3.2.1. Tốc độ tăng trưởng
Bắt đầu thí nghiệm với 600 con giống, sau 166 ngày nuôi, số bào ngư thương phẩm thu được 537 con, kích thước dao động từ 41,9-42,8 mm; khối lượng đạt 35,6 g – 38,0 g/con; tỷ lệ sống bình quân đạt 89,5%.
Tổng sản lượng thu được 19,7 kg, số bào ngư thu được từ 32 - 38 con/lồng; bình quân sản phẩm thu được 1.300g bào ngư/lồng (nghiệm thức 1 thu: 113 con, nghiệm thức 2,3,4: thu 324 con và nghiệm thức 5 thu 100 con)
Hàng tháng cân đo chiều dài và khốilượng bào ngư nuôi cho thấy bào ngư sinh trưởng nhanh trong các tháng có nhiệt độ cao, sau 5 tháng rưỡi nuôi thực nghiệm kết quả thu được:
Bảng 3.2 Sinh trưởng chiều dài của bào ngư (mm)
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kêtheo phép thử Duncan với(p< 0,05).
Các nghiệm thức thức ăn sử dụng trong nuôi thương phẩm bào ngư
Ngày nuôi 100% RT 75% RT-25%RK 50% RT-50%RK 25% RT-75%RK 100% RK 01 20,00 ± 0,047a 20,00 ± 0,046a 20,00 ± 0,037a 20,00 ± 0,058a 20,00 ± 0,047a 16 23,96 ± 0,033a 23,40 ± 0,032b 23,20 ± 0,043c 23,20 ± 0,054c 23,07 ± 0,058d 46 27,10± 0,039a 27,30 ± 0,045b 27,10 ± 0,045a 27,10 ± 0,048a 26,30 ± 0,063c 75 30,70 ± 0,032a 31,10 ± 0,048b 31,10 ± 0,047b 30,80 ± 0,033c 30,20 ± 0,059d 110 34,60 ± 0,033a 35,00 ± 0,034b 35,00 ± 0,033b 34,99 ± 0,034b 34,30 ± 0,066c 137 38,50 ± 0,033 a 38,90 ± 0,035 b 38,80 ± 0,042b 38,80 ± 0,043 b 38,20 ± 0,052c 166 42,30 ± 0,038 a 42,80 ± 0,040 b 42,50 ± 0,067 c 42,50 ± 0,067 c 41,90 ± 0,066 d
Kết quả nuôi thực nghiệm cho thấy bào ngư tăng trưởng chiều dài và khối lượng theo tỷ lệ thuận, xu hướng tăng trong thời gian mùa hè và đầu mùa thu, ổn định trong các tháng chuyển sang mùađông. Các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của nhiều tác giả, trong thời gian thực nghiệm bào ngư tăng trưởng khối lượng trung bình 4,6g/tháng và tăng trưởng chiều dài 3,7 mm/tháng.
Chu kỳ sinh trưởng của bào ngư nuôi thương phẩm phụ thuộc vào một số điều kiện tự nhiên, theo mùa và biến động nhiệt độ của khu vực phù hợp với nhận xét của tác giả McShane, 1994 cho rằng: có sự tỷ lệ thuận của sự tăng nhiệt độ theo mùa với sự tăng trưởng cơ thể bào ngư [8].
Bào ngư khi bố trí thí nghiệm có chiều dài trung bình 20mm/con, sau 166 ngày nuôi, tăng trưởng về chiều dài ở các nghiệm thức nuôi đều tương đương nhau; giá trị này đạt cao nhất ở nghiệm thức nuôi bằng 75% rong mơ tươi + 25% rong câu khô đạt chiều dài 42,8mm tăng 0,136mm/con/ngày, và thấp nhất khi nuôi hoàn toàn bằng rong câu khô chỉ đạt 41,9mm tăng 0,130mm/con/ngày. Điều này cho thấy rằng việc bổ sung thêm thức ăn rong câu khô vào khẩu phần ăn không ảnh hưởng nhiều đến phát triển chiều dài của bào ngư, tuy nhiên khi sử dụng 100% thức ăn rong câu khô trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể sự tăng trưởng về chiều dài của bào ngư.
