II- Những giải pháp nhằm nâng cao xuất xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ
3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên
Sự cần thiết của biện pháp
Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi nền kinh tế nói chung,các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn.Theo thực tiễn nghiên cứu của các ngành liên quan cho thấy,đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nước còn bộc lộ nhiều khiếm diện do kết quả một thời kỳ dài hoạt động trong cơ chế bao cấp.Nếu xét theo mô hình 10 tiêu chuẩn của nhà doanh nghiệp Châu á thế kỷ 20 (do ADB nêu ra) thì sự khiếm diện còn lớn hơn nữa.theo logic lập luận thì sự tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực thể hiện trên cả hai phương diện:công nghệ và trình độ quản lý,trong đó yếu tố quản lý phải được đặt lên đúng tầm của nó vì công nghệ hiện đại đôi khi còn làm thiệt hại lớn hơn nếu đi kèm với nó là sự quản lý tồi.Vì vậy,để có được đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thương mại đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa,cần tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên của công ty.
Yếu tố con người có tính chất quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Con người được xem là yếu tố trung tâm trong quá trình sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty phụ thuộc vào yếu tố con người. Để có đội ngũ CBCNV có trình độ cao, có năng lực trong công việc thì không còn con đường nào khác đó là phải đào tạo và phải đào tạo lại.
Trong Công ty Cơ Điện Trần Phú hiện nay, tuy CBCNV đã được đào tạo trước khi làm việc chính thức ở Công ty nhưng do tốc đọ phát triển không ngừng của tiến bộ KHKT và thị trường luôn biến động nên việc đào tạo và đào tạo lại cần được tiến hành thường xuyên hơn
Nội dung biện pháp
Vấn đề đào tạo cán bộ cần đưa ra các tiêu chuẩn cho mỗi loại cán bộ, kể cả cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp. Trên cơ sở tiêu chuẩn này mà phân loại cán bộ hiện có cũng như tiếp nhận, tuyển chọn cán bộ mới, đảm bảo cơ cấu của mỗi loại cán bộ cũng như từng cấp quản lý điều hành doanh nghiệp sao cho hợp lý, khoa học. Đối với từng loại cán bộ có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Đối với từng loại cán bộ mà xây dựng các kế hoạch đào tạo khác nhau như đào tạo ngắn hạn, dài hạn cập nhật, kiến thức toạ đàm.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên tại doanh nghiệp: cần quan tâm thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên. Gắn liền quyền lợi của công nhân viên với lợi ích của Công ty .
Cách thức thực hiện
- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý: Hàng năm cần có kế hoạch chi phí cho việc bồi dượng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, kinh nghiệm quản lý hiện đại cho các cán bộ quản lý. Đây là cách đầu tư lâu dài , tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ tạo ra sự năng động trong kinh doanh, thích nghi với sự biến động của thị trường tránh rủi ro trong kinh doanh và nắm được kinh doanh có lợi, đồng thời tiếp thu các công nghệ sản xuất hiện đại do nước ngoài cung cấp, phân tích đánh giá tổng hợp tình hình đưa ra các thông tin quan trọng giúp cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
-Đào tạo mới cán bộ KHKT với các loại hình kỹ sư công nghệ và kỹ sư thực hành có khả năng làm và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ mới.
-Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh ở công ty.Cần phát hiện người có năng lực,bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề,trình độ và năng lực sở trường.Bổ sung những cán bộ,nhân viên kinh doanh đủ tiêu chuẩn,có triển vọng phát triển,đồng thời thay thế những cán bộ không đủ năng lực,không đủ tiêu chuẩn,vi phạm luật pháp và đạo đức.Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo,bồi dưỡng.
-Công ty cần chú trọng đào tạo,bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn có tay nghề,có năng lực kinh doanh,đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với tiến trình và yêu cầu hội nhập thương mại Hà Nội với thương mại khu vực và thương mại thế giới.
-Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác xuất nhập khẩu để có trình độ chuyên môn,ngoại ngữ,sử dụng thành thạo vi tính,am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế
- Đối với đội ngũ công nhân viên: thường xuyên tổ chức đào tạo lại cho công nhân viên, nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên. Hàng năm, Công ty tổ
chức các cuộc thi tay nghề để động viên khuyến khích công nhân sản xuất, phát huy sáng kiến. Mặt khác cần quản lý chặt chẽ chất lượng, số lượng, phổ biến các chỉ tiêu về định mức sản suất với từng công nhân, giác ngộ công nhân về quyền lợi của họ gắn liền với lợi ích của Công ty. Có biện pháp khen thưởng thích đáng đối với công nhân có tay nghề cao và vượt định mức, có chế độ trách nhiệm rõ ràng đối với sản phẩm hỏng, đồng thời cùng với công nhân tìm ra nguyên nhân sản phẩm hỏng, giúp họ sửa chữa. Có như vậy mới cho phép khích lệ sự say mê của công nhân với công việc, tăng năng suất lao động, giảm hao phí lao động cũng như định mức NVL trong một đơn vị sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty.
Về đào tạo không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn của lực lượng lao động trong Công ty cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tư tưởng văn hoá cho cán bộ công nhân viên, tạo dựng bầu không khí đoàn kết, nhất trí trong nội bộ Công ty vì mục tiêu chiến lược chung.
Điều kiện thực hiện
- Có chương trình đào tạo khoa học, cập nhật thông tin về kiến thức quản lý, trình độ KHKT trên Thế giới.
- Có kế hoạch đào tạo phù hợp với nguồn vốn và quỹ thời gian của Công ty để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Công ty phải dành một khoản đầu tư lớn cho giáo dục và bồi dưỡng con người.
Hiệu quả của biện pháp
- Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức quản lý hiện đại, có khả năng nắm bắt cơ hội, có đủ năng lực hoạch định chiến lược, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó, kiểm tra giám sát các hoạt động của công ty.
- Công nhân sử dụng tinh thông máy móc thiết bị, hiểu biết các yếu tố cấu thành sản phẩm, nguyên nhân gây ra phế phẩm, từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục từ kiến thứ được học và kinh nghiệm thực tế.
- Nhờ vào việc xây dựng Công ty thành một khối thống nhất, xây dựng nếp sống văn minh, tạo một nền văn hoá riêng biệt cho Công ty sẽ tạo tiền đề cho Công ty phát triển một cách bền vững, lâu dài, đồng thời cũng tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng quý báu giúp Công ty chiến thắng trong cạnh tranh.