Cách nhận biết các tài năng kinh doanh

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của các doanh nhân thành đạt (Trang 30)

Tố chất cơ bản cần có của các nhà kinh doanh thường liên quan đến rất nhiều phương diện của một con người, những người không có kinh nghiệm thực tế và thiếu dũng khí thì không thể trở thành nhân tài kinh doanh. Ngược lại, những người có cá tính, chịu đựng gian khổ, dám mạo hiểm, biết suy nghĩ và vui vẻ rất có thể trở thành nhân tài kinh doanh. Điều tra cho thấy, 11 loại tố chất dưới đây có thể giúp bạn trở thành người kinh doanh giỏi:

1. Người từng là một đứa trẻ nghịch ngợm, hiếu động. 2. Thời đi học không nhiệt tình lắm với các hoạt động tập thể.

3. Lúc còn bé thích ở một mình.

4. Không quan tâm người khác đối xử với mình ra sao. 5. Dám bỏ tiền ra một mình kinh doanh cho dù có nhiều rủi ro.

6. Đã từng đi làm ngay từ nhỏ. 7. Rất ghét những quy tắc thông thường không thay đổi.

8. Là người lạc quan.

9. Khi còn là học sinh, không phải loại xuất sắc. 10. Khi bị lỗ vốn, lập tức chấn chỉnh và tiếp tục làm lại. 11. Không phải là đứa trẻ quá cẩn trọng.

Lợi dụng thứ tài sản vô hình để kiếm lời của thiên hạ mà không cần vốn

Trong kinh doanh, khả năng thành công không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn, “tài sản vô hình” chính là thứ tài sản vô cùng lớn, nếu biết lợi dụng thường nắm chắc phần thắng trong tay.

Trong quản lý công ty, các loại tư liệu đều có giá trị riêng, người kinh doanh giỏi phải biết lợi dụng những tài sản vô hình để khai thác tiềm năng, phục vụ cho mục đích của mình. Cụ thể như sau:

1. Lợi dụng các tư liệu ghi chép đã có như tên tuổi các nhà máy, doanh nghiệp, công ty, các phạm vi kinh doanh, danh thiếp của khách hàng cũ, danh sách các hiệp hội, đoàn thể, các câu lạc bộ... qua đó phát hiện các đối tượng tiêu thụ hàng hóa, tiến hành phân loại các đối tượng để tìm ra các thị trường và khách hàng cụ thể. 2. Theo dõi các thông tin của công ty. Sau khi đăng quảng cáo, thường bạn nhận được thông tin của đối tác bên ngoài, hãy tiến hành đăng ký vào sổ sách, sau đó tiếp tục theo dõi, tìm hiểu và tuyên truyền cho họ, trong số đó rất nhiều người sẽ trở thành bạn

hàng đầy triển vọng trong tương lai.

3. Làm tốt công tác giao thiệp đối với khách hàng cũ, tạo ấn tượng sâu sắc về sản phẩm và chế độ dịch vụ tốt cho họ, gián tiếp giới thiệu tình hình công ty cho người thân và bạn bè của họ, để những người này trở thành một tuyên truyền viên không tự

giác cho công ty.

4. Hợp tác với nhân viên marketing thuộc các ngành hàng khác, thường xuyên mang theo các catologue hàng của công ty mình để hợp tác cùng các nhân viên marketing của các hãng khác giới thiệu sản phẩm của công ty mình, giới thiệu khách hàng của mình. Phương pháp này cho tỷ lệ thành công tương đối cao.

Phân tích tỉ mỉ, thận trọng đề phòng bất trắc

Tất cả các khâu trong kinh doanh đều hết sức quan trọng. Do vậy phải quan tâm và phân tích thận trọng từng khâu mới tránh sai sót, gây tổn thất lớn cho công ty. Ví dụ, việc định giá sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố như:

(1) Giá thành. (2) Chi phí bao bì. (3) Uy tín thương hiệu. (4) Tố chất bản thân. (5) Chất lượng hàng và sự thay đổi vị trí trên thương trường của đối thủ. (6) Tính toán của đối thủ và dự đoán thị trường tương lai.

Trên thực tế, chỉ khi phân tích một cách toàn diện 6 yếu tố trên mới có thể định giá sản phẩm một cách hợp lý được.

Phải cẩn thận tránh bị lừa khi nhập hàng

Khi nhập hàng, thường xuất hiện các tình huống sau cần phải hết sức chú ý:

1. Có sai lệch về số lượng thực tế và số lượng ghi trong phiếu nhập. 2. Khi đặt hàng qua điện thoại dễ xảy ra hiện tượng chủng loại và số lượng hàng mang

tới khác với lúc đặt hàng.

