Phương hướng và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao xuất xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ điện trần phú (Trang 41)

I: Quá trình hình thành và phát triển công ty Cơ Điện Trần Phú

i.Phương hướng và mục tiêu phát triển

Phương hướng phát triển kinh tế đối ngoại đến năm 2000 của Việt Nam là tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, khi chấp nhận hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới là chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh gay gắt. Đây vừa là thách thức đòi hỏi cac cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp phải có định hướng phát triển thị trường xuất xuất nhập khẩu và các biện phát trong việc hoàn thiện các chính sách ngoại thương nhằm thúc đẩy hoạt động xuất xuất nhập khẩu thao hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trước hoàn cảnh đó, định hướng cho hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian tới là :

Chú trọng đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất trong nước và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tạo công ăn việc làm và thu nhập cao cho người lao động, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Hạn chế và giảm đần tỷ

trọng nhập hàng tiêu dùng, đặc biệt là những mặt hàng mà nên sản xuất trong nước đã đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, cố gắng thay thế tối đa hàng nhập khẩu.

Bảo hộ sản xuất có điều kiện, không bảo hộ tràn lan nhằm hỗ trợ cho các nghành sản xuất phát triển nhưng khồng làm cho người sản xuất ỷ lại vào chính sách bảo hộ mậu dịch dẫn tơi thói quen cẩu thả và lãng phí.

Là một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp, để có thể đứng vững và phát triển trong những năm tiếp theo, công ty cơ điện Trần Phú cũng không thể nằm ngoài những định hướng trên về hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước. Thực tế đòi hỏi công ty cần có sự tiếp tục đổi mới hoạt động xuất nhập khẩu của mình cho phù hợp với cơ chế thị trường và các chế độ chính sách do nhà nước ban hành phù hợp với xu hướng biến động của thị trường trong và ngoài nước. Tất cả không ngoài mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước trong giai đoạn mới.

Kế hoạch sản xuất năm 2004

Năm 2004 ngay từ đầu năm Công ty đã xác định sẽ gặp nhiều khó khăn do giá cả vật tư các loại đều tăng từ 20-40% đặc biệt kim loại mầu là Đồng Katốt và nhôm đã lên tới đỉnh cao nhất so với 5 năm gần đây,hơn nữa Công ty chưa mua đủ số lượng cần cho các lò đồng hoạt động bình thường.Khó khăn trên sẽ ảnh hưởng tới việc cung ứng và tiêu thụ có thể ảnh hưởng đến sản lượng cả năm của Công ty.

Mục tiêu phấn đấu của Công ty năm 2004 hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất kinh doanh với mức tăng trưởng bình quân từ 15-20%.Cụ thể

TT Các chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2003 Dự kiến kế hoạch năm 2004 Mức tăng trưởng (%) 1 Giá trị tổng sản lượng theo

giá CĐ 1989

Tr đồng 400.000 460.000 115

2 Tổng doanh thu Tr đồng 509.000 600.000 118

3 Tổng nộp ngân sách Tr đồng 4.200 5.000 119

4 Lợi nhuận dòng Tr đồng 3.200 3.500 109

5 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn NS % 28 30 109

7 Lao động bình quân Người 325 350 108

8 Bình quân thu nhập 1000đ 2.250 2.350 105

9 Năng suất lao động bình quân

Tr đồng 1.566 1.714 110

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao xuất xuất nhập khẩu hàng hoá của công ty cơ điện trần phú (Trang 41)