Hoạt động thảo luận nhóm

Một phần của tài liệu skkn dạy học thơ trữ tình trung đại việt nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh (Trang 26)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

3. Những biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong

3.3. Hoạt động thảo luận nhóm

Hình thức hoạt động theo nhóm là hình thức được sử dụng rộng rãi phổ biến trong dạy học theo phương pháp mới hiện nay. Với hình thức hoạt động này, mỗi nhóm nhỏ phải chịu trách nhiệm một phần nội dung công việc. Vì

thế các thành viên trong nhóm đều phải tích cực làm việc, chịu trách nhiệm phần công việc nhóm giao cho. Việc chia nhóm sẽ tạo được không khí thi đua sôi nổi giữa các nhóm, các thành viên trong lớp. Mặt khác, khi được hoạt động nhóm các em dễ bộc lộ quan điểm, nói lên suy nghĩ, chính kiến của mình. Để thực hiện được điều này, giáo viên phải tìm hiểu được đối tượng học sinh về thái độ, hứng thú, năng lực , trình độ… của các em đối với môn học. Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên phải trực tiếp theo dõi hoạt động của các nhóm. Khi tổ chức cho các nhóm thảo luận thống nhất kết quả, yêu cầu phải tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân học sinh đồng thời giáo viên cần kịp thời động viên khích lệ những ý kiến độc đáo, sáng tạo của các em.

Trong dạy học thơ trữ tình trung đại theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, hình thức hoạt động theo nhóm là biện pháp phù hợp, giúp học sinh hoạt động tích cực để đạt hiệu quả học tập tốt. Với mỗi văn bản thơ trữ tình bao giờ cũng có những phương thức kiến tạo nghệ thuật riêng. Xác định nét đặc trưng của mỗi văn bản, giáo viên sẽ giúp học sinh thảo luận đúng trọng tâm, huy động được sự hợp tác tích cực của mọi thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu bài học.

Ví dụ khi dạy bài "Câu cá mùa thu" ( Thu điếu) của Nguyễn Khuyến trong SGK Ngữ văn 11. Chúng tôi đã đặt câu hỏi để các em tiến hành thảo luận nhóm như sau: Có ý kiến cho rằng: " Nguyễn Khuyến viết Thu điếu nhưng không chú mục vào chuyện câu cá, mong được cá mà chỉ là cái cớ để cảm nhận cảnh thu, để đắm mình vào suy tư nghĩ ngợi với tâm trạng u ẩn, thầm kín của mình". Em có đồng ý với nhận xét trên không? Thử lý giải nguyên nhân ý nghĩa của tâm tình Nguyễn Khuyến.

Câu hỏi thảo luận trên giúp các em thâu tóm, khái quát ý nghĩa tư tưởng của bài học một cách dễ dàng hơn.Có thể nói hoạt động nhóm tạo nên hiệu quả dạy và học rất tốt.

Một phần của tài liệu skkn dạy học thơ trữ tình trung đại việt nam ở lớp 11 theo hướng tích cực hoạt động học tập của học sinh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w