Bảng 3.3 Tăng trưởng khốilượng của bào ngư (g)
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ cái khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kêtheo phép thử Duncan với(p< 0,05)
Các nghiệm thức thức ăn sử dụng trong nuôi thương phẩm bào ngư
Ngày nuôi 100% RT 75% RT-25%RK 50% RT-50%RK 25% RT-75%RK 100% RK 01 9,20 ± 0,041a 9,20 ± 0,042a 9,20 ± 0,038a 9,20 ± 0,037a 9,20 ± 0,041a 16 11,40 ± 0,051a 11,60 ± 0,044b 11,10 ± 0,039c 11,10 ± 0,043c 11,00 ± 0,038c 46 14,40 ± 0,041a 15,70 ± 0,045b 15,00 ± 0,041c 15,00 ± 0,045c 13,50 ± 0,046d 75 21,10 ± 0,043a 21,60 ± 0,039b 21,20 ± 0,043a 21,20 ± 0,044a 19,30 ± 0,041c 110 26,80 ± 0,045a 28,30 ± 0,053b 27,60 ± 0,043c 26,80 ± 0,043a 25,20 ± 0,048d 137 31,90 ± 0,037 a 33,70 ± 0,044 b 32,90 ± 0,034c 31,90 ± 0,041a 30,00 ± 0,046 d 166 36,20 ± 0,049 a 38,00 ± 0,043 b 37,40 ± 0,041c 36,20 ± 0,051a 35,60 ± 0,044 d
Bảng 3.4 Tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của bào ngư SGRw (%/ngày)
Số liệu trình bày trên bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Các nghiệm thức thức ăn sử dụng trong nuôi thương phẩm bào ngư
Ngày nuôi 100% RT 75% RT-25%RK 50% RT-50%RK 25% RT-75%RK 100% RK 16 0,22 ± 0,004 0,21 ± 0,003 0,20 ± 0,004 0,20 ± 0,005 0,20 ± 0,005 46 0,12 ± 0,002 0,13 ± 0,002 0,13 ± 0,002 0,13 ± 0,002 0,11 ± 0,003 75 0,12 ± 0,002 0,13 ± 0,002 0,14 ± 0,002 0,13 ± 0,002 0,13 ± 0,002 110 0,11 ± 0,001 0,11 ± 0,002 0,11 ± 0,002 0,12 ± 0,001 0,12 ± 0,002 137 0,14 ± 0,002 0,14 ± 0,002 0,14 ± 0,002 0,14 ± 0,002 0,14 ± 0,003 166 0,13± 0,002 0,13 ± 0,002 0,13 ± 0,003 0,13 ± 0,002 0,13 ± 0,003 TB 0,142 0,144 0,141 0,141 0,137
Tốc độ tăng trọng của bào ngư ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt sau thời gian nuôi. Kết quả phân tích ANOVA 1 nhân tố (ảnh hưởng của thức ăn) cho cả chu kỳ nuôi thấy rằng tăng trưởng khối lượng của bào ngư khi cho ăn thức ăn 100% rong tươi và 25% rong tươi + 75% rong khô sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) so với bào ngư cho ăn 75% RT +25%RK, 50% RT+50%RK và 100% rong khô, trong đó bào ngư sử dụng thức ăn 75% RT+25%RK cho kết quả tăng trưởng lớn nhất với mức ý nghĩa (p< 0,05).