3. Khi đặt hàng từng lô, thường xuất hiện sự sai lệch về nhãn mác, khối lượng và trọng lượng, thậm chí giá cả giữa hàng thực tế và yêu cầu khi đặt mua. 4. Không kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa dễ làm tổn thất hàng hóa. 5. Những lúc bận, hàng nhập về không có thời gian kiểm tra cẩn thận cũng là nguyên

nhân gây thất thiệt hàng hóa.

6. Do không kiểm tra số và chất lượng hàng đã nhập kho ngay, tới khi phải xuất hàng lại xuất trực tiếp ngay ở kho để bán cũng dễ gây hư hao thiếu hụt hàng hóa. Nguyên nhân có thể là do hàng khi nhập đã bị chủ hàng lưu kho quá lâu, lại thiếu kiểm tra. 7. Sổ sách ghi chép hàng nhập sai sót. Có thể khi kiểm tra hàng không sai sót, nhưng khi vào sổ lại sai sót cũng gây tổn thất. 8. Điều kiện kho bãi không tốt cũng dễ gây tổn thất hàng hóa. Một số kho bãi do quản lý không tốt, nhiệt độ không đảm bảo yêu cầu, nhất là ánh sáng không đảm bảo, có sự ăn mòn của mối mọt, phòng cháy kém, bao bì rách nát... cũng dễ làm hàng hóa mất mát, hư hỏng. Ngoài ra, cách xếp hàng không đúng khiến cho các lớp hàng ở dưới bị đè nặng quá sinh hỏng, làm hàng mất giá trị; hệ thống vận chuyển trong kho không tốt cũng dễ làm cho hàng đổ, vỡ... gây thiệt hại.

Tích cực phòng hộ, giảm tổn thất trong kinh doanh

Trong quá trình kinh doanh buôn bán, tổn thất là khó tránh khỏi, nhưng nếu chúng ta dự kiến được các tình huống có thể xảy ra, kịp thời đề phòng thì sẽ giảm được thiệt hại xuống mức thấp nhất. Các tình huống gây tổn thất thường xảy ra là:

1. Do trẻ con nghịch ngợm mà gây ra tổn thất. Chẳng hạn, hàng bánh kẹo do trẻ con nghịch, bị ngã... làm cho hàng hỏng; hàng bằng thủy tinh sành sứ bị vỡ; hàng may

mặc bị bôi bẩn.

2. Hàng bị kẻ trộm lấy mất (trường hợp này nhiều). 3. Nhiệt độ bảo quản không tốt làm hỏng hàng, gây tổn thất, nhất là các mặt hàng đông lạnh, nguyên nhân có thể do hệ thống làm lạnh trục trặc, cường độ gió quá mạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

làm nhiệt độ thay đổi gây ra.

4. Sử dụng các loại máy móc không tốt làm cho hàng bị tổn thất. 5. Các quầy bày hàng không tốt cũng dễ làm hỏng hàng.

Trong kinh doanh, việc lãng phí rất khó phát hiện nhưng nếu tạo được thói quen và một chế độ tốt sẽ làm giảm giá thành sản phẩm:

1. Quy phạm hóa các tác nghiệp: Quy định rõ đối tượng và lượng thời gian được sử dụng các loại máy điện thoại đường dài, điện thoại nội hạt; có chế độ nghiêm ngặt trong việc sử dụng các loại văn phòng phẩm, quy định rõ chỗ để các loại vật dụng. 2. Tạo thói quen tắt điện, nước khi ra khỏi phòng, làm được như vậy có thể tiết kiệm

được 20% tiền điện nước hàng tháng.

3. Chỉ cần không ảnh hưởng tới chất lượng, cố gắng giảm tối đa số lần gia công để tiết

kiệm phí gia công và tiền điện.

4. Giảm sai sót trong thao tác, giảm bớt công vô ích và thứ phẩm. 5. Dùng nhân viên kiêm chức để giảm tiền lương. 6. Thường xuyên kiểm tra đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên để phát huy hết tiềm năng, nâng cao hiệu suất công tác của nhân viên, hiệu suất công tác cao thì giá

thành sản phẩm sẽ hạ.

7. Cắt giảm hoặc thuyên chuyển những người năng lực yếu. 8. Phát động nhân viên đưa ra các sáng kiến cải tiến hợp lý, các thao tác nghiệp vụ và các sản phẩm mới, trọng thưởng những người có phương án tối ưu. 9. Giảm bớt chi phí tiền gửi các loại công văn giấy tờ, cần tính toán chặt chẽ loại nào cần chuyển phát nhanh, loại nào chuyển phát bình thường, loại nào cần hoặc không cần gửi.

