Phương pháp khích lệ có hiệu quả trong quản lý công ty là trên dưới phải đồng lòng, bao gồm:
1. Dùng tình cảm của mình để khích lệ tinh thần người khác. Lòng tin và sự khích lệ của ông chủ là cơ sở phấn đấu của nhân viên. 2. Khuyến khích người khác nhưng phải tin họ. Mọi người phải tin tưởng lẫn nhau, nếu thiếu lòng tin sẽ không thể thỏa mãn nhu cầu của bản thân, không thể dốc sức vào
cạnh tranh.
3. Có công thì thưởng, thưởng đúng cách. Phần thưởng có thể tăng cường tính tích cực vươn lên và có tác dụng dẫn dắt mọi người; làm cho người có thành tích cảm thấy tự hào, từ đó giữ và tăng cường được động lực cạnh tranh.
4. Có lỗi thì phạt, phạt đúng mức. “Phạt” cũng là một thứ kích thích, có tác dụng ngăn ngừa và cảnh báo người bị phạt. Phạt cũng cần phải tế nhị, đúng mức, phạt nhẹ hoặc
nặng quá đều không có tác dụng.
5. Có vui cùng hưởng, buồn cùng chia sẻ, làm vậy mới có thể đoàn kết được mọi người, mọi người mới thực sự cùng chung vai gắng sức vì sự phát triển chung của
công ty.
6. Tấm lòng rộng mở mới có được tình hữu nghị. Như vậy thì trong một tập thể, trên dưới mới đồng lòng, mới giành được chiến thắng trên thương trường.
Điều lệ tốt là sự đảm bảo cho kinh doanh hiệu quả
Việc điều hành kinh doanh của một công ty có nhiều thành tích tốt thường là tổ hợp của nhiều yếu tố sản xuất, trong đó một bản điều lệ tốt chính là đảm bảo tốt nhất cho kinh doanh.
Chế độ quản lý của công ty máy tính khổng lồ IBM đã thể hiện đầy đủ tác dụng quan trọng của chế độ, điều lệ trong cuộc cạnh tranh của công ty. Qua điều tra, công ty này cho rằng có 10 điểm dưới đây là những nội dung quan trọng đảm bảo cho kinh doanh của công ty:
1. Giữ bí mật về tài sản của công ty. 2. Sử dụng người tài đúng việc, đúng vị trí và kích thích tiềm năng của họ. 3. Coi trọng công tác giáo dục đào tạo, bồi dưỡng mình và lớp kế cận một cách thích đáng.
4. Giao quyền thích hợp cho cấp dưới để họ hoàn thành nhiệm vụ. 5. Thưởng phạt công minh để kích thích tính chủ động của họ. 6. Cố gắng tìm hiểu nhu cầu của nhân viên, cố gắng để hiểu nhau. 7. Làm tốt công tác an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cho mọi người. 8. Bình đẳng trong công việc, không phân biệt chủng tộc, giới tính, tuổi tác, mọi
người đều có cơ hội như nhau.
9. Trước yêu cầu của nhân viên, người lãnh đạo ngoài trách nhiệm kinh doanh còn
phải coi trọng trách nhiệm xã hội.
10. Khai thác đầy đủ tiềm năng của công ty.
Do có chế độ đầy đủ nên hoạt động của công ty có thể duy trì tốt.
Dùng người mà còn nghi ngờ họ là biện pháp quản lý tốt nhất
Trong kinh doanh, mục đích dùng người thể hiện giá trị của kinh doanh. Xét từ góc độ khoa học quản lý hiện đại, nó gồm 4 khâu dưới đây:
1. Chung mục tiêu: Điều này làm cho mọi người đoàn kết lại với nhau, bởi mục tiêu có liên quan đến cả tập thể, chỉ khi mục tiêu của cá nhân và tập thể hòa hợp thống nhất với nhau thì tinh lực mới tập trung lại được, nếu không thì năng lực cạnh tranh
2. Hài lòng với công việc: khi mỗi người hài lòng với công việc của mình, họ sẽ phát huy được năng lực cá nhân, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trong công việc. 3. Thù lao hợp lý: Tiền không phải là mục đích theo đuổi duy nhất của con người. Nhưng do lợi ích vật chất, ở một khía cạnh nào đó, tiền là thước đo sự cống hiến của họ và có thể thỏa mãn được nhiều nhu cầu của bản thân nên không thể coi nhẹ. 4. Giao lưu tình cảm: nếu trong nội bộ công ty, mọi người không thể trao đổi tình cảm và ý kiến với nhau thì sẽ dễ gây ra hiểu lầm và xa cách nhau, thậm chí còn bất mãn. Chỉ có thông qua giao lưu tình cảm làm cho tư tưởng mọi người nhất trí với nhau mới mang lại sự thống nhất trong hành động.
