0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

DÙNG DẠY – HỌC

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 5 TUẦN 1 CHI TIẾT (Trang 25 -28 )

* Giấy khổ to, bút dạ.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Mở bài: 1p

Phân môn Tập làm văn lớp 5 rèn luyện cho các em kỹ năng nói, viết thành đoạn văn, bài văn tả …Tiết học đầu tiên sẽ cung cấp cho các em kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh.

B. Dạy – học bài mới: 35p

1. Giới thiệu bài:

? Theo em bài văn tả cảnh gồm có mấy phần? Là những phần nào?

- Giới thiệu: Ghi đầu bài

2. Tìm hiểu ví dụ.

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. ? Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày? - Giới thiệu: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm với yêu cầu: Các em hãy đọc thầm bài văn sau đó trao đổi để tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của nó. Sau đó đọc lại để xác định các đoạn văn của mỗi phần và nội dung của đoạn văn đó.

- GV mời 1 nhóm trình bày kết qủa thảo luận

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn “Hoàng hôn trên sông Hương”?

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- HS nêu theo suy nghĩ: Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài.

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều, khi mặt trời mới lặn.

- Lắng nghe.

- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm trao đổi, thảo luận, viết câu trả lời ra giấy.

- Một nhóm HS dánh phiếu lên bảng, đọc phiếu, các nhóm khác bổ sung ý kiến . - Bài văn có 3 phần: (xem mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

+ Mở bài (đoạn 1): Cuối buổi chiều ... yên tĩnh này: Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.

+ Thân bài (đoạn 2,3): Mùa thu chấm dứt: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.

+ Kết bài: Huế thức dậy... ban đầu của nó: Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn. - Đoạn thân bài của bài văn có 2 đoạn . - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo yêu cầu sau:

+ đọc bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương.

+ Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài. + So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau.

- Gọi nhóm làm xong trước lên bảng trình bày kết qủa, các nhóm nhận xét, bổ sung.

- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận, viết câu trả lời vào vở.

- 1 nhóm HS trình bày, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến.

+ Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy.

+ Khác nhau:

- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh. - Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh.

? Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào? ? Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?

3. Ghi nhớ

- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.

4. Luyện tập

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của BT. - Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp với hướng dẫn sau:

+ Đọc kĩ bài văn Nắng trưa.

+ Xác định từng phần của bài văn. + Tìm nội dung chính của từng phần.

+ Xác đình trình tự miêu tả của bài văn: mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung của từng đoạn.

- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến

+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.

Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài.

Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.

- HS tiếp nối đọc thành tiếng bài văn Nắng trưa.

- 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất bài giải:

- Kết luận: Bài văn Nắng trưa gồm có 3 phần:

+ Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà ... thửa ruộng chưa xong: Cảnh vật trong nắng trưa.

Thân bài có 4 đoạn.

Đoạn 1: Buổi trưa ngồi trong nhà ... bốc lên mãi: Hơi đất trong nắng trưa dữ dội. Đoạn 2: Tiếng gì xa vắng thế ... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa,

Đoạn 3: Con gà nào ... cũng lặng im: Cây cối và con vật trong nắng trưa. Đoạn 4: ấy thế mà ... chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa. + Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ. C. Củng cố - dặn dò: 4p

? Bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào? - HS nêu, nhận xét. ? Để làng quê luôn đẹp thì mỗi người chúng ta phải làm gì?

- Về nhà chuẩn bị giờ sau

---

Thể dục

Bài 2.

Đội hình đ i ng ũ

Trò ch i: Ch y t i ch v tay nhauơ ỗ ỗ

và lò cò...

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN 5 TUẦN 1 CHI TIẾT (Trang 25 -28 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×