Qua các lần kiểm tra cho thấy tốc độ tăng tưởng của bào ngư nuôi ở các nghiệm thức: 2, 3, 4 tương đương nhau, hai nghiệm thức còn lại có tốc độ tăng trưởng chênh lệch rõ ràng, riêng bào ngư được cho ăn thức ăn phối hợp ở nghiệm thức 2 cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, trong đó nuôi bào ngư bằng thức ăn rong mơ tươi kết hợp rong câu khô (tỷ lệ 75 RT+25%RK và 50%RT+50%RK) tăng trưởng bình quân của bào ngư là lớn hơn cả đạt 4,8 g/tháng, bào ngư sử dụng thức ăn rong chỉ vàng khô có tăng trưởng chậm hơn đạt 4,4 g/tháng; điều này chứng tỏ rong câu khô có thể là thức ăn thay thế, phối hợp và bổ sung trong giai đoạn rong biển tự nhiên tàn lụi mà ít ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng của bào ngư; biểu diễn qua đồ thị sau:
Sau gần 6 tháng nuôi, tổng lượng thức ăn đã sử dụng 116,29 kg rong, trong đó rong câu khô 57,09kg và rong tươi 59,2kg; đề tài đã xác định hệ số thức ăn rong mơ tươi 7,9:1; hệ số thức ăn rong câu chỉ vàng khô: 8,8:1; như vậy hệ số sử dụng thức ăn rong khô cao hơn rong tươi. Bào ngư được cho ăn bằng rong tươi có tăng trọng và chiều vỏ lớn hơn so với bào ngư được cho ăn bằng rong khô, nhưng chiều rộng vỏ lại chậm hơn, tỷ trọng vỏ/thịt thấp hơn và tỷ lệ phân đàn thấp hơn.
3.2.2. Tỷ lệ sống
Khi nuôi với 5 nghiệm thức thức ăn khác nhau, tỷ lệ sống của bào ngư bị ảnh hưởng rõ rệt giảm dần theo mức độ tăng bổ sung rong câu khô; tỷ lệ sống của bào ngư ăn rong câu khô (đạt 83,33%) thấp hơn nhiều so với ăn rong mơ tươi (đạt 94,17%). Điều này thể hiện rõ qua hình 3.3:
Hình 3.3. Tỷ lệ sống của bào ngư tại các nghiệm thức
Do liên quan đến mức độ sử dụng thức ăn; trong 2 – 3 tuần đầu bào ngư sử dụng rong khô chậm, giai đoạn này có bào ngư chết rải rác. So sánh trung bình tỷ lệ sống của bào ngư sau phân tích phương sai theo phép thử Duncan với độ tin cậy 95% cho thấy có sự sai khác giữa nhóm nghiệm thức (sử dụng thức ăn 100% rong tươi, 75% rong tươi – 25% rong khô, 50% rong tươi – 50% rong khô) với nhóm nghiệm thức (25% rong tươi – 75% rong khô, 100% rong khô), không có sai khác về tỷ lệ sống của bào ngư trong nhóm nghiệm thức (75% rong tươi – 25% rong khô, 50% rong tươi – 50% rong khô, 25% rong tươi – 75% rong khô).
Tuy nhiên do hạn chế về thời gian thí nghiệm; số lượng bào ngư ít, giống thả kích thước lớn, thu gom ngoài tự nhiên chưa được thuần dưỡng về thức ăn nên tỷ lệ sống của bào ngư ở các nghiệm thức có sai khác nhiều.
3.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn đến chất lượng thịt của bào ngư
Bào ngư là một loài động vật thân mềm. Thịt bào ngư được sử dụng làm thực phẩm và được xem là một loại cao lương mỹ vị, vỏ của chúng phần bên trong óng ánh, thường được sử dụng nhằm mục đích trang trí. Do đánh bắt quá mức, ngành ngư nghiệp không thể đáp ứng nhu cầu bào ngư trên thị trường. Việc nuôi bào ngư sẽ giúp lấp đầy khoảng cách này. Khoảng 70 phần trăm bào ngư tiêu thụ trên toàn cầu được sản xuất tại các trang trại
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể động vật thủy sản; protein có cấu trúc rất phức tạp, rất khác nhau về cấu trúc, chức năng, thành phần hóa học, kích thước...Thành phần cấu tạo nên protein là các axid amin; các axid amin được cắt ra, hấp thu vào máu và đi đến các mô, cơ quan, tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein của cơ thể, phục vụ cho quá trình sinh trưởng, sinh sản và duy trì hoạt động của con người, do đó chất lượng chính của bào ngư là hàm lượng protid.