Muốn làm được bốn khâu trên thì khi dùng người không được nghi ngờ họ, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy đầy đủ tính tích cực của mình, bao gồm các vấn đề sau:
Trong kinh doanh, không được làm ăn kiểu bình mới rượu cũ
Khi quản lý công ty, các nhà kinh doanh mới nếu chỉ đơn thuần làm ăn theo kiểu cũ sẽ không thể phát huy được sức sống của công ty. Do vậy cần phải chú ý các mặt dưới đây:
1. Giao quyền thích hợp, chức quyền tương đương nhau.
2. Giao quyền kịp thời và có thực quyền.
3. Giao quyền đồng thời với giao trách nhiệm.
4. Giao quyền nhưng kiểm soát nghiêm ngặt.
5. Tin tưởng lẫn nhau, tích cực chủ động.
Cần phải đề cao tính khoa học hóa công tác quản lý
Trong tất cả các phương pháp quản lý kinh doanh, khoa học hóa công tác quản lý có ý nghĩa tích cực nhất. Tiến sĩ Jonat Boker - nhà quản lý nổi tiếng người Mỹ đã đề ra một kế hoạch để kích thích năng suất lao động gọi tắt là “Câu lạc bộ 100 điểm”, kế hoạch này thực ra rất đơn giản. Thành tích hàng tháng của bất kỳ công nhân nào nếu được thừa nhận là cao hơn mức trung bình sẽ nhận được một số điểm tương ứng; nếu trong 1 năm họ không để xảy ra sự cố gì thì sẽ đạt 20 điểm; nếu hoàn thành xuất sắc sẽ được 25 điểm. Hàng năm lấy mốc là ngày 2 tháng 2, số điểm sẽ được tính và đưa về từng gia đình công nhân, nếu ai đạt 100 điểm sẽ được tặng một chiếc áo màu xanh, trên có in biểu tượng của công ty và giấy chứng nhận thành viên “Câu lạc bộ 100 điểm”. Ai đạt trên 100 điểm sẽ được thưởng thêm ngoài phần thưởng chung; ai chưa đạt 50 điểm thì chỉ được nhận một thứ hàng tiêu dùng nhỏ như chiếc máy trộn thức ăn, một chiếc nồi hấp hoặc một chiếc đồng hồ treo tường mà thôi - những thứ đó không vượt quá sức mua của họ. Nhưng theo Boker, giá trị thực của nó là ở chỗ biểu thị sự cảm kích của công ty đối với họ, ở chỗ kế hoạch của Boker tập trung vào những công nhân ưu tú. Chính vì vậy mà năng suất lao động trong công ty ông tăng hơn 16,55%, những sai sót về chất lượng sản phẩm giảm 40%, ý kiến bất bình của công
nhân giảm 70%. Thực tế chứng minh rằng, phương pháp quản lý này là đúng đắn và cần phải đề cao nó, còn sự quản lý thô bạo vô nguyên tắc cần phải bị gạt bỏ.
Nhà kinh doanh phải hiểu và tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng
Trong kinh doanh, khách hàng luôn là thượng đế, quyền lợi của khách hàng cần phải được pháp luật bảo vệ. Tất cả các nhà kinh doanh phải hiểu rõ, điều này bao gồm 6 nội dung sau:
1. Phải tin rằng một số tình huống sẽ thay đổi, không nên coi hiện trạng của công ty
là bất biến.
2. Khi tham gia công tác quản lý cũng có nghĩa là bạn phải tham gia xây dựng các kế hoạch cho tương lai. Khi bạn làm giám đốc phải quản lý nhiều công việc, tầm mắt rộng mở hơn, bạn sẽ biết phải phối hợp các công việc ra sao và biết cách giải quyết
chúng như thế nào.