Tuyệt đối không kinh doanh theo kiểu "giết gà lấy trứng"

Những thương nhân có đầu óc thực dụng chỉ quan tâm tới việc bán hàng đi, thu lợi nhuận về mà không hề quan tâm tới người khác. Giống như người bán hàng rong trên phố, miệng luôn rao: “Mua đi, mau mau kẻo hết” mà chẳng cần biết hàng có tác dụng gì không. Buôn bán như vậy vô tình đã làm hạ thấp giá trị của hàng hóa.

Quản lý học hiện đại cho rằng, nguyên tắc cao nhất của buôn bán là “Khách hàng là Thượng đế”, tuyệt đối không được làm ăn theo kiểu “giết gà lấy trứng”. Người không biết buôn bán thường mắc sai lầm là không đặt mình vào vị trí của khách hàng để xem xét hàng đó có tác dụng gì, giống như chủ cửa hàng thời trang, bán hàng với thái độ không cho khách chọn, hỏi, thử, chỉ khi nào khách đưa tiền mới đưa hàng thì chắc sẽ sập tiệm mà thôi.

Tiền trao cháo múc

Đây là nguyên tắc lâu đời trong kinh doanh mà bất kỳ lúc nào cũng cần tuân theo. Nhưng trong quá trình kinh doanh, có người để hoàn thành chỉ tiêu được giao đã tranh giành khách và thường phải trả giá. Ví dụ, một nhân viên marketing về bảo hiểm nhân thọ đã dám bỏ tiền ra để trả dù chưa đến hạn để lấy lòng khách hàng và tin rằng mình bỏ ra trước, khách nhất định sẽ phải trả. Nhưng thực tế không như vậy, khách hàng là người rất dễ quên. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản trong thương trường là phải giao dịch

công bằng, cũng có nghĩa là thuận mua vừa bán, tiền trao cháo múc. Về điểm này, người mới vào nghề thường gặp khó khăn và đó là điểm cần lưu ý.

Bất kỳ lúc nào cũng cần nhìn nhận đối thủ bằng quan điểm phát triển

Trong kinh doanh thương mại, nhiều người tự cho là hiểu đối thủ cạnh tranh nên thị trường đáng phải tranh thủ lại không tranh thủ, những khoản cần thu hồi lại không thu hồi, những phương diện cần hợp tác lại không hợp tác, kết quả là, khi tình hình thay đổi thiên biến vạn hóa, bản thân phải chịu tổn thất. Đó là vì, bất kỳ công ty nào dù hiện tại làm ăn tốt đến đâu cũng sẽ có lúc gặp những biến đổi. Vì vậy, trước khi đầu tư hoặc hợp tác, phải phán đoán tính chất của công ty, sau đó phải đánh giá đối phương bằng con mắt phát triển, nắm bắt kịp thời các hạng mục kinh doanh hợp tác, đề phòng mọi bất trắc và biết thoát hiểm đúng lúc.

Không được kinh doanh chỉ vì tiền bạc và mối quan hệ

Trong kinh doanh thương mại đương nhiên phải có quan hệ qua lại, kể cả quan hệ về tiền bạc. Nhưng trong cạnh tranh phải suy nghĩ tới cả những thứ khác ngoài tiền bạc và quan hệ, ví dụ như thực lực của mình, thời cơ, hợp tác xa gần... Dưới đây là những mặt cần chú ý:

1. Không quá theo đuổi tiền bạc mà đơn thương độc mã

Ai cũng có suy nghĩ sáng tạo của mình, điều này có vẻ như sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, nhưng thực tế số người thành công chỉ khoảng 21%. Do đó, những người muốn tự mình lập nghiệp thì trước hết hãy xem xét lại động cơ của mình.

2. Coi kiếm tiền là động cơ chủ yếu của lập nghiệp

Kiếm tiền là việc tất yếu của thương nhân, nhưng nếu coi nó là động cơ duy nhất thì sự nghiệp sẽ trở nên rất khó khăn, phức tạp. Đặc biệt là khi công ty mới bước vào kinh doanh mà gặp phải khó khăn thì bạn sẽ thiếu mất động lực để đột phá bước khó khăn này.

3. Không đánh giá thấp tác dụng của đồng tiền nhưng cũng không đánh giá quá cao giá trị của nó

Trong kinh doanh, nếu đánh giá thấp tác dụng của đồng tiền sẽ luôn gặp trở ngại, nhưng nếu đánh giá quá cao thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh bị động.

4. Hợp tác nhiều hơn với bạn bè

Bạn bè là nhân tố quan trọng trong kinh doanh, làm ăn với những người cùng hội cùng thuyền sẽ dễ dàng hơn nhiều so với làm một mình.

Quan hệ bè bạn được hình thành trong quá trình giao lưu thương mại, đồng thời cũng phải được thử thách qua vấn đề lợi ích. Khi đánh giá độ tin cậy của bạn bè thì việc quan sát xem có bị cám dỗ bởi đồng tiền không thường rất quan trọng.