Bảng 3.5 Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hóa
T.T Chỉ tiêu phân tích ĐVT Bào ngư thu ngoài tự nhiên Bào ngư nuôi bằng rong mơ tươi Bào ngư nuôi bằng rong câu khô 1 Tỷ lệ thịt/khối lượng
bào ngư nguyên con % 59 45 51
2 Protein g/100g 17,03 16,32 16,79 3 Lipid g/100g 0.74 0.72 0.74 4 Glucid g/100g 5.8 6.85 5.94 5 Cholesterol mg/kg KPH KPH KPH 9 Nước g/100g 75,3 74,02 74.88 10 Phospho g/100g 1.22 1.24 1.23 11 Sắt mg/100g 15 15,2 15,2
Các chỉ tiêu phân tích mẫu cho thấy trong 100g thịt bào ngư có 16,32-17,03g protein, 5,8-6,85g glucid, 0,72-0,74g lipid và không có cholesterol; đối với bào ngư ăn
rong mơ có tỷ lệ thịt, protein, lipid thấp nhất song hàm lượng glucid, phospho lại cao hơn cả, tuy nhiên sự dao động của các chỉ tiêu này rất thấp.
Khi bào ngư ăn rong khô có hàm lượng protit lớn hơn so với bào ngư ăn rong tươi, điều này có thể do thành phần hóa học của các loại rong khác nhau. Rong câu chỉ vàng có 4-5% chất vô cơ, 1,8% lipid, 15-17% protein và polysarcharid: agarose và agaropectin...còn Rong mơ có 10-15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,3-0,8%, asen, kali), 1-2% lipid, 4-5% protid và rất nhiều algin hay acid alginic [17, 21]. Về cơ bản thành phần hóa học của rong mơ và rong câu tương tự nhau, bao gồm các yếu tố chủ yếu: nước, protein, lipid, glucid, khoáng…Tuy nhiên do có sự khác nhau về hàm lượng các yếu tố vi lượng do vậy giá trị dinh dưỡng mà chúng cung cấp sẽ khác nhau.
Tuy nhiên so với bào ngư thu tự nhiên thì hàm lượng thành phần dinh dưỡng không sai khác nhiều, nhưng chỉ tiêu về tỷ lệ thịt của bào ngư lại thấp hơn rất nhiều, điều này có thể làm giảm giá trị của sản phẩm thương phẩm.
Bảng 3.6 Kết quả phân tích thành phần axit amin (% khối lượng thịt)
T.T Axit amin Bào ngư thu từ tự nhiên Bào ngư nuôi bằng rong mơ tươi Bảo ngư nuôi bằng rong câu khô
1 Axit Aspartic 1,41 1,18 1,31 2 Threonine 0,74 0,65 0,71 3 Serine 0,76 0,64 0,67 4 Axit Glutamic 2,16 1,74 1,82 5 Proline 0,81 0,62 0,63 6 Glycine 0,64 0,56 0,54 7 Alanine 0,92 0,81 0,88 8 Valine 0,43 0,32 0,35 9 Lysine 0,56 0,48 0,50 10 Methionine 0,43 0,36 0,28 11 Isoleucine 0,28 0,23 0,24 12 Leucine 0,97 0,81 0,86 13 Tyrocine 0,56 0,43 0,44 14 Phenylalanine 0,55 0,43 0,46 15 Histidine 0,54 0,46 0,56 16 Arginine 1,33 1,14 1,23
Giá trị dinh dưỡng của bào ngư được thể hiện bằng trị số của các chỉ số protein và protein này phải có số lượng đầy đủ các axit amin cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của con người.
