiểu đúng nghĩa từ ngữ trong từng câu thơ.

- Đọc thành tiếng (Đọc diễn cảm) để cảm nhận được giọng điệu của bài thơ: vừa ngậm ngùi, vừa ai oán thể hiện bi kịch tâm hồn không thể giải tỏa.

b. Thể loại

Bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, viết bằng chữ Nôm. Những bài thơ được viết theo thể Đường

luật mà bằng chữ Nôm được gọi là thơ Nôm Đường luật. Đây là thể loại có nhiều thành công nhất của văn học Việt Nam thời trung đại.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Hình tựợng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Gợi dẫn 1: Mở đầu bài thơ, Hồ Xuân Hương bộc lộ tâm trạng gì và cách diễn tả tâm trạng của bà có gì độc đáo?

Yêu cầu:

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã bộc bạch tâm trạng:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.

Với hai câu thơ trên đã có những cách hiểu không giống nhau.

- Có người cho rằng: Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng, khắc khoải mong ngóng người chồng. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống "canh dồn" kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt, đầy lo âu tuyệt vọng của người phụ nữ.

- Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ " trơ". Nó vừa mang ý nghĩa là sự cô đơn lẻ loi, song đồng thời còn mang ý nghĩa thách thức xung quanh. Trơ "cái hồng nhan", cái thân phận phụ nữ với "nước non", lấy cái hữu hạn đối lập với cái vô hạn.

- Có người lại hiểu cách khác: "Nỗi niềm buồn tủi của Hồ Xuân Hương được gợi lên giữa một đêm khuya. Ở đây, Xuân Hương cảm nhận sự cô đơn trước thời gian. Trong bài thơ Tự tình mô típ " văng vẳng" không chỉ não lòng mà còn lo lắng. So với câu đầu của bài Tự tình I thì câu đầu của bài Tự tình II buồn hơn.

…Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi thì còn lại là sự bẽ bàng: " Trơ cái hồng nhan với nước non". Từ " trơ" đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ, bên cạnh bản lĩnh Hồ Xuân Hương vẫn là nỗi đau

Xuân Hương, nó cũng hàm nghĩa với từ "trơ" thể hiện tâm trạng nàng Kiều bị bỏ rơi không chút đoái thương: "Đuốc hoa nằm đó mặc nàng nằm trơ". "Trơ" là tủi hổ, "trơ" là bẽ bàng. Thêm vào đó hai chữ "hồng nhan" là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ "cái" thì thật rẻ rúng, mỉa mai…Nhịp điệu câu thơ cũng là để nhấn mạnh vào sự bẽ bàng: "Trơ / cái hồng nhan / với nước non" [24,tr.82].

Cách hiểu thứ nhất có hai ý: tâm trạng chờ chồng khắc khoải và sự bẽ bàng của người vợ lẽ. Cách hiểu thứ hai cũng gồm hai ý: tâm trang buồn tủi và sự bẽ bàng của người đàn bà có duyên phận hẩm hiu.

Ta có thể hình dung hiình tượng nhân vật trữ tình ở bài thơ này là một người phụ nữ có những đêm ngủ không được, nghe tiếng trống cầm canh văng vẳng trong đêm khuya, báo cho biết thời gian đang trôi, chạnh nghĩ đến duyên phận éo le, ngang trái của mình mà cảm thấy tủi hổ, bẽ bàng. Ở đây cách diễn tả tâm trạng đó rất táo bạo: "Trơ cái hồng nhan với nước non". Đó là nét độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương.

Gợi dẫn 2: Em thử hình dung ra tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong hai câu thơ tiếp theo và cho biết tác giả đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật gì?

Yêu cầu:

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

- Câu thơ trên gợi ta hình dung ra: trong đêm khuya thanh vắng, Xuân Hương ngồi một mình trong cô đơn, đối diện với vầng trăng lạnh, mà đau đớn cho thân phận của mình. Nàng uống rượu để quên đi nỗi sầu, nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng tỉnh lại càng cảm thấy đau đớn. Vì sao vậy? Vì " vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn", có thể hiểu là hạnh phúc chưa đầy, tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn.

Tình cảnh này của Hồ Xuân Hương khiến ta nghĩ đến tình cảnh tương tự của Thúy Kiều: "Khi tỉnh rượu lúc tàn canh - Giật mình, mình lại thương

mình xót xa ( Truyện Kiều - Nguyễn Du). Xuân Hương và Thúy Kiều đã từng chịu nỗi đau ê chề khi tỉnh rượu, lúc trăng tàn, bóng xế.