6. Không được tham lam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi kinh doanh thành công, phải chia sẻ vinh dự cho đồng sự. Nếu chỉ biết làm cho bản thân mình sáng chói lên thì chắc chắn kết quả sẽ ngược lại.

Không được để biến động quá nhiều làm lòng người bất ổn

Dù quy mô của công ty lớn hay nhỏ, quy chế nhân sự và chế độ kinh doanh cần được giữ ổn định thường xuyên, tuyệt đối không để biến động quá nhiều. Rất nhiều nhà quản lý luôn thích làm các cuộc cách mạng về nhân sự, họ cho rằng điều đó giúp đổi mới bộ mặt của công ty. Nhưng những thay đổi đó thường gây cho công ty những thiệt hại vô hình, khiến tinh thần nhân viên sa sút, kinh doanh bị đảo lộn.

Phải giao quyền kinh doanh đúng người

Trong kinh doanh thương mại, việc giao quyền (ủy quyền) cho người khác là điều không thể tránh khỏi. Do vậy, khi thực hiện việc này cần xem xét người được giao quyền có đủ năng lực để xử lý công việc không, bởi nếu họ làm hỏng việc thì sẽ gây hậu quả nặng nề, tổn thất rất nghiêm trọng. Trong tình huống đó, tất nhiên người được giao việc phải chịu trách nhiệm, nhưng người giao quyền cho họ cũng phải liên đới chịu trách nhiệm về hậu quả.

Trong chế độ kinh doanh hiện nay, nhiều bộ phận trong công ty đứng ra lập công ty riêng, tuy chỉ có chức danh là giám đốc, nhưng thực ra đã đảm nhận trách nhiệm như một Tổng giám đốc (cả về mặt nhân sự lẫn tài chính). Lúc đó phải hết sức thận trọng đối với người được ủy quyền, phải chọn người có tài năng tương xứng với chức vụ được giao và cần phải có biện pháp giám sát tương ứng để tạo sự ràng buộc chặt chẽ.

Không ham rẻ, không mua hàng mà mình khôn biết rõ nguồn gốc

Người kinh doanh muốn mua hàng rẻ là chuyện thường tình, nhưng nếu hàng quá rẻ thì phải cảnh giác, không mua hàng mà mình chưa biết rõ hoặc chớ ham rẻ mà mua bừa.

1. Là người mua hàng cần phải biết rằng “của rẻ là của ôi”. Trong cuốn “Thương giả tỉnh mê”, tác giả Lý Tấn Đức rút ra hai nguyên tắc: “Không mua hàng rẻ. Không biết thì không mua”. Ông cho rằng, người đi mua hàng muốn mua được hàng tốt phải trả nhiều tiền, nếu không, khó mà có hàng tốt; hàng xấu, hàng không rõ nguồn gốc thì chớ mua. Người có hàng mang tới tận nhà để bán, còn năn nỉ mua giúp thì hẳn là không phải hàng thật, chớ mua. Do vậy, trong kinh doanh cần phải tuân theo nguyên tắc hàng rẻ thì không mua, chớ ham rẻ mà mua nhiều hoặc mua hàng không rõ nguồn gốc.

2. Người cung cấp hàng cũng cần phải hiểu rằng, đưa ra giá thấp cũng có nghĩa là hàng không tốt. Trong giao dịch mua bán, giá cả là nhân tố rất quan trọng. Người bán hàng cần chất lượng hàng hóa tốt chứ không ngại người tiêu dùng chê đắt. Người tiêu dùng chỉ cần chất lượng tốt thì có đắt một chút cũng không sao, chất lượng hàng tốt sẽ được người mua tín nhiệm. Hàng tốt thì không sợ bị chê, vì khách hàng khi mua hàng phải kén chọn là điều đương nhiên và hàng tốt sẽ luôn có khách hàng.

Mua vào phải rẻ bán ra phải đắt nhưng không mua bán mù quáng

Mục đích của kinh doanh mua bán là kiếm lời, quá trình này phải tuân theo nguyên tắc mua rẻ bán đắt, nhưng không được mua bán tùy tiện khi chưa điều tra thị trường. Cụ thể là:

1. Khi rẻ thì mua vào, lúc đắt bán ra, nắm chắc thời cơ để giành lợi nhuận trong quá

trình lưu thông hàng hóa.

2. Dự báo thị trường phải trên cơ sở tìm hiểu khách hàng, muốn vậy thì trước hết phải

điều tra và phân tích tốt thị trường.

3. Trước khi mua bán hàng, phải điều tra thị trường để nắm chắc quy luật lên xuống

Một phần của tài liệu bí quyết thành công của các doanh nhân thành đạt (Trang 30)