Qua kết quả phân tích chỉ tiêu axit amin cho thấy bào ngư ăn rong câu chỉ vàng khô hoặc rong mơ tươi và bào ngư thu ngoài tự nhiên đều đảm bảo 16 loại axit amin cần thiết (trong đó có đủ 8 axxit amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp) như lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin, leucin, isoleucin, arginin, histidin, trong đó hàm lượng ở mức tương đối cao có Threonin 0,65-0,73 %; Leucin 0,81-0,97 %; Lysin o,48-0,56%; và axit glutamic 1,74-2,31% . Tuy nhiên hàm lượng các axit amin có biến động khi bào ngư sử dụng các thức ăn khác nhau. Bào ngư ăn một loại rong thì tổng hàm lượng của các axit amin cũng như giá trị từng axit amin đều thấp hơn so với bào ngư thu tự nhiên; tuy nhiên bào ngư ăn rong câu khô có hàm lượng axit amin cao hơn bào ngư chỉ ăn rong mơ tươi, điều này cho thấy việc sử dụng thức ăn rong câu khô đảm bảo chất lượng dinh dưỡng của bào ngư hơn là dùng rong mơ tươi và khẳng định thêm rằng thức ăn khác nhau sẽ cho hàm lượng dinh dưỡng của thủy sản nuôi sẽ khác nhau.
Các kết quả phân tích chất lượng cũng cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và chất lượng dinh dưỡng của bào ngư; khi bào ngư sử dụng hỗn hợp các loại rong có chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thực phẩm cao nhất, hàm lượng các axit amin thiết yếu chiếm tỷ trọng lớn hơn so với chỉ ăn một loại rong nhất định.
Từ số liệu thực nghiệm trên, cho thấy đối với bào ngư khả năng sử dụng rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn thay thế rất tốt; tuy tỷ lệ sống thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo về tốc độ sinh trưởng, hàm lượng dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn rong câu chỉ vàng khô lên quá trình sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của bào ngư (Haliotis diversicolor Reeve, 1846) nuôi tại Bạch Long Vỹ - Hải Phòng thu được kết quả:
- Triển khai nuôi thả 600 bào ngư con từ cỡ giống bào ngư dài 2,0 cm, nặng 9,2g, kết quả thu được 537 con bào ngư thương phẩm có kích thước vỏ dao động từ 41,7 – 42,8mm, khối lượng dao động từ 35,6 – 38, 0g/con, tỷ lệ sống trung bình đạt 89,5%; sản lượng thu hoạch 19,7 kg.
- Bào ngư ăn rong câu khô tăng trưởng chậm hơn so với bào ngư ăn rong tươi, song tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức cho ăn phối hợp 75%RT+25%RK, bào ngư nuôi đạt chiều dài trung bình 42,8mm/con và khối lượng trung bình 38g/con, bào ngư ăn rong câu khô có sinh trưởng thấp nhất đạt chiều dài trung bình 41,7mm/con và khối lượng trung bình 35,6g/con, nhưng tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng của bào ngư SGRw (%/ngày) ở các nghiệm thức dao động không đáng kể từ 0,137- 0,142g/con/ngày.
- Tỷ lệ sống của bào ngư nuôi có sự khác biệt rõ rệt giữa cho ăn thức ăn rong tươi và rong khô, khi nuôi bằng rong câu khô tỷ lệ sống của bào ngư chỉ đạt 83,3% thấp hơn nhiều so với cho ăn rong tươi (đạt 94,7%) và giảm dần theo mức độ tăng tỷ lệ rong khô trong khẩu phần thức ăn.
- Bào ngư ăn rong câu khô có tỷ lệ thịt/vỏ cao hơn cho ăn bằng rong mơ tươi và thấp hơn so với bào ngư thu từ tự nhiên, song về hàm lượng các chất dinh dưỡng đều chênh lệch không đáng kể, thành phần axít amin không sai khác, do đó có thể sử dụng rong câu chỉ vàng khô để nuôi bào ngư thương phẩm đảm bảo chất lượng.
- Khả năng sử dụng rong câu chỉ vàng khô làm thức ăn rất khả quan, tốc độ tăng