- Tác giả sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật đối lập: say- tỉnh, khuyết- tròn.

Ở đây ta lại bắt gặp một đặc điểm của câu thơ thời trung đại: những câu thơ không có chủ từ biểu thị chủ thể trữ tình. Chủ thể thường hiện diện qua các động từ biểu hiện động tác: "đưa"(chén rượu), "say lại tỉnh".

Gợi dẫn 3: "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám-đâm toạc chân mây đá mấy hòn" hình ảnh thiên nhiên trong hai câu thơ này diễn tả được tâm trạng gì của con người? Cách dùng từ, đặt câu có gì độc đáo?

Yêu cầu:

- Giống như hai câu thơ đầu, hai câu thơ này cũng có những cảm nhận khác nhau giữa người đọc.

+ Có người hiểu: "Thiên nhiên cũng mang nỗi niềm phẫn uất của con người. Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn {….} như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên mà là "xiên ngang mặt đất". Đá đã rắn chắc, lại rắn chắc hơn, nhọn hoắt hơn để "đâm toạc chân mây"…"

+ Có người lại hiểu: "Hồ Xuân Hương bất ngờ vẽ ra hình ảnh thể hiện sự cảm khái. Cái đám rêu kia còn được bóng trăng xế "xiên ngang mặt đất" soi chiếu tới, mấy hòn đá kia còn được ánh trăng đâm toạc chân mây để soi đến. Hóa ra thân phận mình cô đơn không bằng như mấy thứ vô tri vô giác kia! {…} Đó không phải là hình ảnh của ngoại cảnh mà là hình ảnh của tâm trạng, một tâm trạng bị dồn nén, bức bối, muốn đạp phá, muốn "làm loạn", muốn được giải thoát khỏi sự cô đơn, chán chường. Nó thể hiện cá tính mạnh mẽ, táo bạo của chính Hồ Xuân Hương".

- Về mặt nghệ thuật, ở đây có hai nét chú ý:

+ Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu thơ đã làm nổi bật sự phẫn uất của tâm trạng. đảo ngữ là biện pháp nghệ thuật phổ biến trong thơ

trung đại.

+ Cách dùng từ "xiên ngang", "đâm toạc" là cách dùng từ rất Xuân Hương, Nữ sĩ đặc biệt có tài năng khi sử dụng các từ làm định ngữ và bổ ngữ. Chính những từ ngữ đó đã làm cho cảnh vật trong thơ Xuân Hương bao giờ cũng cựa động, căng đầy sức sống. Một sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình huống bi thảm nhất.

Gợi dẫn 4: Hai câu kết của bài thơ thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ? Hồ Xuân Hương đã diễn đạt tâm trạng đó hay ở chỗ nào?

Yêu cầu:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!

Đọc hai câu thơ trên, ta cảm nhận được rất rõ tâm trạng chán chường, buồn tủi, của người phụ nữ.

- "Ngán" là cán ngán ở mức độ tột cùng. Hồ Xuân Hương ngán điều gì? Nàng ngán chuyện "xuân đi xuân lại lại", nghĩa là thời gian cứ trôn đi, hết mùa xuân này đến mùa xuân khác cứ đi qua, mà điều ta hằng mong ước lại không đến. Cuộc đời sao mà éo le, bạc bẽo! Trời chỉ cho ta một chút tình yêu và hạnh phúc, chỉ cho một "mảnh tình". "Mảnh tình đó là nhỏ bé, mỏng manh, vậy mà lại còn "san sẻ" đi, cho nên chỉ còn lại "tí con con". Các cụm từ "xuân lại lại", "tí con con" làm cho câu thơ có giọng điệu oán thán, chán chường, tủi phận. Có lẽ đây là tâm trạng của người đàn bà phải làm lẽ.

- Hồ Xuân Hương đã từng thốt lên: "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung". Văng vẳng tiếng cười như chán ngán, chua xót. Ta nhận ra bi kịch cuộc đời người phụ hồng nhan bạc mệnh, đa truân trong đêm dài của chế độ phong kiến nam quyền. Vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vượt lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đó là ý nghĩa nhân văn của bài thơ.

chưa chịu già. Khao khát hạnh phúc còn hăm hở. Ở Tự tình II là bi kịch chán ngán, xót xa, cam chịu. Ở Tự tình III lại dâng lên một cố gắng cuối cùng trong cam chịu và chán ngán mà vẫn muốn tấp tênh chưa hoàn toàn khuất phục.

