NHẬN ĐƯỢC CỦA KHUYẾT TẬT HÀN

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ hàn kết cấu bình xăng ô tô tải ( thuyết minh + bản vẽ cad) (Trang 40)

8.1 Phân tích, lựa chọn các loại quá trình kiểm tra chất lượng hàn(NDT) (NDT)

Việc kiểm tra chất lượng hàn chia làm 3 giai đoạn: a, Kiểm tra sơ bộ

Mục đích của việc kiểm tra sơ bộ là xác đinh các điều kiện kỹ thuật, việc chuẩn bị gia công phôi hàn có phù hợp với qui trình công nghệ không. Việc kiểm tra sơ bộ bao gồm:

+ Kiểm tra bậc thợ hàn: xem xét thợ hàn có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu trong quy trình công nghệ hàn hay trong phiếu công nghệ không.

+ Kiểm tra thiết bị hàn: Xác định máy hàn sử dụng có phù hợp với phiếu công nghệ hay qui trình công nghệ hàn không.

+Kiểm tra nguyên vật liệu hàn như que hàn, nguyên vật liệu gia công phôi hàn, qui cách gia công phôi hàn, …: xác định chủng loại que hàn, chuẩn bị cạnh hàn, kích thước mép vát, mối hàn đính, …

b, Kiểm tra quá trình hàn Quá trình này bao gồm: + Kiểm tra các thông số hàn + Kiểm tra thao tác của thợ hàn

+ Kiểm tra chất lượng bên trong của mối hàn.

8.2 Kỹ thuật kiểm tra chất lượng mối hàn trên sản phẩm hàn đã hoànthiện thiện

8.2.1. Kỹ thuật kiểm tra bằng mắt thường

Phương pháp này cho phép đánh giá chất lượng cấu tạo bên ngoài, hình dạng, kích thước mối hàn. Nội dung của việc kiểm tra bằng phương pháp này là:

+ Phát hiện những vị trí mối hàn nối bị thay đổi hình dạng bên ngoài, đo kích thước mối hàn.

+ Xác định kích thước tổng thể của chi tiết và có thể xác định khoảng cách tương đối giữa các điểm quan trọng của chi tiết để đánh giá mức biến dạng của chi tiết.

Dụng cụ để kiểm tra bằng phương pháp này là các loại thước, các dưỡng kiểm tra.

8.2.2. Kỹ thuật kiểm tra NDT khác

Có nhiều phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn như: + Dùng dầu hỏa để kiểm tra tính kín của mối hàn

+ Dùng áp lực để kiểm tra độ kín của sản phẩm + Dùng tia γ, tia χ

+ Kiểm tra mối hàn bằng siêu âm

+ Kiểm tra theo nguyên tắc hoạt động của từ trường

Đối với chi tiết cần kiểm tra chất lượng ở đây là bình xăng ô tô, là chi tiết đòi hỏi phải chịu được áp lực, chịu được va đập. Do đó ta chọn phương pháp kiểm tra áp lực để kiểm tra độ kín của bình. Đối với sản xuất hàng loạt, việc kiểm tra được lấy theo xác suất. Dùng nước hoặc áp suất không khí lớn gấp 1,5 – 2 lần áp lực làm

của nước hay khí nén sẽ làm cho nước hay khí nén xuất hiện tại vị trí mối nối bị hở đó. Từ đó ta kiểm tra và đánh giá được chất lượng của mối hàn.

Hiện nay phương pháp kiểm tra các khuyết tật của mối hàn được dùng nhiều đó là phương pháp dùng tia γ, tia χ , khi các tia này đi qua mối hàn có khuyết tật như rỗ khí. nứt, lỗ ngậm xỉ, …thì nó bị hấp thụ kém hơn ở các vị trí có khuyết tật đó, do đó trên phim, tại những vị trí có khuyết tật sẽ đậm hơn những vị trí khác.

1. Vũ Đình Toại. Hướng dẫn làm đồ án công nghệ hàn.

2. Nguyễn Như Tự. Hướng dẫn thiết kế đồ án công nghệ hàn điện nóng

chảy.NXB Bách Khoa – 1984.

3. Ngô Lê Thông. Công nghệ hàn điện nóng chảy tập 1. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2006.

4. Ngô Lê Thông. Công nghệ hàn điện nóng chảy tập 2. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2006.

5. Hoàng Tùng. Sổ tay Hàn. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội – 2007

6. Tài liệu Internet.

Một phần của tài liệu Quy trình công nghệ hàn kết cấu bình xăng ô tô tải ( thuyết minh + bản vẽ cad) (Trang 40)