3. Giám đốc mới không thể đi sâu vào một việc chi tiết nào đó. Tuy nhiên, khi bạn được đề bạt thì kiến thức chung của bạn cũng được mở rộng hơn, vì muốn quản lý tốt hơn bạn càng phải biết cấp dưới của bạn đang làm như thế nào. 4. Phần lớn những người mới lên làm giám đốc đều không quản lý quá nhiều người, vì mỗi bộ phận chỉ có khoảng 7 - 8 người, do đó bạn cũng cần thử làm một số việc cụ thể. Khi bạn được đề bạt lên cao hơn, số người mà bạn phải quản lý cũng tăng lên, do đó cần phải tập trung sức lực vào công tác chung. 5. Một điểm nữa mà giám đốc mới cần phải chú ý là, hiện bạn đang quản lý người tiếp quản công việc cũ của bạn. Bản tính của con người luôn cho rằng việc mình làm quan trọng hơn người khác, nhưng khi đã làm giám đốc thì không nên để quan điểm này
tồn tại.
6. Là giám đốc mới, một trong những cách để làm tốt công tác của mình là bạn phải chú ý đến nhu cầu của các nhân viên trong bộ phận của bạn. Một số người rất sai lầm khi cho rằng quan tâm đến cấp dưới sẽ trở nên nhu nhược. Thực ra, quan tâm chân thành tới đời sống của cấp dưới không có nghĩa là phải đáp ứng những yêu cầu không chính đáng của họ.
Nhà kinh doanh không được coi nhẹ việc học tập, chỉ kinh doanh theo cảm giác
Cạnh tranh thương mại ngày càng căng thẳng do thị trường cung luôn lớn hơn cầu, lợi nhuận bình quân hàng năm ngày càng giảm nên kiểu kinh doanh theo cảm giác, không chú trọng đến học tập đã không thích ứng với việc quản lý khoa học, hiện đại và chuyên nghiệp cao như ngày nay. Do đó, các nhà kinh doanh phải không ngừng học tập để nâng cao tố chất của mình.
Quản lý học hiện đại cho rằng, người kinh doanh cần phải có 4 loại kinh nghiệm và tri thức dưới đây mới có thể thành công:
1. Hiểu sản phẩm và quyền được phục vụ. 2. Quyền được lựa chọn sản phẩm và chế độ dịch vụ. 3. Quyền được bảo đảm an toàn và vệ sinh về hàng hóa và phục vụ. 4. Quyền được giám sát giá cả, chất lượng sản phẩm và chế độ phục vụ. 5. Quyền được đưa ra ý kiến đối với sản phẩm và chế độ phục vụ. 6. Quyền được bồi thường khi hàng hỏng và chế độ phục vụ kém.
Quan hệ trên dưới bình đẳng mới tạo sự tôn trọng lẫn nhau
Phải duy trì mối quan hệ giữa ông chủ và nhân viên ở mức độ nào mới thỏa đáng? Thực tế chứng minh rằng, đó phải là quan hệ bình đẳng không thân, không sơ, vừa gần lại vừa xa mới có thể tôn trọng nhau và nâng cao trình độ quản lý được.
Khi xử lý các mối quan hệ nội bộ, những công ty thành công thường áp dụng 7 nguyên tắc sau:
1. Giữ bí mật về tiền lương, nếu được tăng lương thì chỉ một mình biết; nếu có bị hạ bậc lương thì cũng chớ vì sĩ diện mà sinh tiêu cực. 2. Khuyến khích đóng cổ phần để lợi ích giữa công ty và cá nhân càng thêm gắn bó. 3. Kính trọng người già, người hiền tài, tăng cường chí tiến thủ và lòng tự hào cho
nhân viên.
4. Nhân viên có việc vui phải tới chúc mừng. 5. Đề xướng những phát minh, cho dù những phát minh và sáng kiến đó tạm thời chưa
thực thi cũng đều phải thưởng.
6. Phê bình cán bộ nhiều hơn, cần niềm nở với nhân viên để nhân viên ít phản kháng hơn khi chịu sự lãnh đạo của cán bộ đó. 7. Cùng vui chơi, định kỳ tham gia các hoạt động văn thể nghiệp dư với nhân viên để hai bên có tình cảm tốt với nhau.