2. Khái quát hình tượng chủ thể trữ tình - Hồ Xuân Hương.

Gợi dẫn 5: Ở bài thơ này, Hồ Xuân Hương đang ở một thời khắc mà trong lòng bà chất chứa những tâm trạng gì?

- Yêu cầu:

Đọc bài thơ này, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng Hồ Xuân Hương đang ở trong một thời điểm rất bức xúc trước duyên phận của mình. Bà đau buồn, phẫn uất trước tình cảnh bi kịch của mình về tình duyên và đang khát khao được hưởng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

Gợi dẫn 6: Tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" thể hiện như thế nào trong bài thơ này?

- Yêu cầu:

Tài năng độc đáo của "Bà chúa thơ Nôm" được thể hiện rõ qua bài thơ này ở nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình ảnh.

Từ ngữ được dùng rất độc đáo, táo bạo: " Trơ cái hồng nhan", "xiên ngang", "đâm toạc", "ngán nỗi"…

Hình ảnh thiên nhiên qua cái nhìn của người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ và bản lĩnh trở nên rất dữ dội.

III. Luyện tập:

Theo em tại sao tác giả đặt tên cho bài thơ là "Tự tình"? Em có thể đặt cho bài thơ một tên khác không?

Học sinh trả lời:

Vì đây là tâm tình, nỗi niềm riêng của Hồ Xuân Hương (tự mình nói ra, tự mình biết , tự mình hay).

* Làm việc sau giờ học:

Em hãy so sánh hình tượng người phụ nữ trong xã hội xưa và nay?

Hãy nêu những cảm nhận của em về hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Bài 2:

CÂU CÁ MÙA THU

(Thu Điếu) - Nguyễn Khuyến

A. Mục tiêu bài học:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ?

- Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, tấm lòng yêu quý thiên nhiên, đất nước.

- Thấy được tài năng thơ Nôm Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nghệ thuật gieo vần đặc sắc.

B. Phương tiện thực hiện.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Bảng phụ, phiếu học tập.

C. Cách thức tiến hành.

- Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận.

D. Tiến trình dạy học. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ:

I. Đọc diễn cảm bài thơ Tự tình

II. Diễn giải mạch tâm trạng của Hồ Xuân Hương. Tìm nguyên nhân của tâm trạng ấy?

3. Bài mới.

Đọc phần giới thiệu tác giả, đọc kỹ văn bản và yêu cầu: + Em biết gì về tác giả Nguyễn Khuyến?

+ Trong bài thơ tác giả bộc lộ tâm trạng gì? + Tìm giá trị tư tưởng của tác phẩm?

+ Tìm đọc hai bài thơ Thu ẩm và Thu vịnh.

* Làm việc trên lớp: I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn:

Dựa vào phần tiểu dẫn sách giáo khoa, hãy cho biết những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Khuyến?

a. Tác giả:

Ngoài lượng thông tin ở phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa đã cung cấp cần lưu ý những điểm sau:

- Nguyễn Khuyến (1835- 1909) là người hiếu học, học giỏi đỗ cao (từng đỗ đầu cả ba kỳ thi hương, thi hội, thi đình nên được gọi là Tam nguyên Yên Đổ).

- Nguyễn Khuyến là một nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng đành bất lực trước thời cuộc. Ông từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

b. Sáng tác:

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. - Nội dung trong sáng tác:

+ Nói lên tình yêu quê hương đát nước, gia đình, bè bạn. + Phản ánh cuộc sống của con người khổ cực.

+ Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị. + Bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân với nước.

- Nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ giản dị, trữ tình hóm hỉnh, trào phúng, sâu cay.

a. Đọc giải nghĩa từ:

- Khi đọc cần chú ý cách ngắt nhịp, âm điệu để cảm nhận được vẻ thanh sơ, êm đềm của cảnh thu, đằng sau cảnh là một tâm trạng suy tư lặng lẽ kín đáo.

Giáo viên giải nghĩa từ khó trong bài.

b. Thể loại:

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.

- Bài thơ dựng lên một bức tranh mùa thu ở Đồng Bằng Bắc Bộ, nơi quê hương Hà Nam của tác giả và tâm sự của nhà thơ.

Một phần của tài liệu skkn dạy học thơ trữ tình trung đại việt nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w